Chuyện những người phá án “vô hình”
Tội phạm mạng đã trở thành vấn đề toàn cầu. Gần 1 tỷ USD đã “bốc hơi” khỏi các tổ chức tài chính trên toàn thế giới trong vòng 2 năm do bị tin tặc tấn công. Thông tin được hãng bảo mật Kaspersky Lab đưa ra đang khiến cả thế giới phải giật mình về quy mô và mức độ nguy hiểm của tội phạm mạng…
Tội phạm trên không gian ảo được nhiều quốc gia phát triển đưa vào nhóm những nguy cơ đe dọa an ninh lớn nhất cho đất nước, ngang hàng với tấn công khủng bố, vũ khí hóa học và thảm họa hạt nhân. Cục An ninh Văn hóa, Thông tin, Truyền thông thuộc Tổng cục An ninh – Bộ Công an được thành lập đã góp phần không nhỏ trong cuộc đấu tranh với loại tội phạm tàng hình này.
1.Năm năm kể từ ngày thành lập đơn vị thời gian chưa phải là dài. Nhưng những chiến công của những người lính Cục An ninh Văn hóa, Thông tin, Truyền thông quả thật đáng khâm phục. So với các lực lượng trinh sát trực tiếp chiến đấu khác như cảnh sát hình sự, cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy… thì công việc của những người lính Cục An ninh Văn hóa, Thông tin, Truyền thông cũng vô vàn những khó khăn, gian khổ; đòi hỏi cũng phải vất vả lăn lộn bỏ nhiều công sức mới có thể truy tìm được những thủ phạm “gây án tàng hình” trên mạng Internet.
Một đối tượng mua bán trái phép thông tin cá nhân bị trinh sát Cục An ninh Văn hóa, Thông tin, Truyền thông bắt quả tang.
Điển hình như vụ các trinh sát của Cục An ninh Văn hóa, Thông tin, Truyền thông phối hợp cùng các đơn vị của Tổng cục An ninh lần tìm ra những đối tượng tung tin đồn thất thiệt ông Trần Bắc Hà – Chủ tịch Ngân hàng Đầu tư & Phát triển Việt Nam (BIDV) bị bắt khiến cả thị trường, tài chính tiền tệ và chứng khoán Việt Nam bị chao đảo vào thời điểm tháng 2/2013. Tin đồn ông Trần Bắc Hà loang ra từ sáng 21/2/2013, đúng lúc ông đang chủ trì cuộc họp ban lãnh đạo BIDV để triển khai kế hoạch kinh doanh năm 2013.
BIDV đánh giá thông tin bịa đặt này ảnh hưởng xấu đến đến uy tín thương hiệu của mình cũng như thị trường chứng khoán, thị trường tài chính Việt Nam. Thị trường tài chính ngân hàng vốn đang căng thẳng sau kỳ nghỉ Tết âm lịch giờ càng thêm biến động bởi thông tin vô căn cứ. Tỷ giá đôla sau khi chững lại vào buổi sáng, bất ngờ tăng vọt trở lại vào buổi chiều 21/2, đáng chú ý là giá niêm yết trong ngân hàng vượt qua 21.000 đồng khiến ngay dân buôn đôla chợ đen cũng giật mình. Giá vàng tiếp tục giãn rộng khoảng cách so với thế giới khi lực mua bất ngờ tăng mạnh tại TP HCM.
Trên thị trường chứng khoán, khi xuất hiện tin đồn, phiên giao dịch chứng khoán chiều 21/2, thị trường bất ngờ quay đầu giảm mạnh. Chỉ số VN-Index mất hơn 18 điểm, tương đương 3,66%, còn HNX-Index mất tới 5,3%..
Thống kê trên toàn thị trường cho thấy, có tới 425 mã giảm giá, trong đó 153 mã giảm sàn. Gần 430 mã chứng khoán giảm điểm, trong đó 148 mã giảm sàn. Vốn hóa của thị trường chứng khoán đã mất 29.000 tỉ đồng trong chỉ 1 phiên giao dịch. Trên sàn HoSE, các mã bluechips như BVH, REE, HPG, VSH, DIG bị giảm sàn, còn các “đại gia” vốn hóa lớn như MSN, VNM, GAS, VIC, VCB, DPM, FPT, HAG… cũng giảm điểm. Việc giảm điểm của thị trường khiến giới đầu tư không khỏi lo ngại về một sự kiện “bất thường” sắp diễn ra.
