Chuyện ở huyệt đạo thiêng
Buổi sơ khai, Cổ Định – Tân Ninh (huyện Triệu Sơn, Thanh Hóa) nằm nép mình dọc chân núi Nưa, nơi nữ tướng Triệu Thị Trinh dựa vào địa thế hiểm yếu làm căn cứ chiêu mộ nghĩa quân chống giặc Ngô. Về sau, người dân nơi đây tiến dần về hai bên bãi bồi sông Lưỡng Giang mà làm ăn, sinh sống. Cổ Định có nền văn hóa lâu đời, được xem là vùng đất thiêng, địa linh nhân kiệt…
Di tích Am Tiên (xã Tân Ninh, Triệu Sơn) nằm trên đỉnh cao nhất của ngọn núi Nưa (núi Na hay còn gọi là Na Sơn). Nơi đây trở thành một trong những trung tâm du lịch tâm linh của quốc gia. Đền thờ Bà Triệu, huyệt đạo thiêng cùng những câu chuyện huyền bí, những hiện tượng kỳ lạ xảy ra trên đỉnh Ngàn Nưa đang ngày ngày thu hút hàng vạn du khách thập phương tìm về.
Huyệt đạo thiêng
Núi Nưa thuộc 3 huyện Nông Cống, Triệu Sơn, Như Thanh (Thanh Hóa), được xếp liền kề nhau bởi 7 phiến núi tạo nên Ngàn Nưa trùng điệp, uốn mình như thế rồng lượn. Am Tiên là đỉnh cao nhất của Ngàn Nưa. Năm 248, Bà Triệu dấy binh khởi nghĩa, cho dựng trên núi một ngôi chùa công đức lấy tên “Bích Vân Cung Tự”, tục gọi là chùa Am Tiên.
Trải qua bao biến thiên, thăng trầm của lịch sử, nhân dân trong vùng Cổ Định – Tân Ninh tưởng nhớ công ơn của Vua Bà và các tướng lĩnh, đã lập đền thờ Bà Triệu dưới chân núi Nưa, đồng thời xây dựng, khôi phục Am Tiên trên đỉnh núi.
Cứ đến ngày mùng 9 tháng Giêng hằng năm, địa phương tổ chức khai hội Đền Nưa – Am Tiên, đồng thời tổ chức lễ mở “cổng trời” trên đỉnh núi Nưa lồng lộng gió. Nơi mở “cổng trời” là vị trí cao nhất của đỉnh núi, cao so với mặt nước biển hơn 500 m, là vị trí huyệt đạo của nước ta.
Đường lên Am Tiên cheo leo, hiểm trở
Ngàn Nưa – Am Tiên có sức hút kỳ lạ đối với không chỉ người dân quanh vùng mà với cả du khách thập phương. Từ những ngày đầu năm mới, hàng nghìn du khách rồng rắn lên Am Tiên. Đường lên núi dài gần 4 km, cheo leo, vòng vèo, hiểm trở, nhiều đoạn dốc cao trên 15 độ và những khúc cua tay áo, chỉ sơ sẩy là rơi xuống vực sâu, nếu đi bộ phải mất hơn 2 giờ, đi xe máy khoảng hơn 30 phút.
Huyệt đạo thiêng ở giữa một bãi đất bằng phẳng, bốn mùa mây la đà bao phủ. Ngày trời quang mây tạnh, từ đây có thể trông thấy làng mạc trù phú, những cánh buồm thong dong ngoài biển đông, đưa tay lên tưởng như chạm vào bồng bềnh mây.
Ông Lê Bật Thắng, một trong những người trông coi Am Tiên, giới thiệu: “Đất nước ta có 3 huyệt đạo thiêng. Một là ở núi Đá Chông (Ba Vì, Hà Nội), hai là ở núi Bà Đen (Tây Ninh) và ba chính là chỗ này (tức Đền Am Tiên). Đây được xem là nơi năng lượng vũ trụ của trời và đất giao hòa, chính là 1 trong những huyệt đạo quan trọng nhất của nước ta.
