Chuyện nữ sinh Hà thành phục vụ khách VIP
Công việc chính của các bạn được ví như “ sỹ quan liên lạc”, tức tháp tùng các đoàn khách mời quốc tế đến tham dự các sự kiện trong dịp đại lễ.
Cùng sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, Doãn Thị Phương Anh, Lớp Anh 5, Thương mại quốc tế K46 và Bùi Thị Hồng Nhung Anh 12 Kinh tế đối ngoại K46 – ĐH Ngoại Thương Hà Nội đã có những chia sẻ thú vị về công việc tháp tùng các khách VIP trong dịp đại lễ sắp tới.
Muốn làm gì đó thay vì chỉ ngồi không
“Sinh ra và lớn lên ở Hà Nội, mình rất yêu Hà Nội, nên mình muốn được góp một phần nào đó giới thiệu với bạn bè bốn phương về quê hương mình.
Thứ hai, mình có sự ủng hộ từ gia đình và bạn bè. Khi mình kể với mẹ, mẹ cũng rất khuyến khích con tham gia.Cuối cùng, mình tham gia bởi rất thích những chương trình tình nguyện, đặc biệt được làm tình nguyện viên cho một chương lớn như Đại lễ 1000 năm Thăng Long-Hà Nội đó sẽ là một vinh dự rất lớn” – Doãn Thị Phương Anh, cô gái có dáng người nhỏ nhắn, nụ cười hồn nhiên tâm sự.
Đối với Bùi Hồng Nhung thì: “Có nhiều lý do dẫn đến việc mình lựa chọn đăng ký tình nguyện viên Đại lễ.
Thứ nhất là Đại lễ 1000 năm mới có một lần, mình muốn góp một chút công sức tham gia tổ chức Đại lễ thành công. Đó cũng là một cách để hòa mình vào không khí chung cả Hà Nội và cả nước, thay vì chỉ ở nhà xem tivi
Thứ hai, mình hi vọng việc tham gia giúp việc BTC sẽ một số những kinh nghiệm trong tổ chức, có thêm những kỷ niệm đẹp trong quãng đời sinh viên và có thể giao lưu với nhiều bạn TNV khác”.
Công việc của những “sỹ quan liên lạc”
Nói về công việc chính của mình, Bùi Hồng Nhung hóm hỉnh: “Mọi người vẫn thường gọi vui đó là “sỹ quan liên lạc”, hiểu một cách đơn giản là tham gia tháp tùng các đoàn khách mời quốc tế đến tham dự các sự kiện trong dịp đại lễ”.
Doãn Thị Phương Anh bổ xung thêm: “Đó là đi theo đoàn khách (cấp thị trưởng và tương đương) đến Việt Nam, giúp đỡ họ trong suốt quá trình ở Hà Nội, làm nhiệm vụ thông tin liên lạc giữa đoàn khách với ban tổ chức, và phần nào đó giải quyết những vấn đề phát sinh nho nhỏ liên quan đến đoàn mình hướng dẫn”.
Từ trái qua phải Bùi Hồng Nhung và Doãn Thị Phương Anh.
Và đôi chút lo lắng
Video đang HOT
Trước đây Hồng Nhung cũng từng tham gia một số hoạt động tình nguyện như là trợ giảng ở trung tâm SOS Hòa Bình hay một số chương trình tình nguyện vì Môi trường. Tuy nhiên bạn chưa từng làm ở vị trí liên lạc viên hay hướng dẫn viên cho một sự kiện nào như Đại lễ cả.
Nói về việc được lựa chọn làm tình nguyện viên trong đại lễ, Hồng Nhung: “Để được lọt vào danh sách này chúng em phải trai qua 1 buổi phỏng vấn bằng tiếng anh, tỷ lệ chọi cũng khá cao.
Dù đã tối mịt nhưng không khí tập luyện chuẩn bị phục vụ trong Đại lễ của các tình nguyện viên sinh viên vẫn khá sôi động.
Để lọt qua các đối thủ thì ngoài những hiểu biết cơ bản về Hà Nội, vốn ngoại ngữ thì khả năng xử lí linh hoạt các tình huống cũng là yêu cầu quan trọng. Và hơn hết là mình phải thể hiện được lòng nhiệt tình cũng như tinh thần trách nhiệm với công việc”.
Hồng Nhung và Phương Anh cùng các bạn trong nhóm đã được Sở Ngoại vụ tổ chức tâp huấn trong 2 ngày liên tục. Ngày đầu tiên tập huấn tại chỗ, các bạn được bồi dưỡng các thông tin cơ bản về lịch sử HN, các sự kiện sẽ diễn ra trong 10 ngày và một số chú ý khi là liên lạc viên, hướng dẫn viên cho khách quốc tế.
Ngày thứ 2 các bạn được đi thực tế tới các địa điểm như là Sân bay, khách sạn, sân vận động QG Mỹ Đình… và được chỉ dẫn một cách chính xác địa điểm làm nhiệm vụ, cách thức dẫn đoàn vào đúng vị trí, xếp chỗ ngồi…
“Thực ra chúng mình đều không sợ khó khăn, vất vả” – Hai bạn cười tươi khẳng định. Tuy nhiên bản thân các bạn cũng hơi lo vì “sợ bản thân không thể giải đáp hết những thắc mắc của các đoàn khách”.
