Chuyện nữ điều dưỡng điều trị COVID-19 không về được khi cha mất
“Trước khi rời khỏi nhà, lòng chị đã ít nhiều bất an. Nhưng nhìn số người dương tính tại TP.HCM ngày một tăng cao, chị biết bản thân mình không thể làm khác được…” – chia sẻ của chị Hiền với đồng nghiệp.
TP.HCM đã có hơn 4.000 bệnh nhân mắc COVID-19. nhiều bệnh viện (BV) chuyển đổi công năng chuyên chăm sóc, điều trị cho đối tượng đặc biệt này, trong đó có BV Trưng Vương.
Phục vụ công tác chăm sóc bệnh nhân mắc COVID-19 có khả năng phơi nhiễm cao, đội ngũ nhân viên y tế đều phải chuẩn bị tinh thần trực chiến, không về nhà.
Tập huấn cho người em chăm sóc cha thay
Cách đây vài ngày, một điều dưỡng Khoa khám bệnh BV Trưng Vương, nay là BV điều trị COVID-19 Trưng Vương, đã không thể về nhà nhìn mặt người cha (78 tuổi) lần cuối trước khi ông qua đời.
Chị Hiền đã có nhiều tâm sự với một người đồng nghiệp. Pháp Luật TP.HCM xin trích đăng câu chuyện qua lời kể của người đồng nghiệp này.
“Gia đình chị Hiền có bốn anh em nhưng chỉ duy nhất mình chị theo nghề y nên hầu hết những việc liên quan đến sức khỏe, việc chăm sóc cha mẹ già mỗi khi trái gió trở trời đều tự tay chị chịu trách nhiệm. Cách đây không lâu, cha chị Hiền bị tai biến, ông bị liệt nửa người, một phần não xem như đã chết nên ông lúc tỉnh lúc mê. Cho nên mỗi ngày, chị vẫn tranh thủ giờ nghỉ trưa ngắn ngủi để từ BV về nhà cho cha mình ăn trưa (nhà chị ở quận Tân Bình). Vì cha chị phải ăn bằng đường ống nên chị không an tâm khi giao lại cho người khác. Chị lo ngại nếu không cẩn thận, không đủ kiên nhẫn có thể khiến ông bị sặc, bị ngộp thở.
Video đang HOT
Khi BV chuyển đổi công năng, cũng có nhiều đồng nghiệp khuyên chị nên trình bày hoàn cảnh với cấp trên để được sắp xếp tạm thời nghỉ việc để chăm sóc cha mình. Chị Hiền cũng đã từng suy nghĩ việc mình nên ở nhà để tiện chăm sóc cha. Nhưng rồi chị lại nghĩ mọi người đều có cái khó riêng của bản thân mình, nếu ai cũng vì tình riêng mà bỏ mặc đại cuộc đang diễn biến phức tạp thế này thì rồi biết ngày nào người dân tp.hcm mới quay lại cuộc sống bình thường như trước. Sau nhiều ngày suy nghĩ, chị đã chọn sát cánh cùng BV trong trận dịch lần này.
Trước khi rời khỏi nhà, lòng chị đã ít nhiều bất an vì cha chị không được khỏe như bình thường. Nhưng nhìn con số người dương tính tại tp ngày một tăng cao, chị biết bản thân mình không thể làm khác được. Chị đã tập huấn lại cho người em sinh đôi của mình các thao tác chăm sóc, cho cha ăn như thế nào, lau người ra sao để cha không bị đau, mỗi ngày phải massage để cơ thể cha không bị lở loét… Chị đã nén lại lòng mình để vui vẻ chào tạm biệt cha mình. Chị còn đùa với ông: “Cha không được nhõng nhẽo những ngày con không có nhà đó nha. Con cũng sẽ thật khỏe để sớm về với gia đình”. Dù ông không thể trả lời nhưng vẫn có thể cảm nhận được tình cảm sâu sắc của con gái dành cho mình. Khoảnh khắc đó vĩnh viễn sẽ là giây phút cuối cùng cha con chị Hiền được nhìn thấy nhau.
