Chuyện ở khu dự án “sên bò”
Dự án Khu trung tâm Chí Linh (TP Vũng Tàu) triển khai kéo dài đã… 16 năm và chưa biết đến năm nào hoàn tất.
Nhà, đất dân sử dụng hợp pháp đã mấy chục năm nhưng không được hợp thức hóa giấy tờ vì “dự án sên bò”
Dự án “siêu sên bò”
Ngày 30/11/1996, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 907/TTg, thu hồi 997.263m2 đất tại các phường nêu trên giao cho Cty Đầu tư xây dựng và dịch vụ du lịch (gọi tắt là DIC) thuộc Bộ Xây dựng để thực hiện dự án Khu trung tâm Chí Linh, Tp. Vũng Tàu.
Tuy nhiên, sau 16 năm, DIC chỉ làm được một số hạng mục công trình không đáng kể so với tổng thể dự án. Tiến độ “rùa bò” là thế, nhưng vừa qua, trong một động thái nhằm “hâm nóng” dự án, DIC lại kiến nghị UBND tỉnh chỉ đạo TP.Vũng Tàu và các phường, các cơ quan, ban, ngành và người dân “tạo điều kiện cho DIC triển khai dự án”. Theo đó, DIC đề nghị cơ quan thẩm quyền tiếp tục gia hạn cho DIC kéo dài dự án đến 2020.
Video đang HOT
Tài liệu mà chúng tôi thu thập được thể hiện, cho đến trước lần kiến nghị mới nhất này, doanh nghiệp của này của Bộ Xây dựng đã được ưu ái qua 2 lần gia hạn. Cụ thể: Lần đầu, vào tháng 11/2004, Bộ Xây dựng đã gia hạn cho DIC đến 2009; lần 2, vào ngày 26/11/2009, DIC tiếp tục được Bộ Xây dựng gia hạn đến hết năm 2013. Tính đến nay, thời hạn chỉ còn chưa đầy một năm mà khối lượng dự án còn bộn bề, dang dở, không dễ gì thực hiện theo dự kiến.
Chính vì thế, DIC lại xin gia hạn dự án thêm lần 3, kéo dài đến 2020. Nếu đề nghị của DIC lại tiếp tục được “gật”, thì dự án của DIC sẽ có tổng thời gian triển khai là 24 năm (bằng 1/4 thế kỷ) và nhiều khả này đoạt “kỷ lục sên bò” tại Việt Nam. Dư luận đặt nghi vấn, cứ kiểu “làm ăn” như DIC thể hiện suốt 16 năm qua, thì cho dù có được gia hạn đến năm 2020 cũng không có cơ sở nào để tin rằng DIC sẽ hoàn thành theo đúng yêu cầu của Bộ Xây dựng.
Người dân bức xúc
Tin chủ đầu tư xin gia hạn dự án đến năm 2020 chẳng khác nào “giọt nước tràn ly”, hàng trăm hộ dân đã đồng loạt ký đơn gửi cơ quan thẩm quyền phản ứng quyết liệt.
Đơn của tổ dân phố số 2, khu phố 11, phường Thắng Nhất nói rõ: “Chúng tôi vô cùng bức xúc khi biết tin DIC xin gia hạn dự án kéo dài đến năm 2020, chúng tôi không đồng thuận với một chủ đầu tư đã lừa gạt dân, gian dối với Nhà nước, chúng tôi khẳng định DIC đã lợi dung chủ trương, chính sách Nhà nước trong thời kỳ đổi mới để được giao hàng triệu mét vuông đất, cướp đi tài sản của chúng tôi, để làm “cái gọi là dự án” nhằm kinh doanh cao ốc và phân lô, bán nền trục lợi.
Đất của hàng trăm hộ dân chúng tôi sử dụng hợp pháp qua nhiều đời, đã được đăng ký, kê khai nhưng vì cớ “đất trong vùng quy hoạch”, đã bị từ chối cấp giấy tờ chứng nhận chủ quyền, đến mức chúng tôi ở trên đất của mình mà chẳng khác nào đi ở nhờ, ở thuê đất người khác”.
