Chuyện ở làng “ma ám”: Nhiều hệ lụy đáng buồn
Đã hơn 1 tuần kể từ ngày 16 hộ dân tổ 2 thôn Bút Tưa (Sông Kôn, Đông Giang, Quảng Nam) đập phá nhà cửa, bỏ làng ra đi vì tin làng đã bị “ma ám”, đến nay mọi nỗ lực vận động người dân quay về làng cũ vẫn không thành. 16 hộ dân hiện đang “ăn nhờ ở đậu” hay sống tạm bợ trong những căn lều giữa bãi đất trống. Đằng sau sự việc này là những hệ lụy đáng buồn.
Ngôi nhà là tài sản lớn nhất mà người dân nơi đây phải bao năm tích cóp, vay mượn mới xây dựng được, giờ đây đã bị đập bỏ không thương tiếc. Nhiều gia đình trắng tay chỉ vì tin rằng làng mình đang bị “ma ám”. Việc thoát nghèo đã khó, nay nhiều hộ sẽ lại tái nghèo.
Những ngôi nhà vắng chủ do người dân đã bỏ đi. Đồ đạc cũng bị bỏ lại, không được mang theo.
Trong số các hộ đã bỏ làng ra đi có hơn 10 trẻ em đang độ tuổi đến trường. Việc học của các em bị ảnh hưởng, xáo trộn. Các em gặp rất nhiều khó khăn về nơi ăn chốn ở và việc học hành.
Làng hẹp, nhà chật mà người lại đông, việc sinh hoạt đời sống hiện tại ở tổ 1 (nơi người dân ở tổ 2 tập trung đến xin ở nhờ) gặp rất nhiều phiền toái. Vấn đề vệ sinh môi trường và dịch bệnh cũng là một nỗi lo lớn.
Hiện nay lại có tin đồn, nếu trong làng có người “chết xấu” sẽ có thêm vài người bị “ma ám” mà chết theo (theo lời thầy bói phán) khiến nhiều người, nhất là phụ nữ và trẻ em, khiếp sợ bất an. Họ không dám lên nương rẫy hay đi lấy củi một mình, không dám ra đường vào ban đêm…
Video đang HOT
Già làng Alăng Vân ở tổ 1, thôn Bút Tưa, lắc đầu ngao ngán : “Khổ lắm, nhà cửa làm tốn mấy chục triệu, có nhà mấy trăm triệu cũng đập bỏ hết rồi. Chừ ở nhờ nhà dân ở đây. Có gia đình hiện tại đến 4, 5 hộ ở nhờ. Tài sản của họ không để nhờ được vì nhà chật nên phải dựng lều để ngoài đó. Sàn thì chật, không đủ giường thì phải nằm dưới nền nhà. Sống như ri mà nhiều ngày là không ai chịu nổi rồi”.
Việc vận động người dân tổ 1 cho tổ 2 ở nhờ chỉ là giải pháp tạm thời. Cuộc sống gặp rất nhiều trở ngại. Các cấp chính quyền cần tăng cường tuyên truyền hơn nữa, giúp dân sớm giải quyết nơi ăn chốn ở, quan tâm hơn đến vấn đề môi trường, dịch bệnh để người dân sớm trở lại với cuộc sống ổn định.
Đông Phước Hồ
Theo Dantri
Những căn nhà "quái dị" nhất Hà thành
Hà Nội gần đây xuất hiện hàng loạt ngôi nhà với đủ các hình dáng quái dị mà đa phần là do "hoàn cảnh tạo nên". Cái bề ngoài quái dị gây tò mò đã là một nhẽ, vào trong đó tận mục sở thị còn vô số thứ quái dị hơn.
Làm nhà cho... xe máy
Năm 1991, anh Phan Thanh Đặng đã bỏ ra 18 lượng vàng để mua căn nhà tập thể 32m2 ở phố Thái Hà. Được một thời gian thì thành phố quy hoạch lại phố này để làm đường. Mảnh đất của anh Đặng chỉ còn lại chiều rộng 4m, chiều dài 2,8m. Đất vẫn của mình, lại ngay phố lớn, anh Đặng vẫn quyết tâm xây dựng trên cái diện tích đó một căn nhà... 4 tầng! Bởi, nếu làm nhà 1 tầng thì chỉ có thể là nhà cho vài cái xe máy ở!
Nhà 47 Hàng Bạc với biển báo "vùng cấm".
Từ xa nhìn lại, căn nhà anh Đặng giống như một tấm bìa cứng dựng lên mỏng manh giữa phố xá sầm uất. Thế nhưng đó vẫn là mái ấm bao nhiêu năm nay của gia đình 4 người nhà anh. Trong căn nhà ấy, tầng 1 vừa đủ để một chiếc xe máy và cầu thang đi lên. Tầng 2 kê vừa một cái tủ tường mini, không gian còn lại làm chỗ ăn uống kiêm tiếp khách với một điều kiện là... ngồi bệt. Tầng 3 là nơi bố trí phòng ngủ và nhà vệ sinh. Tầng 4 là nơi để máy giặt, phơi quần áo. Nhà chật, gia đình anh lại làm thêm nghề giặt khô là hơi, nên lúc nào cũng thấy quần áo phơi kín mít trên tầng 4.
Cứ tưởng thế đã "dị", nào ngờ so với nhà anh Đức ở 56 Nguyễn Phúc Lai thì nhà anh Đặng chưa là gì. Căn nhà 2 tầng của anh Đức giống như một chữ L ngược. Chiều rộng tầng 1 ngôi nhà chỉ vừa vặn chiều dài một chiếc xe máy. Tầng 2 được cơi ra rộng gấp đôi tầng 1, trông cứ như cái búa đinh cắm cán xuống đất. Có lẽ vì phần trên quá nặng mà nhìn nhà anh từ xa có vẻ hơi nghiêng ra mặt đường khiến người qua lại không khỏi ái ngại.