Theo sự chỉ dẫn của ông Thắng, hàng trăm du khách được trải nghiệm và cảm nhận hiện tượng kỳ lạ. Mọi người đứng vào giữa huyệt đạo, thả lỏng cơ thể, mắt nhắm lại, tập trung mọi suy nghĩ lên đôi mắt. Khoảng 2 – 3 phút sau, từ màu tối, dần dần sẽ cảm nhận mắt chuyển thành màu đỏ rực. Chị Hoa, một du khách ở tỉnh Ninh Bình, sau khi mở mắt ra, vừa lấy tay dụi mắt vừa xuýt xoa: Kỳ lạ thật, không tin được nếu mình không trải nghiệm…
Du khách sau khi thành kính thắp hương, đứng giữa trời đất vái 4 phương, họ ngồi xuống đặt tay lên 3 phiến đá xếp giữa huyệt đạo, nhắm mắt lại và lầm rầm cầu xin. Được biết, họ làm như vậy với mong muốn được tiếp thêm một chút năng lượng, sinh khí từ trời đất vào cơ thể.
Du khách sờ tay vào phiến đá giữa huyệt đạo với mong muốn được truyền
năng lượng từ trời đất
Chuyện giếng tiên, rắn thần
Một hiện tượng thiên nhiên kỳ lạ không giải thích được trên đỉnh Ngàn Nưa, đó là xuất hiện giếng nước trên núi, thường được gọi là giếng tiên. Trên độ cao hơn 500 m không suối, không khe lại có thủy tụ. Không ai xác định được giếng này có từ khi nào. Dân gian vẫn tương truyền, sự chuyển động của vũ trụ tạo ra vết nứt trên đá, dần dần vết nứt rộng ra tạo thành giếng. Nơi đây được cho là giếng mà Bà Triệu và nghĩa quân lấy nước sử dụng hàng ngày. Cũng có truyền thuyết cứ tối tối lại thấy các tiên nữ tắm nên gọi là giếng tiên?!
Video đang HOT
Nơi được xem là huyệt đạo quan trọng nhất của đất nước
Trước kia, giếng chỉ là một hố sâu chừng 3 – 4 m, rộng hơn 1 m. Do du khách ngày một đông, ai lên Ngàn Nưa – Am Tiên cũng ghé thăm và múc nước giếng đem về để giữ vệ sinh cho nước giếng nên những người trông coi đền đã kè giếng bằng đá. Lòng giếng rất cạn, từ trên nhìn xuống đã thấy đáy, nhưng nước giếng cứ trong veo, đầy ăm ắp, không bao giờ vơi cạn dù cho hạn hán kéo dài.
Bà Nguyễn Thị Nhung (TP Thanh Hóa) năm nào cũng lên Am Tiên, cho hay: “Nước giếng tiên không phải nấu, cứ thế múc lên mà uống, không lo đau bụng. Chúng tôi còn xin về, dùng nước này để dành dâng lên tổ tiên, ông bà ngày rằm, mùng một hàng tháng”.
Ông Lê Bật Sơn, người trông coi đền Am Tiên, kể cho chúng tôi nghe chuyện có thật ở Am Tiên. Đó là việc xung quanh đền thường xuyên xuất hiện rắn. Nhiều khách thập phương cũng đã tận mắt chứng kiến con rắn nằm ở đền Bà Triệu.
Ông Sơn kể: Đêm mùng 1 Tết Kỷ Sửu (2010), “ông rắn” to bằng cổ tay, dài hơn 1 m bò vào mép bức tường hoa ngay trước sân đền thờ Bà Triệu và nằm cuộn tròn tại đây. Sau đó “ông rắn” bò vào ban thờ, đến ngày mùng 3 Tết thì bò lên mái đền, phía trên bệ thờ và nằm vắt vẻo trên đó.
Lạ là hơn 1 năm, “ông rắn” chỉ nằm ở một tư thế, không thấy “ông rắn” bò đi kiếm ăn, cũng không gây hại và cắn ai bao giờ. Vào một ngày giữa tháng 3/2012, ông Sơn vào đền thắp hương thì thấy “ông rắn” đã “đi” từ lúc nào không biết.
Phiến đá nặng hàng tấn hình voi phục tại Am Tiên
Những chuyện khó tin
Dưới chân núi Nưa, cả một vùng đất rộng lớn thuộc 3 huyện Nông Cống, Triệu Sơn, Như Thanh chính là mỏ quặng crome khổng lồ (một loại kim loại màu quý), từ những năm đầu thế kỷ 20 được người Pháp đánh giá có trữ lượng khoảng 20 – 30 triệu tấn. Chuyện có thật xảy ra với cán bộ, công nhân một Cty chuyên khai thác quặng crome khiến họ hoang mang, sợ hãi.
