Chuyện những cặp đôi không hoàn hảo 2: Cuộc sống “không lành” giữa sữa đậu nành và trứng gà
Kết hợp sữa đậu nành và trứng trong bữa ăn sẽ cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng bởi trong sữa đậu nành có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà.
Cả buổi tối, cô chủ nhỏ khó chịu, nhăn nhó chỉ vì đầy bụng inh ích. Cái bụng nhỏ của cô chẳng thể nào tiêu hóa nổi số thức ăn vừa nạp vào. Bụng lẩm bẩm: Ngoài món trứng của bà chủ làm thì cô cũng đâu ăn thêm gì nhỉ. Tại sao lại khó chịu thế này?
Cô chủ chạy đến bên bà chủ mè nheo vì cái bụng mãi vẫn chưa bớt khó chịu. Lúc này, bà chủ mới tra hỏi ngoài ăn món trứng ra thì cô còn ăn thêm gì không? Cô phụng phịu kể, lúc chiều ba cô chủ đón cô ở cổng trường có mua cho cô một cốc sữa đậu nành. Khi gần đến giờ ăn cơm, cô chủ mới mang ra uống hết.
Một ly sữa đậu nành hàng ngày có tác dụng nhất định trong việc phòng ngừa ung thư đại tràng.
Bà chủ nhăn nhó khi đã tìm ra nguyên nhân khiến cái bụng của cô đầy ích như vậy. Bà dặn cô chủ lần sau không được uống sữa đậu nành và ăn trứng gà cùng bữa.
Bụng ngẩn tò te nghe bà chủ giải thích: Sữa đậu nành có tác dụng thanh phế, tiêu đờm, làm giảm mỡ máu, giảm huyết áp đối với những người có huyết áp cao. Mỗi ngày uống một cốc sữa đậu nành có tác dụng nhất định trong việc phòng ngừa ung thư đại tràng, đặc biệt đối với người tiểu đường có tác dụng giảm đường huyết tốt.
Nhưng khi kết hợp sữa đậu nành và trứng trong bữa ăn thì cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng bởi trong sữa đậu nành có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà.
Sữa đậu nành kết hợp với trứng gây khó tiêu, đầy bụng.
Bà chủ còn dặn dò:
1. Khi dùng sữa đậu nành nhất định phải được đun sôi kỹ trước khi uống bởi trong sữa đậu nành sống có chứa chất ức chế men trypsin, saponin và một số chất không có lợi khác nên nếu uống sữa đậu nành sống hoặc không được đun sôi kỹ sẽ gây ra buồn nôn, nôn, đau bụng đi ngoài,… thậm chí ngộ độc.
2. Không nên cho thêm đường đỏ khi uống sữa đậu nành bởi trong đường đỏ có chứa nhiều các axit hữu cơ như axit lactic, axit acetic…có tác dụng kết hợp các chất protit, canxi tạo thành các hợp chất biến tính làm mất đi các chất dinh dưỡng của sữa đậu nành, đồng thời ảnh hưởng tới sự hấp thu và tiêu hóa của cơ thể.
Video đang HOT
3. Không nên chỉ uống sữa đậu nành không bởi các chất dinh dưỡng trong đậu nành khi vào cơ thể đều bị chuyển hóa thành nhiệt lượng mà tiêu thụ mất do đó không còn tác dụng bổ nữa. Vì vậy, khi uống sữa đậu nành nên ăn thêm một chút điểm tâm như: bánh ngọt, bánh mì, bánh bao,… hay các sản phẩm chế phẩm của tinh bột. Tinh bột có tác dụng làm cho dịch vị được tiết ra khiến các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành được tiêu hóa, hấp thụ hoàn toàn.
4. Không nên uống quá nhiều sữa đậu nành trong một lúc. Đối với người lớn, một lần không nên uống quá 500ml, nếu không dễ dẫn đến đau bụng, đi ngoài do các chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành không được hấp thu hết ảnh hưởng không tốt đến tiêu hóa.
5. Không nên uống thuốc cùng với sữa đậu nành. Một số loại thuốc đặc biệt các thuốc kháng sinh như tetracycline, erythromycine có tác dụng phân rã chất dinh dưỡng trong sữa đậu nành.
6. Không nên đựng sữa đậu nành trong bình giữ nhiệt. Vi khuẩn rất dễ sinh trưởng, phát triển trong sữa đậu nành ở nhiệt độ ấm, sau 3 đến 4 giờ sữa đậu nành sẽ bị biến chất và không thể sử dụng được nữa.
7. Không phải ai cũng có thể hấp thu tốt sữa đậu nành bởi đậu nành có tính thiên hàn, hoạt lợi vì vậy những người tỳ vị hư hàn, sau ăn hay đầy bụng, chướng hơi, ợ hơi, ợ chua, dễ bị đi ngoài, người có triệu chứng thận hư, di tinh, tiểu đêm nhiều,… đều không hợp dùng, dễ làm cho các triệu chứng trên nặng lên.
Sau một hồi nghe giảng, cái bụng được tiếp thu thêm một số kiến thức bổ ích. Sau này, nhất định bụng sẽ không để mình đầy hơi, khó tiêu khiến cô chủ khó chịu nữa.
