Chuyện những người không có quyền… ốm
Anh Thư, nhân viên của một công ty giầy da ở Hà Nội, sụt sịt mũi trong thời tiết giá lạnh. Thấy mình có dấu hiệu cảm cúm, anh tranh thủ giờ nghỉ, chạy đi mua thuốc, uống liền. Anh giải thích một cách hài hước rằng, mình là người không được “quyền ốm” bởi anh mà ốm thì cả nhà anh cũng “ốm” theo.
“Một tay gánh vác”
Vợ chồng anh Thư đã có hai người con, cậu lớn học lớp ba còn cô em mới được bốn tuổi. Trước kia, vợ anh làm thợ may cho một cửa hàng may mặc ở Thanh Liệt, thời gian bỏ ra nhiều nhưng tiền lương nhận được lại bèo bọt, đang lúc con anh chị còn nhỏ không có người trông. Sau khi sinh con thứ hai, chị trở nên gầy và đau yếu, thế là anh quyết định để chị nghỉ việc, ở nhà lo chăm con và cơm nước cho chồng. Cũng kể từ đó, mọi việc trong gia đình đều do một mình anh Thư gánh vác.
Anh Thư kể rằng, với hơn một triệu đồng tiền lương anh kiếm được ở công ty giầy không đủ để chi trả cho gia đình. Do vậy, vào những buổi tối và ngày nghỉ, anh làm thêm ở cửa hàng bán và sửa chữa giầy của người quen cũng kiếm thêm được mấy trăm ngàn một tháng. Những chi phí của gia đình anh từ tiền cơm, áo, điện, nước, đến tiền đóng học cho con cũng chỉ trong đồng lương còm anh kiếm được.
“Mua bán cái gì cũng đắt đỏ, vợ mình phải chắt bóp lắm mà có tháng vẫn không đủ sống. Giờ mình nghỉ ốm một vài ngày thì gạo đâu mà ăn,” anh Thư giãi bày.
Tôi muốn nghỉ ngơi…!
Cũng giống như anh Thư, chị Khánh ở Yên Phụ, Hà Nội một mình chèo chống cho cả gia đình. Chồng chị đã nghỉ việc mất sức gần chục năm nay, anh bị bệnh huyết áp cao lại có tuổi nên không thể cùng vợ gánh vác công việc. Vì vậy, tiếng là phụ nữ nhưng mọi việc lớn nhỏ đều đến tay chị.
Là một giáo viên dạy văn, ngoài giờ đứng lớp, chị còn viết thuê kỷ yếu cho các trường, nhận biên tập và dịch sách, thậm chí, chị còn viết bài cộng tác với một số báo. Khi tiếng trống trường vang lên báo hiệu hết tiết học cũng là lúc chị vội vã ngồi lên chiếc xe phóng ngay đến nhà xuất bản.
Video đang HOT
Sau khi làm tròn công việc ở nhà xuất bản chị lại sấp ngửa về nhà lo cơm nước cho chồng con. Trong lúc mọi người vào giấc ngủ, chị Khánh vẫn kỳ cạch bên chiếc vi tính để soạn bài và hì hụi viết kỷ yếu… Công việc cứ thế xoay vòng, ngày nào cũng như ngày nào, đã lâu lắm, chị không có khái niệm về một ngày nghỉ.
Với suy nghĩ, mình phải chăm lo sức khỏe cho chồng và lo cho các con cuộc sống đầy đủ, không chỉ được học văn hóa mà còn được học thêm năng khiếu như nhạc, họa… để đời sống tâm hồn của chúng được phong phú, chị Khánh đành phải lao vào công việc đến “quên cả ốm”. Chị kể, nhiều khi cảm cúm vẫn phải vừa uống thuốc vừa đi làm.
Mặc dù, ở Việt Nam, thời nay được coi là thời của sự chia sẻ công việc gia đình, xã hội nhưng vẫn còn không ít những người có hoàn cảnh như anh Thư, chị Khánh, họ là những người “không được quyền ốm.”
Nhu cầu được sẻ chia
Dù khả năng xoay sở kinh tế dễ hay khó nhưng khi được hỏi, hầu như những “tay chèo” trong gia đình đều mong muốn mình nhận được sự chia sẻ của bạn đời.