Không sống cho riêng mình nữa rồi
Nhân viên y tế sau ca trực không trở về nhà mà lưu trú tại một khách sạn. Ảnh: HL
Ngày thứ năm vào BV làm việc trong khu chăm sóc bệnh nhân nhiễm COVID-19, chị Hiền nhận được tin người cha đã qua đời. Đầu chị trống rỗng, chị muốn nhìn mặt cha mình lần cuối, đó là những suy nghĩ còn lại trong não chị lúc này. Nước mắt chị rơi không ngừng bên trong khẩu trang. Bên trong phòng bệnh vốn rất nóng nhưng cảm giác chị lúc này vô cùng lạnh lẽo.
“Bản thân mình đang làm gì giữa cuộc chiến không hồi kết này. Cha mình đã mất. Mình đã mất đi người thân yêu nhất cuộc đời mình. Và lần này sẽ là lần cuối mình có thể nhìn thấy cha. Mình phải về nhà… mình phải về nhà…” Đó là cuộc đối thoại nội tâm của chị Hiền giữa quyết định ở lại BV tiếp tục chiến đấu hay về nhà nhìn mặt cha lần cuối để chu toàn đạo hiếu của một người con.
Cuối cùng thì chị vẫn ở lại. Khi thực hiện các thao tác thay bộ đồ phòng hộ để ra ngoài, chị mới sực tỉnh. Chị nhận ra rằng mình đang giữa chiến trường, nơi mà ngay cả bản thân chị cũng không thể chắc được rằng mình âm tính. Chị có thể quay về nhà được không? Câu trả lời là không. Gia đình chị vẫn còn trẻ em, người già, chị không thể vì sự ích kỷ của bản thân mà khiến những người xung quanh mình bị liên lụy. Vẫn biết nghĩa tử là nghĩa tận nhưng hoàn cảnh hiện tại không cho phép. Từ khi quyết định tham gia cuộc chiến này, chị đã không thể sống cho riêng mình nữa rồi.
Sau khi kể xong câu chuyện này với tôi, dù mắt vẫn đỏ hoe nhưng chị Hiền đã bình tĩnh hơn rất nhiều. Chị chào tôi để lên xe quay lại BV, tiếp tục công việc của mình bắt đầu lúc 22 giờ. Khi hỏi mong muốn của chị lúc này là gì, chị nói: “Chị muốn mình phải thật khỏe mạnh để hoàn thành tốt công tác, sớm đoàn tụ với gia đình. Chị muốn sớm thắp cho cha mình nén nhang. Chị muốn sớm kể cho ông nghe câu chuyện của chị để ông có thể tự hào về đứa con gái lớn của mình. Rằng chị đã cùng đồng đội của mình chống dịch như thế nào”.
Bắc Giang: Tăng cường bảo vệ trẻ em trong đại dịch Covid-19
Tỉnh Bắc Giang vừa ban hành công văn về việc tăng cường bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch Covid-19 và phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em trong mùa hè.
Các bệnh nhân mắc Covid-19 bế con nhỏ vào Bệnh viện dã chiến ở tỉnh Bắc Giang.
Theo đó, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội chủ trì, phối hợp với các sở, ngành có liên quan, UBND các huyện thành phố khẩn trương triển khai thực hiện Quyết định của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội về việc hỗ trợ cho trẻ em bị nhiễm Covid-19 và trẻ em phải cách ly tập trung để phòng, chống dịch Covid-19.
Phối hợp với Sở Y tế, Sở Giáo dục và Đào tạo, các sở, ngành có liên quan chỉ đạo, triển khai các biện pháp bảo vệ, chăm sóc trẻ em, bảo đảm an toàn, phòng, chống lây nhiễm Covid-19, phòng, chống xâm hại trẻ em ở gia đình, cộng đồng, cơ sở chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ em, khu công nghiệp và các địa bàn thực hiện cách ly y tế, giãn cách xã hội...