Phong Linh
Theo nguoiduatin
Không muốn rước đủ bệnh vào người thì đừng ăn những món kỵ nhau chan chát này
Có những loại thực phẩm rất bổ dưỡng, tốt vô cùng nhưng khi nấu hoặc ăn cùng nhau lại có thể trở thành 'thuốc độc', gây hại khủng khiếp cho cơ thể.
Ảnh minh họa: Internet
Theo thạc sỹ Hoàng Khánh Toàn, trong ẩm thực cổ truyền phương Đông, việc phối hợp các loại thực phẩm với nhau có ý nghĩa hết sức quan trọng, không những giúp cho mọi đồ ăn thức uống có thể phát huy tối đa hiệu quả bổ dưỡng. Tuy nhiên, người xưa còn rất chú trọng đến vấn đề kiêng kị giữa các loại thực phẩm.
Sau đây là một vài ví dụ điển hình trong vô số những kinh nghiệm của tiền nhân về những thực phẩm kị nhau để các bạn tham khảo:
Không nên ăn khoai lang cùng các thức ăn có vị chua.
Bí đao không nên ăn chung cùng các loại cá.Không dùng bí đỏ cùng thịt dê, thịt cừu vì dễ gây cước khí.
Cải xoong không nên nấu hoặc ăn cùng cá diếc.
Không nên ăn cà cùng ba ba, chuối và cá quả. Cũng không nên ăn cùng rong biển vì sẽ làm mất hết chất i-ôt có trong rong biển.
Không ăn ớt cùng gan dê, đu đủ và củ cải.
Mật lợn không dùng cùng quả hồng vì có thể bị sỏi thận.
Không ăn bong bóng lợn cùng quả thông 5 lá và sẽ dẫn đến tỳ hư, hoạt tinh.
Tuỵ lợn không ăn cùng hạt dẻ vì dễ gây táo bón.
Các loại cá không nên ăn cùng bí đao. Ảnh minh họa: Internet
Ruột già lợn không nên ăn cùng khoai môn (dễ gây tiêu chảy) và thịt thỏ (dễ gây đầy bụng, đau bụng, chậm tiêu).
Không ăn tiết lợn cùng với rau chân vịt và các loại hoa quả có độ chua cao vì có thể gây sỏi tiết niệu.
Thịt dê không nên ăn cùng kiều mạch và đậu đỏ.
Thịt bò không nên ăn cùng hạt dẻ, hạt kê, mật ong và cá.
Thịt chó kị hạnh nhân, đậu xanh, cá chép và lươn trạch. Sau khi ăn thịt chó không nên uống trà đặc.
Rau dền và quả lê vốn kỵ nhau: Nếu ăn cùng sẽ dễ bị nôn. Ngoài ra, bạn cũng không nên tráng miệng bằng quả lê sau bữa ăn có thịt ngỗng, vì hai món này khi kết hợp dễ gây sốt.
Sữa đậu nành với trứng gà: Trong sữa này có men protidaza kiềm chế các protein trong trứng gà, cản trở tiêu hóa, gây khó tiêu, đầy bụng.
Sữa đậu nành và đường đen: Bởi trong đường đen có chất axít Osalic và axít malic, nếu dùng đường đen sẽ gây ra tác dụng axít sinh ra chất "lắng biến tính", chất bổ sẽ bị giảm đi. Trẻ sơ sinh sẽ bị đầy bụng hoặc mất đi chức năng tiêu hóa. Vậy nên ta phải dùng đường trắng.
Sữa bò và nước hoa quả chua (cam, quýt): Bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa.
Củ cải trắng với các loại lê, táo, nho: Bởi Ceton đồng có trong những loại trái cây này phản ứng cùng axit cianogen lưu huỳnh trong củ cải, khiến người ăn bị suy tuyến giáp trạng và bướu cổ.
Sữa bò và nước hoa quả chua (cam, quýt): Bởi sữa bò chứa nhiều protein, trong đó chất cazeine chiếm tới 80%. Khi sữa bò pha lẫn hoặc uống cùng với nước trái cây chua sẽ làm cho chất cazeine kết dính, lắng đọng lại làm cho khó tiêu và rối loạn tiêu hóa.
Nếu trẻ uống lâu dài sẽ rất mắc bệnh methemoglobin gây khó thở, tím tái và có nguy cơ khiến trẻ tử vong. Nước hoa quả có tính axít, làm biến đổi tính chất của sữa bò gây khó tiêu.
Không nấu gan động vật với cà rốt, rau cần: Bởi là trong gan động vật, hàm lượng đồng, sắt và một số nguyên tố kim loại khác khá cao. Các ion kim loại rất dễ làm cho vitamin C có trong loại rau, củ, quả này bị ôxy hóa và mất hết công hiệu. Ngoài ra loại rau, củ, quả này chứa nhiều chất cellulose và acid oxalic ảnh hưởng tới sự hấp thụ sắt của cơ thể.
THÁI HÀ (TỔNG HỢP)
Theo Tiền phong
Những thực phẩm tối kỵ ăn cùng nhau vì dễ gây ngộ độc, nguy hiểm chết người Có một số thực phẩm dù rất bổ dưỡng nhưng khi ăn cùng nhau lại dễ gây ra những phản ứng tiêu cực cho sức khỏe của bạn. Sữa đậu nành và trứng gà Trứng gà kết hợp với sữa đậu nành dễ gây đầy bụng khó tiêu (Ảnh minh họa) Trứng gà rất giàu protein cung cấp dinh dưỡng và năng lượng...