Kể về tai nạn kinh hoàng xảy ra đã hơn 1 năm, anh D, cán bộ kỹ thuật của Cty, vẫn không hết bàng hoàng và đượm buồn. Vào một ngày giữa năm 2011, anh D phát hiện dưới hố khai thác quặng (độ sâu khoảng 10 m) có một vật lạ. Sau khi anh D gột rửa hết bùn đất thì thấy đấy là một khúc gỗ hình thù giống con chó đang chạy, màu nâu bóng nhoáng. Thấy đẹp, anh D đem vật đó về phòng mình ở khu tập thể Cty, định đem về nhà. Cũng không nhớ vì lý do gì anh D để vật đó lại nhà người bạn thân trên đường về quê.
Được ít hôm, hơn 10 người trong Cty cứ hết người này đến người khác bị tai nạn. Người tự đâm vào đống đất, đá, kẻ tự va vào cột điện bên đường rồi ngã. Người nhẹ thì gãy chân, tay, nặng thì chấn thương sọ não. Người bạn thân của anh D bị ngã khi đang trên đường đi làm về.
Anh D bị nặng nhất. Đang trên đường chở bạn gái đi chơi Sầm Sơn về, xe máy của anh D bị chiếc xe 7 chỗ từ phía sau chồm tới. Bạn gái anh D thiệt mạng tại chỗ. Anh D bị chấn thương sọ não, sau mấy tháng điều trị từ Bệnh viện Đa khoa Thanh Hóa chuyển ra Bệnh viện Việt – Đức (Hà Nội), may mắn thoát chết. Cả Cty lúc đó cứ nháo nhào lên. Người ta xôn xao việc Cty khai thác quặng, động đến đất thiêng, hoặc có ai lấy vật gì của đền, phủ… nên bị phạt?!
Tình cờ, có người phát hiện và nói cho biết vật bằng gỗ chính là vật thờ cúng của Đền Nưa – Am Tiên bị thất lạc. Giữa lúc anh D và một số người đang còn nằm điều trị tại các bệnh viện thì người của Cty đã phải đem vật đó làm lễ và xin đưa “ngài” lên Am Tiên… Lạ kỳ thay, từ ngày “ngài” được trả về đền, mọi người trong Cty lại “tai qua nạn khỏi”.
Không biết có phải là sự trùng hợp ngẫu nhiên hay có chuyện thánh thần quở phạt như mọi người suy luận?!
Theo tinmoi
Bí ẩn con rắn vàng ở ngôi đền linh thiêng xứ Nghệ
Trong quá trình tháo dỡ chiếc cổng cũ kỹ để tu bổ lại, những người thợ rùng mình khi nhìn thấy một con rắn màu vàng bò ra từ bên trong khối bê tông.
Đền Canh nằm ở giữa mảnh đất sơn thủy hữu tình
Đó là lời kể của ông Hà Huy Quang, người quản lý tận tụy, lâu năm của đền Canh, một ngôi đền linh thiêng thuộc địa phận xã Đức Thành, huyện Yên Thành, Nghệ An khi chúng tôi tìm đến vào một ngày đầu năm mới Quý Tỵ.
Vượt quãng đường gần 70km từ thành phố Vinh (Nghệ An), đi qua nhiều vùng quê còn nghèo của xứ Nghệ, chúng tôi tìm về đền Canh một ngày đầu năm. Đây cũng là thời điểm nhiều người dân xã Đức Thành và vùng lân cận đến ngôi đền linh thiêng này để công đức và xin lộc.
Tiếp chúng tôi là ông Hà Huy Quang, một người đàn ông tóc đã bạc, người đã trông coi ngôi đền từ nhiều năm nay. Khi biết chúng tôi về tìm hiểu lịch sử hình thành và những truyền thuyết về con rắn thần được thờ trong đền, ông vô cùng mừng rỡ. Cùng nhấm nháp chén rượu lộc đầu năm, ông nói: "Để nói về gốc tích ngôi đền thì phải bắt đầu từ một câu chuyện có phần kỳ bí, mang màu sắc cổ tích, được lưu truyền từ lâu nay tại địa phương".
