Chuyện ở làng… mò mẫm trong đêm!
Nằm biệt lập giữa đại ngàn Trường sơn hùng vĩ, bốn mùa mây mù bao phủ, có gần 100 hộ người Thái, ở bản Cam, xã Cam Lâm, huyện Con Cuông, tỉnh Nghệ An. Nhiều sinh hoạt còn thiếu ánh điện.
Bản Cam trải qua bao nhiêu thăng trầm lịch sử và biến cố thiên nhiên. Sự tồn vong của bản làng đã đánh đổi không biết bao nhiều xương máu để tồn tại cho đến hôm nay. Hiện nay bản có gần 100 hộ gia đình chủ yếu bám vào rừng để sinh sống. Bà con nơi đây vẫn chưa một lần nhìn thấy ánh điện.
Để đến được bản Cam, chúng tôi phải đi bộ gần một ngày đường, băng qua 2-3 con suối, trèo qua 5-6 con dốc thẳm. Đặt chân tới ngôi nhà sàn “100 tuổi”, già làng Vi Lâu nói: “Các con chinh phục được những ngọn núi, con dốc dựng đứng đó như là người con thực thụ của bản này rồi. Các con uống một ngụm nước suối cho mát cái ruột, ăn tạm một cái bắp (ngô), nghỉ ngơi một chút cho ráo mồ hôi. Đã vào đến đây các con phải ăn uống, ngủ nghỉ một đêm để thấu hiểu được nổi gian truân cơ cực của bà con dân bản cũng như cảm nhận được cảnh núi rừng khác xa với thành phố như thế nào”.
Khi mặt trời khuất bóng, bà con ở bản Cam thường phải làm việc và sinh hoạt trong bóng tối
Chị Vi Thị Thắm chia sẻ: “Chúng tôi phải bám vào cội nguồn không thể bỏ bản mà đi nơi khác được. Nếu có bỏ đi thì không có tiền cũng không phù hợp với phong tục tập quán nơi khác. Bao đời nay bà con dân bản chúng tôi chưa biết ánh điện là gì, mò mẫm trong đêm, người lớn thì đã đành nhưng trẻ con khổ lắm”.
Chị Vi Thị Hồng than thở: “Bà con ở đây quen với cuộc sống như thế này rồi các cô chú à. Ban ngày thì còn đỡ nhưng đêm đến thì khổ lắm. Bà con ở bản này còn nghèo, ăn cũng chưa no thì lấy tiền đâu mà mua dầu, thắp đuốc thì được một lúc là tàn”.
Nhìn khuôn mặt lem luốc, đen nhẻm, gầy guộc của những đứa trẻ đang vất vưởng ngoài đường vì thiếu bàn tay chăm sóc của người cha, người mẹ. Cháu Vi Thị Thương (10 tuổi) và Vi Văn Tuấn (8 tuổi) đang mếu máo dắt nhau ngoài đường: “Cha mẹ cháu đi rừng vẫn chưa về, trong nhà tối om nên cháu sợ ma. Cháu chưa có gì ăn, đói bụng lắm, không biết cha mẹ cháu khi nào mới về đến nhà”.
Lần theo tiếng chày giã gạo, chúng tôi tìm đến nhà chị Vi Thị Xuân đang lúi húi trong góc nhà sàn: “Ai tìm ta đó, ta đang giã gạo nấu cháo cho con”. Chúng tôi hỏi: “ Sao chị không thắp đèn lên cho sáng?”. Tiếng nói vọng ra từ trong bóng đêm: “Không có tiền mua dầu, ta chỉ đốt lửa lên nhưng ta đang làm, củi cháy hết nên không còn lửa nữa. Ta làm trong đêm quen rồi, các chú là nhà báo mà cũng chịu khổ ở lại với bà con ta à. Ở đây ăn uống kham khổ, không có quạt nóng lắm đấy”.
Học sinh đốt đuốc đi học từ 2 giờ sáng
Già làng Vi Lâu cho biết, con em dân bản đi học rất khổ, phải đốt đuốc đi học từ 2g sáng.
Video đang HOT
Bản Cam chỉ có duy nhất một trường tiểu học Cam Lâm với 6 thầy cô giáo. Nếu các em muốn học cấp 2 thì phải ra xã Cam Lâm. Khó khăn nhất đối với các em là phải trèo đèo, lội suối mất gần nửa ngày đường mới đến được trường. Do vậy, là các em phải đốt đuốc đi học từ 2g sáng.