Trước tác động tiêu cực, các trinh sát giỏi nhất của các đơn vị thuộc Tổng cục An ninh, trong đó có Cục An ninh Văn hóa, Thông tin, Truyền thông nhanh chóng được lệnh vào cuộc điều tra, rà soát làm rõ những đối tượng đã tung tin đồn.
Ngay sau khi tin đồn này được phủ nhận, thị trường chứng khoán đã khôi phục được một nửa số điểm ngay phiên giao dịch ngày hôm sau (22/2). Trên cơ sở kết quả xác minh, rà soát hàng chục đối tượng trong diện nghi vấn có sử dụng các nickname khác nhau trên các diễn đàn mạng Internet để đưa tin bịa đặt, các trinh sát đã làm rõ hành vi vi phạm của 3 đối tượng có liên quan: Đối tượng có nickname Casperkid@gmail.com trên diễn đàn Tathy.com, sinh năm 1980 hiện đang công tác tại một ngân hàng ở Hà Nội; đối tượng có nickname “hungpvn” trên diễn đàn f319.com sinh năm 1976 đang làm việc tại một Công ty kỹ thuật và sản xuất tại TP HCM; đối tượng có nickname “danghocdoi” trên diễn đàn Vietstock.com sinh năm 1985 làm việc ở lĩnh vực môi trường.
Lãnh đạo Cục An ninh Thông tin truyền thông triển khai các biện pháp công tác nghiệp vụ.
Kết quả điều tra của cơ quan an ninh xác định động cơ của các đối tượng không có mục đích phá hoại, nhưng có mục đích vụ lợi về kinh tế do những nghi phạm này đều chỉ là nhà đầu tư kinh doanh chứng khoán nhỏ lẻ. Tuy nhiên do muốn tỏ ra là nhà đầu tư thạo tin nên đã tung tin nhằm gây chú ý, đồng thời kiếm lời từ việc tung tin đồn.
2. Vào những năm trước đây, các đối tượng trộm cước viễn thông thường chuyển cuộc gọi từ nước ngoài qua vệ tinh, đối tượng ở trong nước dùng ăngten Parabol tiếp sóng rồi chuyển cuộc gọi vào hệ thống mạng điện thoại công cộng trong nước (PSTN) với các thiết bị cồng kềnh, dây nhợ lằng nhằng, dễ phát hiện.
Giờ đây, các đối tượng sử dụng dịch vụ FTTH có đường truyền internet tốc độ cao kết nối với các thiết bị đầu cuối là hộp chứa sim nhỏ gọn, tinh vi. Cuộc gọi từ nước ngoài được chuyển qua môi trường internet (loại hình điện thoại Phone to PC to phone) tới các địa chỉ IP lậu ở trong nước và chuyển vào PSTN, khiến việc phát hiện vô cùng gian nan, nhìn bề ngoài không thể biết được.
Video đang HOT
Một chiến công xuất sắc của các trinh sát Cục An ninh Văn hóa, Thông tin, Truyền thông trên lĩnh vực đấu tranh với các đối tượng trộm cước viễn thông phải kể đến vụ án triệt phá, bắt giữ các đối tượng có hành vi chiếm đoạt cước viễn thông quy mô lớn, chiếm đoạt gần 6 tỷ đồng chênh lệch cước viễn thông. Vào thời điểm cuối năm 2010, các trinh sát Cục An ninh Văn hóa, Thông tin, Truyền thông nhận thấy hiện tượng có người mua gom và cùng lúc đăng ký kích hoạt cả trăm sim điện thoại di động.
Nghi vấn có nhóm tội phạm trộm cước viễn thông đang hoạt động được đặt ra và các trinh sát lập tức lên kế hoạch theo dõi. Thủ đoạn hoạt động của bọn chúng là thường xuyên thay đổi địa điểm, hoạt động ở các khu vực hẻm hóc đông dân nhập cư, thuê bao chủ yếu là “sim rác”. Đến tháng 4/2011, các trinh sát phát hiện các đối tượng có dấu hiệu tụ về 3 địa điểm là Dĩ An (Bình Dương), quận 11 và Gò Vấp ở TP HCM để hoạt động. Vì thế lực lượng trinh sát đã được huy động tối đa, sử dụng các biện pháp nghiệp vụ để xác định số đối tượng liên quan, lập kế hoạch nhằm bắt quả tang đối tượng.
