Chuyện ở Tuyên Quang: Nơi “đốt đuốc” không tìm ra…hộ nghèo
Huyện Hàm Yên (Tuyên Quang) nổi tiếng cả nước bởi trái cam sành thơm ngon nức tiếng. Nhờ trồng cam Hàm Yên đã có nhiều triệu phú nông dân, đặc biệt là ở xã Phù Lưu đã có những làng triệu phú.
Vượt gian khó
Anh Nông Văn Sự, người trồng cam có tiếng ở thôn Táu chia sẻ, cây cam mang đến cho người dân cuộc sống đủ đầy. Nhưng cây cam cũng không ít lần khiến người dân nơi đây nhọc lòng.
Người làng vẫn nhớ mãi năm 2007, cam được mùa nhưng đến vụ thu hoạch không ai mua. Tiếc công sớm tối mưa nắng, anh Sự mạnh dạn đề xuất với bà con thuê 20 xe tải vận chuyển về chợ đầu mối Long Biên (Hà Nội) để bán, hy vọng vớt vát được phần nào nhưng vì chưa ai biết đến cam Hàm Yên nên ế chỏng trơ, lỗ chồng lỗ vì phải thuê xe, chi phí đi lại…
Từ trồng cam đã cho xã Phù Lưu những làng triệu phú
Sau cái đận ấy, dân làng Táu bỏ bê việc chăm sóc vườn cam khiến sâu bệnh hoành hành, năng suất thấp, có vườn bị suy thoái không ra trái. Nhiều nhà đã bỏ cam sang trồng cây hoa màu. Anh Sự vẫn kiên quyết gắn bó với cây cam. Để có vốn tái đầu tư, anh vay ngân hàng gần trăm triệu đồng cải tạo vườn cam 2 ha. Anh Sự bộc bạch, khi ấy nợ cũ chưa trả hết, lại thêm tiền vay mới, nếu không thành công có khi phải bán cả nhà để trả nợ.
Đất không phụ công người, vườn cam của gia đình anh đã cho trái ngọt. Đặc biệt, khi huyện Hàm Yên xây dựng thành công nhãn hiệu cam sành, cam dần có thương hiệu trên thị trường và cho giá trị kinh tế đã “cứu sống” nhiều nông dân như anh. Đến nay, vườn cam của gia đình anh đã lên đến 7,8 ha. Mỗi vụ thu hoạch, gia đình anh lãi từ 700 triệu đến 1 tỷ đồng.
Thấy cam được giá, nhiều hộ dân trong thôn Táu đã quay trở lại mở rộng diện tích trồng cam. Từ cây cam sành, thôn có 110 hộ trồng cam, trong đó có 70 hộ mỗi năm thu lãi hơn 200 triệu đồng. Chỉ trong 5 năm trở lại đây, thôn Táu có 15 ngôi nhà sàn bê tông, nhiều nhà xây 2, 3 tầng khang trang được xây dựng nhờ vườn cam cho trái ngọt.
Hơn 200 triệu phú
Video đang HOT
Trong số hơn 1.500 hộ trồng cam ở Phù Lưu, không có hộ thuộc diện hộ nghèo, trong đó có hơn 200 hộ mỗi năm thu lãi vài trăm hến hàng tỷ đồng. Toàn xã có 40 chiếc xe ô tô con, 20 chiếc xe tải. Những làng có nhiều triệu phú cam sành nhất là Nặm Nương, Lăng Đán, Khuổi Nọi, Nà Có, Nà Luộc, Pắc Cáp, Bản Ban, Pá Han và Táu.
Những ngôi nhà khang trang mọc lên ngày càng nhiều hơn ở Phù Lưu
Cam Phù Lưu nức tiếng so với các địa phương khác trong tỉnh không chỉ bởi vị ngọt đậm đà mà còn bởi cái tâm của người trồng cam. Đến thời điểm này đã vào vụ cam đầu mùa, nhiều nhà vườn đã không phun thuốc bảo vệ thực vật nữa, đảm bảo người tiêu dùng được ăn cam sạch. Chủ tịch UBND xã Phù Lưu Đỗ Hữu Ước bảo, người dân đều ý thức bảo vệ tốt được thương hiệu, nâng cao giá trị cam sành là bảo vệ chính bát cơm của họ.
Gia đình anh La Văn Hiệp, thôn Lăng Đán trồng cam từ những năm 90 của thế kỷ trước. Khi ấy vốn ít, thị trường tiêu thụ nhỏ, gia đình anh trồng 100 gốc cam. Năm 2007, cam được mùa nhưng mất giá anh phải gánh cam đi hàng chục cây số để bán rong nhưng chẳng đủ tiền rau cháo. Sau này, cam sành có thương hiệu, giá không còn bấp bênh nữa, đường giao thông đi lại thuận tiện, cây cam cho giá trị kinh tế cao. Hiện tại, trừ chi phí, 4 ha cam của gia đình anh cho thu lãi 300 triệu đồng.