“Người ta vẫn hay nói, đàn ông phải gánh vác gia đình nhưng chỉ một mình mình gánh nhiều lúc thấy cũng mệt mỏi,” anh Thư tâm sự.
Còn chị Khánh cũng kể rằng, chị không trách gì chồng nhưng quả thực đôi lúc chị thèm khát được một bờ vai để dựa dẫm. Có khi, công việc bế tắc nhưng chị không thể chia sẻ cùng chồng. Đến ngày đóng các khoản tiền, chị cũng đau đầu, muốn kêu nhưng lại sợ chồng suy nghĩ nên đành nín lặng. Đối với chị Khánh, chị không chỉ là người một mình lo cho cả gia đình mà chị còn như con thuyền đơn độc chở nặng nỗi niềm…
“Mình vừa làm chức năng một người vợ, người mẹ lại kiêm chức năng một người chồng, tuy đủ sức làm đấy nhưng đôi khi cũng thấy tủi,” chị Khánh bày tỏ.
Tiến sĩ Trịnh Hòa Bình, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, cho biết, dù với lý do gì, khi chỉ có một người gánh vác kinh tế và công việc trong gia đình sẽ khiến cho người đó không có thời gian cải thiện đời sống văn hóa, tinh thần. Những người này thường bị quay cuồng trong việc làm ăn sẽ khiến cho cuộc sống của họ mang màu sắc thực dụng, tâm hồn dễ bị cằn cỗi.
Bên cạnh đó, gánh nặng gia đình sẽ khiến họ bị mệt mỏi. Cuộc sống của những gia đình này dễ bị đẩy theo mỗi quan hệ một chiều, thiếu sự đối thoại, tương tác dần dẫn đến thiếu sự cảm thông lẫn nhau.
Ông Bình cũng cảnh báo, cuộc sống vợ chồng không có sự chia sẻ cho nhau sẽ có nguy cơ để bạn đời đi tìm sự chia sẻ và bù đắp từ bên ngoài, làm ảnh hưởng xấu đến hạnh phúc gia đình.
Theo Vietnam
Cô bé mồ côi ước mơ được cắp sách đến trường
Mới 14 tuổi đã mồ côi cả cha lẫn mẹ. Một mình gánh vác trọng trách của một trụ cột gia đình đó là nuôi em ăn học và phụ giúp người bà câm điếc.
Hoàn cảnh mà chúng tôi muốn nói tới là em Hoàng Thị Bé, 14 tuổi, ở bản Hy, xã Châu Hồng, huyện miền núi cao Quỳ Hợp, Nghệ An. Năm 2007, trong một trận ốm đau không tiền chữa bệnh nên cả cha và mẹ em đã mất, bỏ lại hai chị em côi cút và một bà bác ruột vừa câm, vừa điếc, mắt bị mờ... Lúc đó em Hoàng Thị Bé đang học dở dang lớp 7 và đành phải thôi học vì không có kinh phí.Trong ngôi nhà cũ nát do bố mẹ để lại đã xuống cấp nghiêm trọng, tháng 5/2009, cả bản Hy đã gom góp tiền của, ngày công, kết hợp với chương trình 134 của Nhà nước hỗ trợ, đã xây cho ba bà cháu được một ngôi nhà nhỏ lợp tấm pêroximăng. "Căn nhà" tuy chưa đẹp, nhưng cũng có chỗ ngủ ngon giấc, mưa đỡ dột, gió lùa.
Em Hoàng Thị Bé và bà Hốt cùng em trai trong căn nhà tuềnh toàng. Mấy bộ quần áo trên người của bà cháu Bé được một doanh nghiệp Quỳ Hợp tặng vào ngày đầu năm 2011.
Đã 3 năm rồi, em Hoàng Thị Bé bỏ học vì không còn điều kiện gì để đến trường nữa. Nhưng ước nguyện được đến trường của em vẫn còn cháy bỏng dù có muộn màng so với chúng bạn. "Em ước mong được đến trường lắm. Nhưng giờ gia đình không có tiền, ai nuôi bà và em...", em Hoàng Thị Bé tâm sự.