Tại các điểm xác định, nhìn bên ngoài không khác gì những ngôi nhà bình thường nhưng có điểm lạ là thường xuyên cửa đóng then cài. Riêng điểm ở quận Gò Vấp, trinh sát phát hiện một người đàn ông khoảng 40 tuổi thường lái ô tô chở vợ con đi chơi, ăn nhậu và khi về nhà thì lại đóng kín cửa. Người đàn ông khoảng 40 tuổi chủ ngôi nhà này là Nguyễn Trung Hiếu (SN 1970). Hiếu là con trai trong gia đình khá giả, có mẹ và hai chị ruột đang định cư ở Mỹ. Do vậy, Hiếu đã từng được gia đình cho đi du học ngành Quản trị kinh doanh ở Canada nhưng không chịu học đến nơi đến chốn mà bỏ về nước khi chưa tốt nghiệp. Tại ngôi nhà ở Gò Vấp, vợ chồng Hiếu sống không hôn thú và có một đứa con.
Qua theo dõi chi tiết hoạt động của Hiếu, các trinh sát nhận định nhiều khả năng Hiếu là đối tượng cầm đầu đường dây trộm cước viễn thông ở TP HCM. Một kế hoạch trinh sát phối hợp được vạch ra với yêu cầu phải bắt quả tang, vì chỉ cần chậm một vài giây là có thể đối tượng ngắt nguồn điện để xóa dấu vết. Các trinh sát tiếp tục trải qua hàng chục ngày đêm theo dõi, lần tìm và chọn thời điểm đối tượng sơ hở, chủ quan nhất để phá án.
Các trinh sát Cục An ninh Văn hóa, Thông tin, Truyền thông khám phá một chuyên án.
Đúng 23h ngày 19/12/2011, một tổ trinh sát đã mưu trí đột nhập vào nhà khi Hiếu đang nằm nghe nhạc, hút thuốc. Thấy các trinh sát, Hiếu không kịp trở tay, chỉ thốt ra câu “Dạ, em biết rồi” và líu ríu đưa các trinh sát vào phòng đặt hệ thống trộm cước. Trước hệ thống máy trộm cước đang hoạt động tối đa với hàng chục sim điện thoại di động, Hiếu chỉ còn cách ngoan ngoãn cúi đầu ký vào biên bản phạm pháp quả tang.
3.Là người đã từng nhiều năm gắn bó với công tác an ninh truyền thông, Đại tá Phạm Viết Bình, Trưởng phòng An ninh Báo chí tâm sự rằng: Cuộc chiến với những tên tội phạm mạng, hacker giấu mặt nóng bỏng và vô cùng gian khó. Bởi lẽ để có thể truy tìm ra những tên thủ phạm “gây án” trên mạng đòi hỏi ngoài việc mỗi trinh sát phải có trình độ, khả năng công nghệ thông tin cao còn phải có sự say mê, hết lòng với công việc.
Nhưng dẫu khó khăn, gian khó thế nào thì những người lính Cục An ninh Văn hóa , Thông tin, Truyền thông luôn khắc phục mọi khó khăn, lập nên nhiều chiến công xuất sắc, góp phần quan trọng vào cuộc đấu tranh với loại tội phạm “tàng hình” này, đảm bảo an ninh thông tin truyền thông. Những phần thưởng cao quý mà Đảng, Nhà nước, Bộ Công an đã dành cho Cục An ninh Văn hóa, Thông tin, Truyền thông: Huân chương Bảo vệ Tổ quốc Hạng Ba, Huân chương Chiến công hạng Nhất; Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ cùng nhiều huân, huy chương, bằng khen, giấy khen và các phần thưởng cao quý khác đã phần nào nói lên những cống hiến, đóng góp xuất sắc của họ trong suốt chặng đường dài giữ gìn an ninh, bình yên, hạnh phúc cho nhân dân…
Theo Công An Nhân Dân
TS Nguyễn Sĩ Dũng: Ủng hộ tội kinh tế nộp tiền thay tù
Việc tước bỏ quyền tự do, mạng sống của con người là vạn bất đắc dĩ. Quan điểm của cá nhân tôi là ủng hộ việc phạt tiền hơn là bỏ tù.