Vườn cam của gia đình anh Nình Văn Hòa, mỗi năm thu lãi hơn 500 triệu đồng.
Trong những người trẻ trồng cam ở Phù Lưu, chàng trai trẻ Nình Văn Hòa, thôn Pá Han nổi bật hơn cả. Mới ở tuổi 30, Hòa đã là ông chủ vườn cam hơn 2.000 gốc. Hòa chia sẻ, năm 2005, sau một thời gian đi làm thuê tích lũy được vốn và kinh nghiệm trồng cam, Hòa đầu tư trồng 500 gốc cam sành tại khu đồi Tát Trà. Quyết tâm làm giàu, ham học hỏi, hiện tại anh đã sở hữu vườn cam rộng gần 6 ha, mỗi năm cho thu lãi hơn 500 triệu đồng.
Người trồng cam ở Phù Lưu luôn tâm niệm: Làm nghề trồng cây ăn quả muốn bền được thì phải làm bằng cái tâm sạch, chứ vì lợi ích trước mắt thì sẽ mất hết. Có lẽ đó cũng là cội rễ để cây cam cho nơi đây những làng triệu phú.
Theo Đào Thanh (NNVN)
Chuyện lạ ở Tuyên Quang: Đem cỏ dại trồng kín vườn cam
Mới đây, về xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, tinh (Tuyên Quang) chúng tôi nghe, thấy chuyện lạ-một số hộ mang cỏ dại vào trồng ở vườn cam. Đây là loài cỏ dại do một dự án khoa học vận động bà con trồng cỏ để không "tranh ăn" đất màu của cây cam.
Về thăm khu vực vườn cam rộng gần 8 ha của gia đình ông Trương Văn Bình, ở thôn Thọ, xã Phù Lưu (Hàm Yên) khi ông đang mải miết cuốc đất, rạch hàng để giâm trồng loài cỏ dại. Hỏi chuyện, anh Bình giảng giải, từ dự án khoa học trồng cây lạc dại trên đất vườn cam, ngày đầu cán bộ dự án vận động mãi chẳng ai mặn mà.
Cũng bởi lâu nay bà con thường phải chi phí lớn về việc mua thuốc trừ cỏ vườn cam thì nay làm ngược lại nên ít hộ hưởng ứng. Ông thấy đây là dự án khoa học, lại do cán bộ kỹ thuật có kinh nghiệm từng làm việc tại Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện nên ông mạnh dạn đăng ký tham gia.
Cán bộ triển khai dự án tại vườn cam của gia đình anh Trương Văn Bình ở thôn Thọ, xã Phù Lưu (Hàm Yên).
Từ nghịch lý đến phong trào
Ông Bình cho biết, mới hơn 1 năm thực hiện dự án, so sánh giữa phần diện tích trồng cây lạc dại với diện tích đất sạch cỏ trên vườn cam có sự khác biệt rất rõ về màu xanh và sinh trưởng của cây cam. Điều đặc biệt là khả năng giữ ẩm cho đất của cây lạc dại thể hiện rất rõ, nhất là những tháng khô hạn.
Sau gần 2 năm thực hiện dự án, nhiều hộ đến thăm mô hình trồng xen cây lạc dại che phủ đất trong vườn cam đã lan truyền ở các thôn và nhiều hộ đến gia đình ông đăng ký mua giống. Tuy nhiên, diện tích vườn nhà chưa phủ kín nên gia đình cũng chưa bán giống lạc dại.
Anh Ma Văn Huy, Phó Chủ tịch UBND xã Phù Lưu khẳng định, thực tế tại 7 hộ tham gia dự án trồng lạc dại trên đất vườn cam đều hiệu quả. Cũng bởi loài cỏ dại của dự án đưa về là một loại cây che phủ lưu niên, có khả năng bảo vệ và cải tạo đất tốt, phù hợp trồng xen trong vườn cây ăn quả nói chung và trên đất dốc trồng cam nói riêng. Tuy nhiên, cây lạc dại không ưa trồng ở nơi có độ dốc lớn, đất có nhiều đá và vườn cam đã vào thời kỳ kinh doanh (cam đã giao tán) hiệu quả không cao.