Theo Vietnamnet
Những địa chỉ hứa hẹn hút teen Hà Nội nhất dịp đại lễ
Với cách bày trí ấn tượng, đẹp mắt, đường Điện Biên Phủ, con đường gốm sứ và dĩ nhiên là Hồ Gươm sẽ là những điểm đến đáng nhớ của giới trẻ Hà thành trong dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội chuẩn bị diễn ra.
Bữa tiệc ánh sáng là thú vị bất ngờ đối với giới trẻ dịp đại lễ.
Quảng trường Ba Đình
Với không gian quảng trường rộng rãi, nơi sẽ diễn ra lễ duyệt binh được coi là nơi gặp gỡ khá lý tưởng đối với các bạn trẻ. Bên cạnh vườn hoa, phía vườn Hồng là những bức tường kiểu cổ được dựng lên cùng với bức Chiếu dời đô khá hoành tráng. Đường Điện Biên Phủ
Đường Điện Biên Phủ
Gần với quảng trường, đường Điện Biên Phủ kéo dài lên chỗ Cửa Nam sớm trở thành nơi tập trung của nhiều người dân Hà Nội và đặc biệt là các bạn trẻ. Điểm nhấn của con đường này chính là "bữa tiệc ánh sáng - đèn lồng" rất ấn tượng.
Đường Điện Biên Phủ bỗng trở nên thu hút các bạn trẻ Hà thành. (ảnh: Nhật Quang)
Đường Thanh Niên
Không quá rực rỡ như đường Điện Biên Phủ, đường Thanh Niên gần đó dường như được thiết kế cho các cặp đôi trẻ tuổi. Ánh sáng nhẹ nhàng nhưng không kém phần huyền ảo khiến con đường vốn thơ mộng càng trở nên quyết rũ trong tiết trời thu mát mẻ Hà Nội.
Mỹ Đình
Đây chính là điểm bắn pháo hoa mở màn trong dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long. Cùng với đó, lễ hội diều của các nghệ nhân cũng là dịp để các bạn trẻ Hà thành thưởng thức và gặp gỡ trong khung cảnh thoáng đãng.
Bức hình kỷ niệm đại lễ tại bùng binh đầu cầu Chương Dương. (ảnh: Lê Lai)
Con đường gốm sứ
Với tổng diện tích gần 7.000 m2, dài khoảng 3,85 km, con đường gốm sứ càng được các bạn trẻ quan tâm khi chuẩn bị được ghi vào sách kỷ lục Guiness. Với những bức hình hiện đại xen lẫn họa tiết mang đậm họa tiết dân tộc, đây là con đường hóng gió thú vị của các bạn trẻ.
Đại lộ Thăng Long - Một trong những đại lộ hiện đại và dài nhất Việt Nam.
Đại lộ Thăng Long
Không chỉ được biết tới là một trong những đại lộ dài nhất Việt Nam (dài khoảng 28 km, rộng 140m) mà đại lộ Thăng Long với hầm đường bộ hiện đại và cảnh quan hoành tráng phía trên từ lâu đã là nơi tập trung của không ít bạn trẻ. Và với màu sắc ngày đại lễ, nơi đây càng trở nên thu hút sự chú ý của giới trẻ Hà thành.
Đường Kim Mã còn trở nên đẹp và thơ mộng hơn dịp đại lễ. (ảnh: Lê Lai)
Đường Kim Mã
Vốn nổi tiếng thơ mộng với những hàng cây ngả màu tuyệt đẹp trong tiết trời thu, cảnh sắc đường Kim Mã càng trở nên đẹp hơn và được giới trẻ tập trung chụp ảnh khi được tô điểm bằng khóm hoa chào mừng đại lễ.
Công viên nước Hồ Tây
Với các hoạt động sôi nổi chào mừng đại lễ như liên hoan ẩm thực, giới thiệu văn hóa vùng miền, người Hà Nội xưa và nay, công viên nước Hồ Tây có thể là địa điểm đáng để giới trẻ khai thác dịp đại lễ.
Hồ Gươm sẽ là tâm điểm của mọi sự chú ý giới trẻ Hà thành dịp đại lễ.
Hồ Gươm
Đây chính là trung tâm của những hoạt động văn hóa lớn dịp đại lễ 1000 năm Thăng Long - Hà Nội. Bên cạnh những màn trình diễn văn hóa nghệ thuật VN và quốc tế tại 5 sân khấu, hồ Gươm hứa hẹn trở thành bữa tiệc ánh sáng và âm nhạc cực kỳ sôi động không chỉ với giới trẻ Hà thành.
Bảo tàng Hà Nội - Một trong những địa điểm mới đợi giới trẻ HN khám phá.
Bảo tàng Hà Nội
Kết cấu độc đáo hình "Kim tự tháp ngược", bảo tàng Hà Nội trưng bày tới 50.000 hiện vật và cũng là điểm tổ chức festival cây cảnh trên diện tích gần 3ha. Cùng với Trung tâm Hội nghị Quốc gia Mỹ Đình, bảo tàng HN sẽ làm nên một diện mạo tổng thể đẹp mắt, tạo điểm đến hấp dẫn cho người dân và cả du khách trong, ngoài nước.
Theo Dân trí
Người Hà Nội tưng bừng đón khai mạc Đại lễ 1000 năm Những nụ cười tươi tắn của các em nhỏ, giới trẻ, người già, những cánh chim bồ câu được tung lên trời đã khiến không khí của lễ khai mạc Đại lễ 1000 năm Thăng Long trở nên thanh bình, bay bổng hơn. Từ 7h sáng nay (1/10), người dân đã có mặt tại khu vực Hồ Gươm để xem lễ khai mạc...