Rồi ông đọc một bài thơ tóm tắt cho câu chuyện đó:
"Khe Ganh phát tích tại Xuân Hòa
Vượng khí khai sinh nhị quả hoa
Quỳ Trạch ngụ thôn do phụng tự
Đại Trung nhất xã thủ linh xà".
Ông Hà Huy Quang, quản lý khu di tích Đền Canh
Truyền thuyết nhuốm màu cổ tích
Ông tiếp lời, ngày xưa ở xứ Khe Ganh thuộc làng Xuân Hòa, có cặp vợ chồng già là ông Hoàng Phúc Hữu và bà Vũ Thị Quyên. Họ sống với nhau hạnh phúc, lấy nhau đã lâu nhưng chưa có con. Vào một ngày hè nóng nực, bà Quyên ra Khe Ganh tắm mát, khi trở về nhà thì thấy trong người khác lạ. Một thời gian sau, biết mình đã mang thai nghén, bà đem tin vui chia sẻ với chồng khiến ông cũng vui mừng khôn xiết. Đến ngày bà sinh nở, một điều kỳ lạ đã xảy ra khiến hai vợ chồng vừa mừng vừa sợ, bà không sinh ra con người mà lại sinh ra hai quả trứng. Mặc dù lo lắng nhưng ông Hữu vội trấn an vợ, ông nói rằng bà đừng lo lắng, đây có thể là một điềm tốt lành mà trời đất ban cho. Nghĩ vậy, hai vợ chồng đã ra sức chăm bẵm cho cặp trứng. Ông Hữu vội đi làm một cái ổ chu đáo, sau đó đặt hai quả trứng vào bên trong, chờ ngày nở. Ngày qua tháng lại, khi đã đủ ngày đủ tháng, hai quả trứng nở ra hai con rắn. Ông đặt tên cho con rắn cả là Hoàng Tiến Sơn, còn con rắn thứ là Hoàng Tiến Kỳ.
Sự việc không lấy gì làm lạ bởi ông bà đã quen từ trước đó. Được ông bà nuôi dưỡng, chăm sóc hai con rắn lớn nhanh như thổi. Hàng ngày quấn quýt bên ông bà, kể cả lúc ông bà đi làm đồng. Một hôm, sau trận mưa to, nước dâng ngập ruộng, ông Hữu vác cuốc ra đồng để đào mương thoát lũ. Hai con rắn cũng đi theo và nô đùa, bơi lội tung tăng nơi vũng nước sâu. Trong lúc đào đất ngăn nước, ông Hữu không để ý nên đã chặt đứt đuôi con rắn cả. Đau đớn, con rắn cả thôi chơi đùa, đùng đùng nổi giận rồi bò về nhà. Khi ông trở về thì thấy hai con rắn đã ngồi đợi ở cổng. Vừa nhìn thấy ông, hai con rắn ngẩng cao đầu, toan lao ra cắn ông. Có lẽ đoán trước được sự việc, ông vội vứt cuốc, chắp tay vái lạy hai con rắn ba lần.
Khu vực đền thờ ông Hữu, bà Quyên được cây si hàng trăm tuổi che bóng mát
Thấy vậy, hai con rắn hạ cơn giận rồi lặng lẽ bỏ đi theo hai hướng. Con rắn anh là Hoàng Tiến Sơn bò đi đến một vùng đất cao ráo, phong cảnh hữu tình, bốn bề non nước (là vùng đền Canh ngày nay) thì dừng lại và để lại đây một vũng máu. Sau đó con rắn tiếp tục bò đi lên vùng thượng nguồn. Do kiệt sức, ông nằm nghỉ tại đây rồi mất, thăng thiên.
Tại vũng máu ông để lại, người dân sau này lập đền thờ và gọi là đền Canh như ngày nay, đền Canh cũng gọi là đền Hạ. Còn nơi ông mất và thăng thiên nổi lên một mô đất cao, người dân lập làm đền thờ và gọi là đền Thượng. Khu vực đền Thượng ngày nay thuộc xã Quỳnh Tam, huyện Quỳnh Lưu (Nghệ An).