TS Nguyễn Sĩ Dũng, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội đã đưa ra quan điểm của mình trước việc dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi theo hướng tăng hình phạt tiền - hạn chế hình phạt tù đối với tội phạm kinh tế.
Tuy nhiên TS Dũng cũng cho rằng: "phải nhìn nhận một thực tế, khi cho phép nộp tiền thay thế có thể tính răn đe sẽ ít hơn. Bởi khi đó có thể phát sinh một suy nghĩ mình cứ phạm tội đi, đằng nào cũng chỉ phải nộp tiền. Nếu không bắt được thì mình thoát, còn bắt được thì mình trả tiền".
Phải cân nhắc
PV: Theo dự thảo Bộ luật Hình sự sửa đổi đang được hoàn thiện, liên quan đến tội phạm hoạt động trong lĩnh vực kinh tế Ban Soạn thảo đang sửa theo hướng tăng hình phạt tiền - hạn chế hình phạt tù. Theo ông việc điều chỉnh này nhằm mục đích gì? Ông có thể phân tích kỹ hơn căn cứ vào đâu lại có điều chỉnh này?
TS Nguyễn Sĩ Dũng: Hiện nay chúng ta đang tiến đến một xã hội hội nhập và văn minh, dân chủ và nhân đạo hơn. Theo đó mọi định chế hướng đến bảo vệ quyền con người hơn. Đó là một xu thế hợp lý và nhân đạo.
Về mặt lý luận có thể thấy phạm tội và trừng phạt trước hết là để đảm bảo tính răn để những hành động như vậy không xảy ra nữa.
Vậy điều này có thể đạt được do phạt nặng đến mức buộc mất quyền tự do thì tính răn đe sẽ cao hơn hay không? Rõ ràng điều này rất đa nghĩa. Tức là cũng có hình phạt nặng, thậm chí tội phạm kinh tế còn có mức phải tước đoạt cuộc sống. Đó là lập luận hình phạt càng nặng thì tính răn đe càng cao.
Nhưng cái chính của pháp luật sinh ra không phải để trừng trị mà để hướng tới sự răn đe, ngăn chặn tội phạm xảy ra và bảo đảm trật tự của xã hội. Đồng thời bảo đảm các giá trị khác của xã hội cũng như là quyền của các chủ thể khác. Đó mới là mục đích chính.
Thành thử phạt nặng để tăng tính răn đe chỉ là một cách nhưng nếu nghiên cứu kỹ chúng ta sẽ thấy phạt nặng không hẳn sẽ đạt được điều này. Chúng ta có thể nhìn nhận từ tội phạm ma túy. Pháp luật đã quy định phạt rất nặng và có thể tử hình nhưng thời gian qua có thể thấy vẫn không chấm dứt được những án về buôn ma túy.
Như vậy nếu dựa vào giả thuyết phạt nặng để tính răn đe cao thì thực tế thấy chưa hẳn là như vậy. Thế thì nhìn vào hiệu năng của pháp luật, phạt ở mức nhẹ hơn nhưng vi phạm là bị phạt ngay thì tính răn đe có khi lại cao hơn.
Việc phạt nặng cũng có thể sinh hậu quả. Khi nghiên cứu về hành vi của con người thấy, nếu đi trên đường vượt đèn đỏ bị phạt 200.000 đồng - 500.000 đồng/lần vi phạm. Mỗi lần vi phạm đều bị phạt thì đây là mức hợp lý và tính răn đe cao và việc nộp phạt sẽ xảy ra.
Còn nếu để có tình trạng bất hợp lý, ví dụ mức phạt là 5 triệu đồng thì sẽ xảy ra tình huống người ta có thể mua ông cảnh sát hoặc cưa đôi số tiền đó. Khi đó lại làm cho pháp luật bị nhờn.