Cũng theo chỉ đạo của UBND tỉnh Bắc Giang, Sở Y tế có trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn các cơ sở y tế thực hiện các biện pháp bảo đảm an toàn, phòng, chống dịch Covid-19 cho trẻ em khi có trẻ em đến khám, chữa bệnh và sử dụng dịch vụ chăm sóc sức khỏe; chăm sóc, hỗ trợ tâm lý và điều trị kịp thời, hiệu quả cho trẻ em bị nhiễm Covid-19 và trẻ em đang thực hiện cách ly tập trung; thực hiện công tác phòng, chống tai nạn, thương tích, đặc biệt là phòng, chống tai nạn đuối nước cho trẻ em.
Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch chủ trì, phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh tỉnh, UBND các huyện, thành phố quan tâm, tăng cường cơ sở vật chất, nâng cao chất lượng giáo viên và hướng dẫn viên dạy bơi; vận động các gia đình chủ động đưa trẻ em đi học bơi và kỹ năng an toàn trong môi trường nước. Căn cứ tình hình diễn biến dịch bệnh Covid-19 tại địa phương để tổ chức các lớp dạy bơi và kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em.
Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các ngành, đơn vị liên quan và các địa phương trong việc tổ chức hoạt động hè cho trẻ em năm 2021 nhằm tạo môi trường gắn kết giữa gia đình, nhà trường và xã hội trong việc quản lý, bảo vệ, chăm sóc, giáo dục nâng cao ý thức tự quản, phấn đấu vươn lên trong học tập và rèn luyện của học sinh trong thời gian nghỉ hè đảm bảo phù hợp với tình hình thực tiễn hiện nay.
Các cơ quan, đơn vị cấp tỉnh theo chức năng nhiệm vụ tăng cường truyền thông, phổ biến kiến thức, kỹ năng về bảo vệ, chăm sóc, giáo dục trẻ em trong hoàn cảnh dịch bệnh và phòng, chống đuối nước trẻ em. Tăng cường phối hợp liên ngành trong việc chỉ đạo, triển khai công tác phòng, chống tai nạn, thương tích, phòng, chống đuối nước trẻ em. Tổ chức kiểm tra, thanh tra việc chấp hành các quy định pháp luật về phòng, chống tai nạn, thương tích, tai nạn đuối nước trẻ em.
Chủ tịch UBND tỉnh đề nghị Ủy ban MTTQ tỉnh và các tổ chức đoàn thể các cấp tăng cường tuyên truyền, vận động, kêu gọi sự hỗ trợ của cộng đồng và giám sát, phản biện xã hội việc thực hiện các nội dung về tăng cường bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong đại dịch Covid-19 và phòng, chống tai nạn, thương tích, đuối nước trẻ em trong mùa hè.
UBND các huyện, thành phố chủ trì, phối hợp với Đoàn TNCS Hồ Chí Minh và các tổ chức đoàn thể, tổ chức xã hội, cơ sở giáo dục thực hiện việc phân công bàn giao, quản lý, giám sát trẻ em trong thời gian nghỉ hè hoặc không đến trường do thực hiện cách ly y tế, giãn cách xã hội, bảo đảm an toàn, phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em tại gia đình và cộng đồng.
Tăng cường công tác tuyên truyền, vận động các hộ gia đình cam kết trách nhiệm xây dựng ngôi nhà an toàn; tuyên truyền nhắc nhở cha mẹ, gia đình có trẻ em phải thường xuyên quan tâm trông giữ, giám sát, quản lý các hoạt động của trẻ em, bảo đảm an toàn cho trẻ em. Báo cáo đầy đủ, kịp thời các vụ việc trẻ em bị bạo lực, xâm hại, đuối nước trên địa bàn về UBND tỉnh (thông qua Sở Lao động - Thương binh và Xã hội) ngay sau khi được phát hiện.
TP.HCM quyết liệt chống dịch trong 5 ngày tới Liên tiếp nhiều ngày ghi nhận số trường hợp bệnh nhân mắc COVID-19 ở mức 3 con số, TP.HCM đã, đang và sẽ quyết liệt hơn trong công tác phòng chống dịch nhằm nhanh chóng chặn đứng và tiến tới đẩy lùi dịch bệnh. Trong chiều ngày 26/6, Ông Nguyễn Thành Phong- Chủ tịch UBND TP.HCM đã có chủ trì buổi làm việc...