Chị Vi Thị Kha có con đang học lớp 8 cho biết: “Nó ham học lắm, học để thoát cái đói nghèo. Nó sức khỏe yếu, gia đình lại nghèo nên không có tiền thuê trọ cho nó. Nhiều lần bảo nó nghỉ học ở nhà làm nương, rẫy thì nó khóc đòi đi bằng được. Ban ngày nó chuẩn bị nứa bó lại từng cục đến 2g sáng đốt đuốc đến trường”.
Cô giáo Lục Thị Sinh (52 tuổi) xác nhận: “Tôi dạy ở miền núi hơn 30 năm, nhưng chưa thấy bản nào khổ như bản Cam. Cứ đến 2g sáng là nghe các em gọi nhau đi học ngoài đường rồi”.
Đối với bà con bản Cam, thì được nhìn thấy ánh điện, có con đường mới quả là xa vời.
Trao đổi với PV, ông Lô Văn Duy, Trưởng bản Cam cho biết: Bản Cam chúng tôi chưa một lần nhìn thấy ánh điện, trẻ em đi học từ 2g sáng là chuyện có thật. Chúng tôi cũng đã nghe nhiều dự án đầu tư cho bản nhưng chưa hề đến. Mong rằng bà con bản Cam sẽ sớm ngày thoát khỏi cảnh này.
Theo 24h
Người khiến "quỷ thần phải khiếp sợ"
Người ta bảo Sùng A Tú là người đông anh em con cháu nhất xã Cô Ba, nhất huyện Bảo Lạc, thậm chí nhất tỉnh Cao Bằng. Điều đó cũng phải thôi vì khi được chữa khỏi, ai cũng xin kết nghĩa là anh em, con cháu của nhà họ Sùng.
Bài thuốc độc đáo của người Mông
Nhà Sùng A Tú B ở lưng chừng núi tại xóm Nà Tao (Cô Ba, Bảo Lạc, Cao Bằng), cuốc bộ từ đường liên xã lên, lưng chưa ướt đẫm mồ hôi thì đã tới. Lúc tôi đến, A Tú đi chữa bệnh cho một người ở xa chưa về. Trong ngôi nhà nền đất, đứa cháu đang lúi húi nhóm lửa nấu cơm chiều. Ngoài hiên, một người đàn ông trẻ tay xoèn xoẹt thái rau, băm cỏ, dáng chừng tất bật.
Đàn bò béo mượt trong chuồng đánh hơi thấy mùi thức ăn cứ liên tục "ụm ò" và nguây nguẩy cái đầu có treo cái mõ nhỏ thỉnh thoảng lại kêu lên leng keng. Người đàn ông đó là chồng của bệnh nhân Hoàng Thị Tươi ở xã Hưng Thịnh đến ở trọ mấy hôm để chữa bệnh.
Nhọ mặt người, A Tú về, rửa tay, chân bê bết bùn ở cái chảo gang đầu nhà rồi cầm tay Tươi bắt mạch, miệng trầm ngâm: "Mạch đập nhanh". Đặt tay vào bụng Tươi một hồi, anh lại phán tiếp: "Thở khó, yếu tim, có lẽ là hở van tim". Lúc tôi gặp riêng Tươi, chị này vẫn thảng thốt mà rằng: "Tài tình quá, em đi khám ở bệnh viện trong Đà Nẵng, người ta chụp chiếu mãi mới biết hở van tim còn A Tú chỉ bắt mạch thôi đã phán được".
Chỉ bắt mạch, A Tú đã biết chị Tươi hở van tim
A Tú sở hữu những bài thuốc nổi tiếng được cho là độc nhất, vô nhị của người Mông ở Cao Bằng này là do bố vợ truyền bí kíp. Bố vợ anh có 3 con gái, không con trai nên về già ông quyết định dạy cho A Tú là con rể út vốn có cái tướng mà ông đoán chắc là phúc hậu. Những bài thuốc được bố vợ truyền cho, phần A Tú ghi vào sổ, phần nhớ vào cái bụng. Anh lại rong ruổi cùng ông đi lấy thuốc trên những đỉnh núi cao, nhiều chuyến cả tuần không nghỉ.
