Chuyện những người phát thực phẩm cho bệnh nhân COVID-19 mắc kẹt tại nhà
Khi các ca COVID-19 tăng vọt ở thủ đô Indonesia, những tình nguyện viên như Badie Uzzaman đã vượt qua nỗi sợ hãi, hàng ngày đến giao thực phẩm miễn phí cho những người dương tính với virus SARS-CoV-2, nhưng buộc phải cách ly tại nhà vì các cơ sở y tế không còn giường bệnh.
Các tình nguyện viên của tổ chức phi chính phủ Indonesia Dompet Dhuafa phân phát thức ăn miễn phí cho bệnh nhân COVID-19 đang phải tự cách ly ở Nam Tangerang, ngoại ô Jakarta, Indonesia, hôm 11/7. Ảnh: Reuters
Badie Uzzaman, 26 tuổi, lái chiếc xe ba bánh đến nhà một bệnh nhân COVID-19, đặt hộp cơm bên ngoài và thông báo từ xa rằng thức ăn của họ đã đến.
“Thực sự tôi cảm thấy rất sợ”, Badie, một trong bốn tình nguyện viên cung cấp thức ăn cho 70 ngôi nhà ở Jakarta, Indonesia, 3 lần mỗi ngày, cho biết. “Tôi lo lắng suốt vì tôi có thể sẽ lây virus cho người thân của mình khi trở về nhà sau giờ làm việc.”
Nhóm tình nguyện viên chuẩn bị thức ăn miễn phí cho bệnh nhân COVID-19. Ảnh: Reuters
Badie làm việc cho tổ chức từ thiện phi lợi nhuận Dompet Dhuafa, hay còn gọi là “Chiếc ví của người nghèo”. Tổ chức này lập ra các nhà bếp với mục đích cung cấp thức ăn miễn phí cho bệnh nhân COVID-19 phải tự cách ly ở nhà, trong bối cảnh hầu hết bệnh viện ở Indonesia đều không còn giường điều trị. Dompet Dhuafa đang dự định mở thêm hai bếp nữa, sau khi một số bà nội trợ ngỏ ý giúp tham gia nấu cơm, hỗ trợ gà và rau củ.
Video đang HOT
Các tình nguyện viên của tổ chức phi chính phủ Indonesia Dompet Dhuafa. Ảnh: Reuters
Trong những ngày gần đây, các ca nhiễm mới do biến thể Delta nguy hiểm hơn gây ra, đang ngày càng gia tăng ở quốc gia đông dân thứ 4 thế giới.
“Nhiều bệnh viện đã kín chỗ. Chúng tôi quyết định tạo ra bếp này để giúp đỡ mọi người. Chúng tôi muốn cung cấp cho họ thức ăn bổ dưỡng, giúp tăng cường hệ miễn dịch để họ có thể hồi phục càng sớm càng tốt”, anh Ahmad Yamin, điều phối viên của tổ chức, cho biết.
Badie Uzzaman, 26 tuổi, tình nguyện viên của tổ chức phi chính phủ Indonesia Dompet Dhuafa, trò chuyện với một bệnh nhân COVID-19. Ảnh: Reuters
Khi khoảng 90% giường bệnh tại các bệnh viện ở thủ đô Jakarta đã kín chỗ, bệnh nhân COVID-19 có rất ít khả năng tìm được giường để điều trị. Vì vậy, lựa chọn duy nhất của họ là tự cách ly, chờ bình phục tại nhà và hạn chế lây lan virus SARS-CoV-2 cho người khác.
Các nhân viên y tế chuyển thi thể của một nạn nhân COVID-19 tử vong khi cách ly tại nhà ở Bandung hôm 18/7. Ảnh: AFP
Quốc gia hơn 270 triệu dân đã vượt Ấn Độ về số ca bệnh theo ngày, trở thành tâm dịch mới của châu Á. Indonesia ghi nhận gần 57.000 ca trong 24 giờ vào tuần trước, trong khi số ca tử vong theo ngày cũng tăng gấp đôi hồi đầu tháng 7, lên mức khoảng 1.000 ca một ngày.
Dẫu vậy, anh Badie và nhiều tình nguyện viên khác đã vượt qua nỗi sợ để nhận công việc phát thức ăn, giúp các bệnh nhân tự cách ly ở nhà mau bình phục.
“Sau tất cả mọi chuyện tôi không thể ngoảnh mặt làm ngơ. Tôi yêu công việc của mình và đó là điều khiến tôi tin rằng mọi thứ sẽ ổn”, Badie nói thêm.