Như vậy cũng như những gì liên quan đến con người, cái gì hợp lý và tính hiệu năng của pháp luật sẽ đạt được trên cơ sở hợp lý thì sẽ có hiệu quả cao hơn. Tôi muốn nhắc lại, sự hà khắc đôi khi không hẳn là có hiệu quả cao.
Đó là lý luận chung để hiểu tại sao việc phạt nói chung đối với các tội phạm là phải hợp lý và tính răn đe là do hiệu năng của pháp luật chứ không phải là sự hà khắc.
Trở lại với tội phạm kinh tế thì bao giờ nó cũng gắn với lợi ích kinh tế và tính răn đe của nó có thể đạt được là anh phạm tội kinh tế thì anh mất quyền tự do cũng là một cách. Nhưng có một cách khác là anh phạm tội kinh tế thì sẽ thiệt thòi hơn về kinh tế. Cách này có thể cũng có tính răn đe. Cách thứ hai này có vẻ nhân bản hơn.
Một điểm nữa là nếu cho phép nộp tiền thay án tù thì người đó có điều kiện tiếp tục cống hiến để làm ra các giá trị kinh tế.
PV: Trên thực tế từ trước tới nay những vụ tham nhũng lớn thường xảy ra ở những người có chức vụ cao trong bộ máy công quyền. Nhưng nếu xét theo thu nhập, ngạch lương của Việt Nam thì mức cao nhất cũng chỉ 14-15 triệu đồng. Vậy với những sai phạm nhiều tỉ đồng vấn đề nguồn tiền sẽ được đặt ra như thế nào? Có thể xảy ra tình huống tội phạm dùng chính tiền tham nhũng, trục lợi được để nộp phạt. Vậy nguồn tiền này liệu có cần xác minh nguồn gốc, thưa ông? Làm thế nào để không xảy ra tình huống này?
TS Nguyễn Sĩ Dũng: Rõ ràng việc truy xét nguồn tiền hợp pháp không chỉ với tiền nộp phạt mà nên áp dụng trong mọi chuyện.
Ví dụ tiền mua nhà cũng phải truy xét nguồn tiền xem có hợp pháp không. Những giao dịch tiền lớn đều phải xem xét. Đó là điều đương nhiên.
TS Nguyễn Sĩ Dũng: "Nếu cho phép nộp tiền thay án tù thì người đó có điều kiện tiếp tục cống hiến để làm ra các giá trị kinh tế".Nguy cơ khuyến khích tham nhũng
PV: Tội phạm kinh tế thời gian qua diễn ra trên diện rộng, từ các dự án công đến nguồn ODA. Trên nhiều diễn đàn, các lãnh đạo có thẩm quyền đều cho rằng tội phạm kinh tế đang diễn ra rất nghiêm trọng, đối tượng phạm tội có trình độ cao, quan hệ rộng, liên kết với nhau hình thành các nhóm lợi ích tìm mọi kẽ hở pháp luật để phạm tội. Trong khi đó những vụ việc phát hiện được chưa nhiều. Ông có cho rằng điều này sẽ càng phức tạp hơn khi cho nộp tiền thay thế tù sẽ làm phát sinh thêm tội phạm tham nhũng vì sẽ có trường hợp chấp nhận &'hy sinh đời bố củng cố đời con'?. Phương pháp này liệu có đủ sức răn đe?
TS Nguyễn Sĩ Dũng: Nếu nói phạt tiền để các chế tài của luật có tính răn đe thì mức phải cao hơn có thể gấp đôi, gấp ba hay bao nhiêu thì phải hợp lý. Còn thấp hơn thì không có ý nghĩa.
Việc tước bỏ quyền tự do, mạng sống của con người là vạn bất đắc dĩ. Nên quan điểm của cá nhân tôi là ủng hộ việc phạt tiền hơn là bỏ tù bởi khi đó nhà nước sẽ bớt phải chi phí cho những khoản xây nhà tù, nuôi bộ máy xây nhà tù, cung cấp các nguồn lực khác.
Tuy nhiên cũng phải nhìn nhận một thực tế, khi cho phép nộp tiền thay thế có thể tính răn đe sẽ ít hơn. Bởi khi đó có thể phát sinh một suy nghĩ mình cứ phạm tội đi, đằng nào cũng chỉ phải nộp tiền. Nếu không bắt được thì mình thoát, còn bắt được thì mình trả tiền.