Người dân đề nghị: “Chính quyền chiểu theo các quy định tại Luật Đầu tư, Luật Đất đai, cần phải thu hồi ngay dự án này, giao trả đất cho dân. Khi nào Nhà nước cần đất làm dự án công trình phúc lợi công cộng, an ninh quốc phòng, chúng tôi sẵn sàng chấp hành”.
Trước bức xúc từ thực tế, ngày 28/11/2012, UBND tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức họp bàn về “siêu dự án” này. Tuy nhiên, tại cuộc họp này, còn một số ý kiến “bênh vực” cho DIC, rằng việc không hoàn thành tiến độ dự án là do “hoàn cảnh, khách quan”… Từ đó “đùn” trách nhiệm về phía TP. Vũng Tàu và các phường có đất dự án phải “thúc” người dân nhận tiền, nếu không phải dùng biện pháp cưỡng chế, giao mặt bằng cho DIC.
Đại diện UBND phường Thắng Nhất thẳng thắn phân tích nhiều khía cạnh bất cập của dự án mà DIC là chủ đầu tư.
Cũng như bản báo cáo đã ký vào năm 2009, tại bản báo cáo năm 2012, UBND phường này giữ nguyên quan điểm: “Yêu cầu Cty DIC thực hiện đúng theo nội dung của các quyết định và quy định pháp luật về bồi thường giá trị tài sản để đảm bảo quyền lợi cho người dân bị thu hồi đất. Cần xem lại các thời hạn gia hạn của Bộ Xây dựng đối với DIC, nếu doanh nghiệp không đủ năng lực tiếp tục thực hiện dự án thì cần thu hồi lại dự án để giao cho nhà đầu tư khác, không để kéo dài, ảnh hưởng lợi ích hợp pháp của người dân. Kiến nghị UBND TP. Vũng Tàu cho phép các hộ dân được sửa chữa nhà cửa đã có từ trước, nay xuống cấp, hư hỏng, để đảm bảo cuộc sống và phòng tránh thiên tai…”.
Theo xahoi
Thu hồi các dự án "treo" tại Hưng Yên
Kết thúc cuộc thanh tra việc thực hiện các quy định của pháp luật về phòng, chống tham nhũng đối với UBND tỉnh Hưng Yên, Thanh tra Chính phủ đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh Hưng Yên chỉ đạo các ngành liên quan rà soát lại các dự án chậm triển khai, các dự án mà chủ đầu tư không có khả năng thực hiện.
Thanh tra Chính phủ đề nghị UBND tỉnh Hưng Yên thu hồi 23.553 m2 đất đã giao cho Bệnh viện dân lập chữ thập đỏ Hưng Yên làm chủ đầu tư, do không xây dựng công trình, chậm tiến độ 63 tháng tính từ thời điểm bàn giao đất, gây lãng phí đất.
Bên cạnh đó, thanh tra làm rõ việc quản lý, sử dụng đất đối với 4 dự án: Đầu tư nhà máy sản xuất đồ gỗ nội thất và hàng thủ công mỹ nghệ của chi nhánh Công ty CP sản xuất, xuất nhập khẩu và tiểu thủ công nghiệp; Nhà máy sản xuất nông lâm xuất khẩu của Công ty CP Tràng An; Nhà máy sản xuất khăn giấy cao cấp của Công ty CP An Hòa Hưng; Xây dựng khu dịch vụ thể thao, nhà hàng ăn uống của Công ty TNHH Mỹ Phát.
Theo TNO
Nhiều dự án triệu USD ở Khu kinh tế Dung Quất bị thu hồi Nhiều dự án có vốn đầu tư từ vài triệu cho tới hàng chục triệu USD đã bị Ban quản lý Khu kinh tế Dung Quất (Quảng Ngãi) thu hồi trong năm 2012. 9 dự án khác chậm tiến độ hơn 12 tháng cũng đang trong "tầm ngắm". Nhiều khu nhà ở, dịch vụ bỏ hoang ở Khu kinh tế Dung Quất. Ảnh:...