Căn nhà của ba bà cháu Hoàng Thị Bé
Từ ngày cha mẹ mất, Hoàng Thị Bé là trụ cột của gia đình bé nhỏ nên hằng ngày em phải đi kiếm ăn, cùng các chị, các cô, bà con trong bản như: hái rau, xúc xá, hải, kiếm củi và đi đãi quặng thiếc...
Em trai của Bé là Hoàng Văn Công, hiện đang học lớp 4A trường tiểu học xã Châu Hồng. Em Công rất ham học, chỉ sợ một ngày nào đó không đủ tiền mua sách vở và đóng học phí nên cũng phải bỏ học như chị Bé mà thôi...! "Cháu sợ em Công phải nghỉ học giữa chừng lắm...", Bé tâm sự.
Trao đổi với chúng tôi về hoàn cảnh gia đình em Hoàng Thị Bé, ông Vi Văn Hà - Bí thư chi bộ xóm bản Hy (xã Châu Hồng, huyện Quỳ Hợp, tỉnh Nghệ An) cho biết: "Hoàn cảnh gia đình cháu Hoàng Thị Bé thì cả xã Châu Hồng này ai cũng biết. Xóm bản Hy đã giúp đỡ rất nhiều rồi... Chuyện cháu Bé bỏ học thì chúng tôi cũng đã động viên để cháu đi học trở lại nhiều lần rồi, nhưng khó khăn nhiều quá, đành phải từng bước thôi, mà nhà trường cũng không thấy có ưu tiên gì với hoàn cảnh của cháu Bé cả.
Hơn nữa bà Hốt (bà bác của hai chị em Hoàng Thị Bé) vừa câm, điếc, lại mắt mờ... hiện vẫn chưa được hưởng chế độ 202, chúng tôi đã làm hồ sơ nộp lên xã lâu rồi nhưng không biết vì sao vẫn chưa được... Việc lo trước mắt của chúng tôi bây giờ là làm sao để cho ba bà cháu nhà ấy có một cái Tết bình thường như anh em xóm bản giống như mọi năm... Bản Hy còn nghèo lắm các anh ạ, rất mong được xa gần mở vòng tay nhân ái để cùng chúng tôi giúp đỡ ba bà cháu côi cút, tật nguyền này!".
Đến nhà em Hoàng Thị Bé, chúng tôi chứng kiến cảnh gia đình nghèo khổ, tuềnh toàng, không có gì đáng giá. Ngồi xổm giữa sân đất, em Hoàng Thị Bé nói với chúng tôi những lời từ gan ruột của một "người chủ gia đình" đang ở độ tuổi cắp sách tới trường, khiến chúng tôi chợt mủi lòng, cay cay nơi khóe mắt: "Cháu rất muốn đi học trở lại, nhưng không biết lấy đâu ra tiền để mua sách vở và nộp học phí... nhà cháu quanh năm chỉ đủ ăn hai bữa thôi, em Công còn được đi học là cháu mừng lắm rồi. Nhưng không biết em cháu còn học được bao lâu nữa, nếu khó khăn quá thì lại phải nghỉ học thôi, cháu sợ nhất là cả hai chị em cháu đều thất học, sau này khổ lắm các chú ạ. Hằng ngày đi làm việc để kiếm ăn, nhưng cháu chỉ ước sao cho cha mẹ sống lại như ngày trước, để cháu được cắp sách tới trường mà thôi....".
Ước mơ của con trẻ khiến chúng tôi mủi lòng và rơi nước mắt. Cái ngày cận Tết nhìn đi ngó lại trong căn nhà đơn sơ của bà cháu Bé chẳng có lấy một thứ gì ngoài gánh củi em vừa đi lấy ở rừng về bán để mua bát gạo.
Theo Dân trí
Những phụ nữ chờ bán sức giữa giá lạnh Phố phường Hà Nội như co lại vì lạnh giá tăng cường. Ở góc chợ, những người phụ nữ đang chạy ào ra khi có người muốn thuê việc... Nhọc nhằn bán sức Gạt vội chân chống những chiếc xe đạp "tồng tộc" cũ kỹ, lỉnh kỉnh những đòn gánh, mẹt, sàng, tải cũ... Hơn 10 người phụ nữ cùng ngồi co ro...