Đó là vấn đề phải suy nghĩ bởi tính răn đe lúc này bị giảm tương đối. Vậy cái gì đúng, cái gì không đúng ở đây? Tôi cho rằng không có cái gì là tuyệt đối. Cho nên phải căn cứ trên nền tảng của xã hội mình như thế nào thì khi đó mình mới có thể nói cái gì đúng, cái gì không đúng.
Tức là khi một xã hội đạt đến trình độ lương tâm của con người ở mức cao thì rõ ràng là chúng ta nên áp dụng phạt tiền.
Còn ở xã hội con người lươn lẹo, mọi giá trị bị đảo lộn quá nhiều thì cũng phải cân nhắc. Trong trường hợp như vậy thì tôi nghĩ rằng để có lựa chọn tốt nhất thì cần có một cuộc điều tra xem lương tâm của xã hội mình đang mức nào.
Còn việc lo ngại pháp luật có kẽ hở, việc phát hiện còn ít... thì việc cho phạt tiền có thể làm phát sinh thêm tội phạm cũng chưa hẳn là như vậy. Bởi ở đây thì phạt tiền hay bỏ tù cũng như thế thôi.
PV: Vì tham nhũng thường theo dây nên hoàn toàn có khả năng sẽ xảy ra tình trạng họ nộp phạt thay 1 người. Vậy tình huống này được tính toán như thế nào, thưa ông?
TS Nguyễn Sĩ Dũng: Việc lo ngại sẽ có một người đứng ra nhận tội thay, nộp tiền phạt thay cho người khác là không có cơ sở. Bởi nếu không truy ra được tội của những người khác mà vẫn gọi là &'dây' thì cũng không thể kết luận người ra có tội.
Ở đây chúng ta phải theo nguyên tắc nếu cơ quan thực thi pháp luật không tìm ra được chứng cứ người ta phạm tội thì đương nhiên người ta vô tội. Còn bây giờ có thể nghi ngờ người này, người kia có liên quan đến việc tham nhũng, là tội phạm mà không chỉ ra được căn cứ phạm tội là không được.
Còn chứng minh được thì ở mức độ nào sẽ được xử theo mức đó.
PV: Có ý kiến cho rằng để tội phạm kinh tế có cơ hội thực hiện được mục đích của mình cũng là một vấn đề đặt ra cho cả những người giám sát vì tội phạm kinh tế sẽ ít xảy ra nếu hệ thống giám sát hoạt động hiệu quả. Điều này sẽ được đặt ra như thế nào khi sửa đổi luật chấp nhận cho người phạm tội nộp tiền thưa ông?
TS Nguyễn Sĩ Dũng: Như tôi đã phân tích việc tội phạm nhiều hay ít không thể đổ lỗi cho việc phạt tiền hay phạt tù mà là do khả năng của cơ quan điều tra, cơ chế phát hiện tham nhũng.
Nhưng có thể thấy rằng rất có thể việc cho phạt tiền rất có thể sẽ khuyến khích phạm tội tham nhũng vì thấy mức này nhẹ, tâm lý cho rằng phạm tội 10 lần chỉ phạt hiện có một lần vậy 9 lần kia vẫn là còn thừa.
Chính vì vậy vấn đề đặt ra ở đây là việc xử lý phải hiệu quả và xem tính nhân đạo xã hội phát triển đến đâu. Điều này cho thấy phải cân nhắc kỹ hơn các khía cạnh.
Xin trân trọng cảm ơn Tiến sĩ!
Theo Đất Việt
Trung Quốc nhờ phương Tây giúp truy tìm tội phạm kinh tế Trước tình trạng các quan chức trốn ra nước ngoài với hàng trăm tỷ USD bất hợp pháp mang theo trong những năm qua, Trung Quốc đang tìm cách đề nghị phương Tây phối hợp nhằm giúp giải quyết vấn đề này. Cảnh sát Trung Quốc dẫn độ một tội phạm kinh tế từ nước ngoài về nước (Ảnh: ChinaDaily) Theo thông báo...