Trồng lạc dại không hủy hoại môi trường
Theo chị Nguyễn Thị Hợi, người thực hiện Dự án "Ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trồng cây lạc dại LD 99 nhằm bảo vệ đất trồng cam tại xã Phù Lưu, huyện Hàm Yên, tỉnh Tuyên Quang" được UBND tỉnh phê duyệt theo Quyết định số 684/QĐ-UBND, ngày 19/5/2016.
Mô hình trồng xen lạc dại trên vườn cam của gia đình chị Hoàng Thị Yên ở thôn Trò, xã Phù Lưu.
Chị Hợi cho biết, trước khi triển khai dự án, chúng tôi đã khảo sát tại một số hộ trồng cam trên địa bàn xã Phù Lưu cho thấy, hàng năm các hộ phun thuốc trừ cỏ từ 2 đến 4 lần, mỗi lần sử dụng 3 - 5 kg/ha để trừ cỏ trắng toàn bộ diện tích vườn cam, tổng lượng thuốc trừ cỏ được sử dụng phổ biến từ 10 - 12 kg/ha/năm; phân bón cho cây cam chủ yếu là các loại phân hỗn hợp đa yếu tố NPK, bón 2 - 3 đợt/năm, bón rắc trên mặt đất, đa số các hộ không sử dụng phân hữu cơ; việc phòng trừ sâu, bệnh hại nhiều đợt trong năm tùy theo tình hình phát sinh và mức độ gây hại.
Thêm vào đó, theo chị Hợi, phần lớn diện tích đất trồng cam là đất dốc (độ dốc phổ biến 15 - 25o). Việc phải canh tác trên đất dốc, dẫn đến đất bị xói mòn rất mạnh là một trong những nguyên nhân chủ yếu làm nghèo kiệt dinh dưỡng, đất bị thoái hóa gây tác hại nghiêm trọng cho sản xuất cam và môi trường sinh thái.
Việc trồng lạc dại che phủ cho đất bằng thảm thực vật tươi hoặc các phụ phẩm cây trồng đóng vai trò hết sức quan trọng, như một công cụ hữu hiệu để kiểm soát xói mòn, tăng cường độ xốp, sức chứa ẩm tối đa trên đất dốc. Đồng thời, bổ sung các nguyên tố dinh dưỡng, tạo ra môi trường thích hợp cho hoạt động của bộ rễ cây trồng.
"Trong các biện pháp tăng độ che phủ đất thì biện pháp che phủ đất bằng thảm thực vật tươi có nhiều ưu thế và đạt hiệu quả cao nhất đối với nền nông nghiệp sinh thái bền vững. Khi hình thành thảm thực vật che phủ kín, nhờ đó đất không bị xói mòn, dung tích hấp thụ cao, phần lớn nước mưa được thảm cỏ giữ lại...", chị Hợi khẳng định.
Nhân rộng mô hình canh tác trên đất dốc
Cây lạc dại có xuất xứ từ Nam Mỹ, du nhập vào Việt Nam từ năm 1999 thông qua một số dự án hệ thống canh tác trên nhiều chân đất, từ đất xấu bạc màu, nghèo dinh dưỡng, đất đồi núi dốc đến đất cát. Các nghiên cứu và thực tiễn đã chứng minh tính khoa học về khả năng thích nghi sinh trưởng tốt, tính phổ rộng cao và trồng xen lạc dại sẽ chống xói mòn, bảo vệ, cải tạo độ phì đất.
Việc triển khai dự án trồng xen lạc dại trên vườn cam là biện pháp che phủ đất bằng thảm thực vật tươi có nhiều ưu thế đối với nền nông nghiệp sinh thái bền vững. Đây là cây cỏ họ đậu có khả năng cộng sinh với vi khuẩn cố định đạm từ nitơ có trong không khí, chúng phát triển sinh khối (thân, lá) nhanh, giữ ẩm và làm giàu mùn cho đất.
Từ thực tế của mô hình khẳng định cây lạc dại che phủ lưu niên, có khả năng bảo vệ và cải tạo đất tốt, phù hợp trồng xen trong vườn cây ăn quả nói chung và trên đất dốc trồng cam nói riêng.
Theo Duy Hùng (Báo Tuyên Quang)
"Vương quốc cam" Vạn Yên: Thu hoạch đến đâu, bán hết đến đấy Hơn 20 năm trồng cam trên đất Vạn Yên, nhưng 2 năm trở lại đây anh Trần Văn Hậu - Giám đốc HTX Nông trang Vạn Yên (huyện Vân Đồn, Quảng Ninh) mới trồng thử nghiệm loại cam V2 Cao Phong. Vừa qua một mùa thu hoạch, giống cam ít hạt, ngọt thơm này đã cho thấy giá trị kinh tế cao... Niềm...