Hễ lá nào, rễ nào, thân cây nào trị bệnh gì bố vợ đều tận tình chỉ dạy cho người con rể. Được một năm A Tú thuộc gần 500 loại cây quý chữa từ cảm sốt, dạ dày, trĩ nội, trĩ ngoại đến xơ gan, chấn thương sọ não, hôn mê...Dạy được năm trước, năm sau bố vợ của A Tú mất vì có người ghen tình đầu độc bằng rượu ngâm lá ngón...
Vào giai đoạn ấy Cao Bằng nổi lên dịch sốt rét. Sốt co, sốt quắp. Sốt đắp cả chục cái chăn vẫn ớn lạnh. Sốt uống cả cốc nước sôi vào miệng cũng không thấy nóng. Đồng bào nghèo không có tiền mua thuốc tây, không có tiền đi bệnh viện nên lũ lượt tìm đến A Tú. Kỳ lạ thay, uống thuốc 10 ngày là hồi phục, lại có thể lên nương, đi rừng.
A Tú với những cây thuốc quý
Năm 1995, nhà bị cháy, quyển sổ ghi lại những bài thuốc bố vợ truyền cho cũng ra tro nhưng "quyển sổ" ghi trong lòng Sùng A Tú vẫn còn nguyên như cũ. Sưu tầm thêm những bài thuốc độc đáo, anh tìm đường sang Trung Quốc và được một người Mông truyền trong nửa tháng bài thuốc chữa gãy xương độc đáo. Học về A Tú thử nghiệm cho những con vật như gà, chó.
Dù có bị gãy xương, thậm chí là dập nát nhưng chỉ đắp thuốc vài ngày là chúng đi lại bình thường. Từ đó bài thuốc hay mới ứng dụng để cứu người. Hiện A Tú đang hướng dẫn con trai là Sùng A Dỉ và con dâu là Thà Thị Sia hái thuốc, chữa bệnh.
Trong ngôi nhà anh treo trang trọng ảnh Bác Hồ và mấy tấm giấy khen vì thành tích làm khuyến nông, khuyến lâm viên thôn bản tốt. Bên bếp lửa cháy rần rật cả ngày lẫn đêm, tôi xem quyển sổ theo dõi bệnh nhân của anh. Tính người Mông thật thà, chất phác, cái cây trên núi, hòn đá dưới khe, A Tú cũng vậy. Người nào chữa khỏi anh ghi khỏi, người nào không đánh dấu không. Tất cả các bệnh nhân đều có ghi rõ ngày tháng cụ thể.
Biệt tài chữa chấn thương sọ não
Cái làm nên danh tiếng "quỷ thần phải khiếp sợ" của A Tú chính là ngón nghề chữa chấn thương sọ não. Nông Vĩnh Long ở thị trấn Bảo Lâm bị cướp đánh cho vỡ đầu, đi bệnh viện ở Hà Giang mổ nhưng về không nói được. Ngày 10/6/2012, Long đến A Tú lấy thuốc, 10 hôm sau đã biết nói, biết ăn. Trần Quang Công ở khu 10 thị trấn Bảo Lạc chấn thương sọ não, đi Hà Nội chữa 1 tháng về vẫn nằm một chỗ.
Người nhà lấy thuốc A Tú cho dùng 3 ngày đã biết bập bẹ mấy từ bố, mẹ dùng thêm một thời gian giờ đã đi học trên thị xã. Toán Văn Hưởng, giáo viên trường tiểu học Thượng Hà, Bảo Lạc, chấn thương sọ não, nằm viện cả tuần, dùng thuốc của A Tú 4 tháng sau đi dạy học bình thường. Hay mới đây nhất là Thào Thị Ngọc 11/9/2012 (khu 5 thị trấn Bảo Lạc) ngã từ bể nước đập đầu xuống đất chấn thương sọ não, đi không biết đường về, hỏi không biết đường nói. Sau 5 ngày uống thuốc A Tú nay đã biết nói vài câu.
A Tú bảo: "Chấn thương sọ não nếu để lâu vài tháng trở lên thì đừng mang đến cho mất công, còn mới bị một thời gian có thể chữa khỏi hoàn toàn. Thuốc chấn thương sọ não, có loại ngâm rượu bóp từ đầu xuống chân loại đun nước cho uống loại ngâm rượu chấm vào mồm cho lưỡi mềm, cổ họng thông để biết nói loại đun nước tắm cả cơ thể. Phải dùng kết hợp cả 4 loại đó mới hiệu nghiệm, người nặng chữa mất 4 tháng, người nhẹ tốn ít thời gian hơn. Trong khi điều trị tuyệt đối kiêng ăn thịt bò, trâu, chó, ngựa, cá, gà, cà chua, nếu ăn mà bệnh tái phát thầy cũng chịu, uống thuốc cũng bằng không".