Nhưng dù nhìn căn nhà lúc nào cũng như "sắp sập đến nơi" thì bao nhiêu năm nay, đó vẫn là nơi tá túc của vợ chồng anh Đức. Nhà được bố trí với tầng 1 chỉ đủ "để" một nhà vệ sinh, một cầu thang "siêu nhỏ" và không gian còn lại đủ kê một chiếc ghế băng dài để ngồi, nơi vợ anh bày bán bún ốc buổi sáng (tất nhiên, bàn và ghế đối diện được kê ngoài đường). Tầng 2 là buồng "hạnh phúc" của anh chị, không đủ không gian để kê giường, chỉ là một chiếc đệm nhỏ trải ra sàn.
Đi thụt lùi vào... nhà vệ sinh
Thò tay ra cửa sổ mới mặc được áo
Vợ chồng bà Quế gồm 9 người sống trong một không gian vỏn vẹn 16m2 ở nhà 47 Hàng Bạc. Tuy mang tiếng là 2 hộ nhưng chỉ cách nhau một bức vách không thể mỏng hơn. Trung bình 1,77m2/người đã là một con số gây sốc, nhưng theo bà Quế: "Nhà tôi còn chưa chật bằng mấy nhà phía trong. Có nhà thay đồ còn phải thò một cánh tay ra cửa sổ mới mặc được áo, éo le lắm".
Căn nhà 2 tầng của anh Lê Sơn ở phố Văn Cao bên ngoài trông khá bề thế nhưng khi bước vào mới hay diện tích chỉ có... 10m2. Phía ngoài trông bề thế bởi căn nhà tựa lưng vào một căn nhà khác nên hai nhà mà cứ tưởng một. Ở trong tư gia 10m2 này có tới 3 thế hệ đang sinh sống. Tầng 1, bố mẹ anh Sơn ở. Tầng 2, vợ chồng và con gái anh sinh hoạt. Tầng 2, nơi anh Sơn tự giới thiệu thực chất là tầng lửng được chế ra làm chỗ ngủ cho vợ chồng anh. Tầng 3, đúng ra là tầng 2, em trai Sơn ở. Vì diện tích quá nhỏ, nhà tắm kiêm nhà vệ sinh ở tầng 1 được bố trí ngay dưới cầu thang dốc ngược. Sự thật khó tin là ai đó muốn đi vệ sinh, phải cởi đồ từ ngoài rồi thụt lùi một bước mới đặt được mông lên bệ. Nhìn chủ nhà giới thiệu, chúng tôi cảm thấy thật ái ngại khi hình dung ra cảnh tắm rửa ở đây.
Anh Sơn kể, năm 2007 anh cưới vợ. Vợ anh quê ở Nghệ An, vốn quen cảnh sống nông thôn rộng rãi, về làm dâu phải sống cảnh chật chội đã đành lại thường gặp phải những tình huống "éo le" nên rất ngại. "Vợ nhất định đòi chuyển ra ngoài thuê nhà ở nhưng vì đều làm công nhân, lương ba cọc ba đồng, suy đi tính lại vẫn phải chịu khó sống ở đây", anh Sơn kể. Với thu nhập chỉ đủ sống của hai vợ chồng, anh Sơn thật sự ái ngại khi nghĩ đến việc đứa con gái 5 tuổi đang chuẩn bị vào lớp 1 và đang lớn từng ngày.
Nhà có "vùng cấm qua lại"?!
Đó là ngôi nhà số 47 Hàng Bạc, một trong những ngôi nhà cổ nhất đất Hà thành. Ngôi nhà được xây dựng từ năm 1880, đã tròn 133 năm vẫn lắt lay bám trụ lại với thời gian. Bước chân vào ngôi nhà cổ này, mọi náo nhiệt của phố xá sầm uất dường như biến mất, thay vào đó là một không gian hoàn toàn khác biệt. Khác biệt đến "dị thường". Đập vào mắt chúng tôi là dòng thông báo: "Khu vực nguy hiểm cấm qua lại". Sở dĩ có biển này bởi có người đã bị gạch rơi bươu cả đầu. Lâu nay, thi thoảng một vài mảng bê tông trên trần lại rơi xuống.
"Đặc dị" nữa là ngôi nhà này có diện tích 206m2 nhưng "khu vực nguy hiểm cấm qua lại" đã chiếm mất 2/3 diện tích, 1/3 diện tích được coi là "an toàn" là chỗ ở của 7 hộ với gần 30 nhân khẩu. "Có những lúc ở đây có tới 40 người sinh sống. Nhưng một số con cháu đã phải ra ngoài mua hoặc thuê nhà vì không chịu được cảnh chật chội thiếu thốn", bà Nguyễn Thanh Quế, người đã làm dâu gần 40 năm ở đây cho biết.
Ngày nắng, nơi đây biến thành một chiếc "lò" đặc quánh mùi. Ngày mưa, các hộ gia đình phải chui vào "lô cốt" chống... sập mà vẫn lo nơm nớp. Người dân sống ở đây ăn cơm trộn mọt là chuyện thường ngày. Đặc biệt, các nhà vệ sinh được làm theo kiểu "lộ thiên".
Theo NTD
Những căn nhà "quái dị" nhất Hà thành Hà Nội gần đây xuất hiện hàng loạt ngôi nhà với đủ các hình dáng quái dị mà đa phần là do "hoàn cảnh tạo nên". Cái bề ngoài quái dị gây tò mò đã là một nhẽ, vào trong đó tận mục sở thị còn vô số thứ quái dị hơn. Làm nhà cho... xe máy Năm 1991, anh Phan Thanh Đặng...