Về phần con rắn thứ là Hoàng Tiến Kỳ, sau khi bỏ đi, con rắn bò về hướng đồng bằng, đến khu vực rừng cây ven hồ Diệu Ốc thì kiệt sức và cũng mất tại đây. Khu vực này ngày nay là đền Đức Hoàng thuộc xã Phúc Thành, Yên Thành (Nghệ An).
Một trong hai cây cột có hàng chữ nho
Bí ẩn hai con rắn quanh khu đền Canh
Khi đã kể xong câu chuyện, ông Quang dẫn chúng tôi ra khu đất bên cạnh đền. Nơi đó có một ngôi miếu nhỏ thờ ông bà Hoàng Phúc Hữu và Vũ Thị Quyên. Đó là một ngôi miếu nhỏ nằm dưới tán lá cây sum suê của một cây si đại thụ. Ông cho biết: "Cây si đó đã tồn tại ở đó hàng trăm năm nay, nó đã có hàng trăm tuổi đời, lâu đến nỗi tôi cũng không nhớ nổi. Nhưng theo như sử sách kể lại, có thể nó đã có ở đó từ năm 1865 - 1866".
"Ở ngoài cổng đền cũng có hai cái cột, bờ tường cùng chiếc cổng lâu đời, có tuổi đời lâu bằng cây si cổ thụ này", ông vừa nói thêm, vừa chỉ tay ra phía cổng đền. Nơi đó có hai chiếc cột cũ kỹ, mỗi cột ghi hai dọc chữ nho. Ở giữa là chiếc cổng đền được xây theo kiểu xưa, cổng cũng nằm bên dưới một cây cổ thụ. Hai bên cổng đền đứng sừng sững hai con voi đang trong tư thế phủ phục. Theo ông Quang, tất cả những công trình này đều là nguyên bản, chưa qua tu bổ.
Rồi ông kể thêm, vào khoảng những năm 90, trong một lần tháo dỡ cái ô bên cạnh cổng đền để tu bổ lại cho mới, tránh nó đổ sập xuống, vừa đập nó ra thì toán thợ ai cũng rùng mình khi thấy từ trong đó bò ra một con rắn màu vàng, thuộc loại rắn cạp nong rất lớn. "Lúc mọi người kịp hoàn hồn thì con rắn đã bò đi mất, sau đó nó đi đâu cũng không ai rõ và không ai thấy nó nữa", ông chậm rãi nói.
Nhiều công trình quanh khu đền còn nguyên bản, in đậm nét hoài cổ
"Một lần khác, vào lúc chập tối, có cụ già trong làng đi ra phía đền, đến trước ngôi miếu thờ ông bà ông Hữu, đang đi thì ông đứng khựng lại, giật mình vì thấy một con rắn màu xám, rất lớn nằm cuộn tròn ngay trước cửa miếu".
Hai câu chuyện trên đều là những câu chuyện được truyền miệng thông qua các thế hệ. Ông Quang nói: "Có thể có nhiều người không tin nhưng chúng tôi đã được nghe rất nhiều cụ cao niên trong làng kể lại, ai cũng nói những chi tiết giống nhau".
Trước khi ra về, chúng tôi được nghe ông tâm sự: "Bây giờ thì gia phả đã mất nên việc làm hồ sơ để xin công nhận ngôi đền được trở thành di tích đều rất khó. Cũng đã có một số người về đây tìm hiểu, viết về ngôi đền. Chúng tôi đều cung cấp cho họ những câu chuyện, sự tích".
Thờ thần, thánh là một tập tục đã tồn tại từ rất lâu đời trong đời sống tâm linh của người Việt. Đó là một nét đáng quý, phổ biến. Dù những câu chuyện tâm linh là có thật hay chỉ là truyền thuyết, các thế hệ sau hãy lấy đó làm nền tảng cho các giá trị trong đời sống xã hội.
Theo xahoi
Những ngôi đền thờ "rắn thần" kỳ lạ nhất Việt Nam Thời gian gần đây, xuất phát từ những tin đồn mang màu sắc mê tín, người dân ở nhiều địa phương đã bỏ tiền của ra lập nơi thờ tự "rắn thần"... Rắn có sừng duy nhất ở Việt Nam là rắn lục sừng Fansipan "Rắn thần có mào" nhập vào người? Theo người dân thôn Kính Nỗ (xã Uy Nỗ, Đông Anh,...