Không chỉ nổi tiếng với bài thuốc danh bất hư truyền chữa chấn thương sọ não A Tú còn sở hữu vô số các bài thuốc cũng hiệu nghiệm đến nỗi Bí thư Đảng ủy xã Cô Ba Vương Quốc SLấn bị tai nạn gãy 3 xương sườn, 1 xương quai xanh, xuống bệnh viện tỉnh nhưng không đóng đinh được vì xương đã dập đành đến nhờ đến A Tú. Dùng thuốc liên tục trong 4 tháng SLấn lại leo núi khỏe như trước, đến viện chụp lại X quang không hề có dấu vết nào của tai nạn khủng khiếp khi xưa.
Vườn thuốc trồng sát nhà A Tú
Bệnh liệt mới mắc, A Tú cũng có thể chữa khỏi. Người bản gần, người bản xa những khi hữu sự vẫn gọi A Tú đến phòng cấp cứu, nửa đêm anh cũng đi, gà gáy anh cũng không từ.
Gia đình A Tú vẫn thuộc diện hộ nghèo. Ruộng nước không đủ, năm được năm mất, nương rẫy dốc khó cày bừa, lại thêm trẻ con còn đi học. A Tú thực thà bảo năm nay thu được 10 triệu tiền bán bò, khoảng gần 20 triệu tiền bán thuốc nên có lẽ sẽ ra khỏi danh sách hộ nghèo của năm sau.
"Gặp những trường hợp đó tôi bắt mạch ngay. Mạch đập từ từ, mắt còn đen dù mặt đã trắng là chữa được. Mạch đập nhanh, mắt trắng là sắp chết, không thể nhận chữa. Ngay cả sờ vào tay tôi cũng biết ai khỏe ai bệnh. Người yếu tay cứng, lạnh, người khỏe mạnh tay mềm, ấm. Riêng ung thư bắt mạch không thể chẩn đoán được mà phải dựa vào chụp chiếu", A Tú cho biết.
Những bệnh trọng khi chữa khỏi, A Tú chỉ bảo họ cúng một con gà trống, một chai rượu tạ ơn thần, còn cả đời anh phải kiêng ăn thịt chó (chó ăn những thứ ô uế nên không mời được thần vào nhà - PV).
Tôi xem bảng kê năm 2010, A Tú chữa được 180 người, trong đó 46 bệnh nhân tụ mãu não và không ít bệnh rạn nứt khớp sọ trẻ sơ sinh, bệnh viện trả về vì không bú, không khóc. Dưới bảng kê đó, Chủ tịch UBND xã Cô Ba cộp dấu đỏ chứng nhận để làm hồ sơ cho anh gửi lên trên xin hành nghề đông y. Bảng kê ấn tượng nên giờ Sùng A Tú đã là hội viên chính thức của Hội Đông y Việt Nam.
Riêng mấy tháng đầu năm 2012 đã có 250 người đến lấy thuốc của A Tú. Trung bình ngày ít hai ba bệnh nhân, ngày nhiều có cả chục. Ai ở xa A Tú bảo vợ nhường cái bếp dọn làm chỗ cho họ ở, có người ở lâu cả nửa tháng. Người khó khăn anh không lấy tiền. Có người ở miền Nam ra chữa bệnh, khỏi rồi tặng cho gia chủ mấy cân thóc giống A Ma Kông chịu hạn rất tài. Thửa ruộng đang chín vàng gần nhà chính là món quà đó.
Theo 24h
Hành trình tìm lại phần người cho hai đứa con điên dại Hơn 10 năm nay cứ vào đêm khuya thanh vắng, phía thượng nguồn khe Chà Hạ, người dân bản Hào lại nghe vẳng những tiếng hú, gào thét man dại như thú hoang giữa đại ngàn. Âm thanh rờn rợn đó được phát ra từ những đứa con tội nghiệp bị nhốt trong cũi gỗ của gia đình ông bà Lô Văn Toán...