Theo số liệu từ trang worldometers.info, Indonesia đã ghi nhận thêm 44.721 ca bệnh và 1.093 ca tử vong trong 24 giờ qua. Cho tới nay, quốc gia này ghi nhận tổng cộng trên 2,8 triệu ca bệnh với 73.582 ca tử vong.
Indonesia bị cảnh báo 'bên bờ thảm hoạ' COVID-19, giá oxy đột ngột tăng gấp ba
Giá oxy tại thủ đô Indonesia đã tăng gần gấp ba trong bối cảnh số ca mắc COVID-19 tăng vọt, khiến tổ chức Chữ thập Đỏ cảnh báo sắp sửa xảy ra "thảm họa" COVID-19 tại quốc gia Đông Nam Á này.
Một nhân viên làm đầy bình oxy để điều trị bệnh nhân mắc COVID-19 khi nhu cầu tăng tại tại Tây Java. Ảnh: Reuters
Theo hãng tin Reuters, trong nhiều ngày trở lại đây, Indonesia ghi nhận số ca mắc trong ngày cao kỷ lục với trên 20.000 trường hợp. Các chuyên gia y tế nhận định làn sóng dịch bệnh lây lan mới này là kết quả của sự xuất hiện biến thể Delta và việc người dân di chuyển trong tháng lễ hội ăn chay của người Hồi giáo.
Với thực trạng các bệnh viện quá tải và từ chối tiếp nhận bệnh nhân mắc COVID-19, một số người dân đã tìm cách mua oxy dự trữ cho các thành viên nhiễm virus điều trị tại nhà. Với nhu cầu cao, giá của một bình oxy đã tăng từ 50 USD lên 140 USD.
"Tôi xếp hàng ở đây để mua oxy cho vợ và con trai dương tính với COVID-19. Tôi đã đi nhiều nơi nhưng mọi chỗ đã bán hết", ông Taufik Hidayat (51 tuổi) chờ đợi tại một cửa hàng bán oxy. Trả lời phỏng vấn, các chủ cửa hàng bán oxy tại những khu vực khác ở Jakarta cũng chia sẻ lượng oxy dự trữ của họ đã cạn kiệt.
Ông Sulung Mulia Putra, một quan chức tại cơ quan y tế Jakarta, cho biết tình trạng thiếu hụt oxy tại bệnh viện là tạm thời và vấn đề phân phối đang được giải quyết. "Các nhà phân phối không có đủ phương tiện vận chuyển nên oxy sẽ được cảnh sát và hội Chữ thập Đỏ hỗ trợ", nhà chức trách nói.
Các bệnh viện trong một số khu vực bị dán nhãn "đỏ" được báo cáo luôn trong tình trạng quá tải, khi tỷ lệ kín giường bệnh lên tới 93%. "Các bệnh viện quá tải vì số ca mắc tăng vọt sau tháng lễ hội ăn chay và biến thể Delta", quan chức cấp cao Bộ Y tế Indonesia Siti Nadia Tarmizi cho biết.
Sự lan rộng của biến thể Delta đã làm dấy lên lo ngại về một cuộc khủng hoảng ở quốc gia đông dân thứ 4 thế giới. Jan Gelfand - Trưởng phái đoàn của Liên đoàn Chữ thập đỏ và Trăng lưỡi liềm đỏ quốc tế (IFRC) tại Indonesia - cho biết: "Mỗi ngày trôi qua, chúng ta lại thấy biến thể Delta đẩy Indonesia đến bờ vực thảm họa COVID-19".
Indonesia đang thúc đẩy chiến dịch tiêm chủng hàng loạt để ngăn chặn virus SARS-CoV-2 lây lan. Tuy nhiên tính đến thời điểm hiện tại, Indonesia mới chỉ có 13,3 triệu người trong tổng số 181,5 triệu dân được tiêm đủ hai liều vaccine. Cho đến nay, Indonesia đã nhận được tổng cộng 104 triệu liều vaccine ngừa COVID-19.
Theo trang mạng Worldometer, tính đến chiều 30/6, Indonesia ghi nhận tổng cộng 2.156.465 ca mắc COVID-19, trong đó có 58.024 trường hợp tử vong.
Vì đâu Indonesia bị cảnh báo là 'bom hẹn giờ' COVID-19? Quốc gia đông dân thứ tư thế giới Indonesia có thể sẽ phải đối mặt với tình trạng bùng phát lan tràn COVID-19 nếu giới chức y tế nước này không hành động tức thời. Nhân viên y tế lấy mẫu xét nghiệm COVID-19 tại Yogyakarta, Indonesia. Ảnh: THX/TTXVN Ở thời điểm hiện tại, Indonesia là tâm dịch lớn nhất ở Đông Nam...