Chuyện những bức ảnh Đại tướng ở Trường Sơn
Nghệ sĩ nhiếp ảnh Vương Khánh Hồng đã khóc khi nói về sự dung dị, gần gũi mà ông chứng kiến ở Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Chuyên đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp ở Đường Hồ Chí Minh mùa khô 1972-1973 – Ảnh trong bộ ảnhĐường Hồ Chí Minh những năm chiến tranh, Giải thưởng nhà nước 2012 – Ảnh: Vương Khánh Hồng
Ông Vương Khánh Hồng là người được Giải thưởng Nhà nước năm 2012 với bộ ảnh Đường Hồ Chí Minh những năm chiến tranh, vốn là phóng viên ảnh của Đoàn 559. Ông đã kể lại với Thanh Niên Online việc chụp ảnh Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong ba lần Đại tướng vào kiểm tra đường Trường Sơn các mùa khô từ năm 1969 đến 1973.
Ông Hồng nhớ lại: “Lần nào vào làm việc với Bộ tư lệnh Đoàn 559, Đại tướng cũng đề nghị cho anh em phóng viên vào quay phim, chụp ảnh trước, sau đó mới vào làm việc chính thức. Những lúc đó, Đại tướng thường làm những động tác rất đẹp để cho chúng tôi dễ quay phim, chụp ảnh. Nếu chưa được, Đại tướng thường diễn cho anh em chụp lại, quay lại. Giải thích với chỉ huy Đoàn 559, Đại tướng bảo: Mình cố một tí, để các cậu ấy khỏi bị phê bình.
Trên đường, xe Đại tướng thường đi sau xe dẫn đường, chúng tôi đi xe cuối cùng, nhưng bao giờ khi xuống xe, Đại tướng cũng phủi bụi, chỉnh đốn trang phục, rồi để ý xem anh em đến chưa, đã sẵn sàng chưa để anh em chụp ảnh.
Không chỉ lo cho chúng tôi, Đại tướng còn quan tâm tới tất cả anh em chiến sĩ. Trong chuyến đến kiểm tra đèo Phu La Nhích trên đất Lào mùa khô 1972-1973, anh em mở đường đang làm việc thấy Đại tướng đến thì reo ầm lên rồi chạy xuống đón. Đại tướng khi ấy tuổi đã 60, liền xua tay: “Để mình lên. Để mình lên”. Khi đi lên, Đại tướng lo tôi không lên kịp để chụp được ảnh, còn hỏi: “Hồng đâu rồi, chuẩn bị chụp ảnh đi này”. Sau khi xuống đèo, Đại tướng đến ngầm Ta Lê, cùng trong một trọng điểm, tại đây có rất nhiều bộ đội và thanh niên xung phong, ai cũng muốn thấy Đại tướng. Đại tướng biết ý, bèn đứng lên một cái đầu xe tải cho anh em thấy rõ.
Tôi nhớ mãi một lần về đến Bộ tư lệnh, Đại tướng đi xe của Tư lệnh Đoàn 559, khi đến nơi, Đại tướng gọi mình: Hồng ơi, cậu chụp cho mình với cậu Thắng cái ảnh. Thắng là lái xe cho Đại tướng, lúc đó trời đã xẩm tối, thấy ánh sáng yếu, Đại tướng hỏi: có khó quá không, liệu có được ảnh không. Rồi Đại tướng nhắc đi nhắc lại: Nếu được ảnh thì nhớ gửi cho cậu Thắng nhé. Tấm ảnh ấy, ông Thắng hiện đang phóng lớn, treo ở nhà. Đại tướng thật là vĩ đại, lo bao nhiêu việc lớn thế mà còn lo những việc thật chi tiết để động viên bộ đội.
Video đang HOT
Tôi cũng nhiều lần được Đại tướng cho chụp ảnh chung. Nhưng đáng nhớ nhất là lần Đại tướng làm việc với Tỉnh ủy Quảng Bình năm 1970. Hôm ấy, lúc giải lao, Đại tướng bảo tôi: Tớ với cậu chụp chung nào, rồi bảo tôi đưa cho thư ký một chiếc máy ảnh. Rồi Đại tướng bắt tay tôi, hỏi: Cậu có vợ chưa? Mình chưa kịp nói gì, Đại tướng đã bảo Tư lệnh Đồng Sĩ Nguyên: Ông xem có cô nào xinh xắn thì gả cho Hồng, chứ để một cậu đẹp trai thế này ở không thì phí quá. Ông Nguyên biết mình có vợ rồi, chỉ cười. Nhưng sau đó, Đại tướng quay lại hỏi thư ký: Cậu đã chụp chưa. Anh này nói chưa chụp kịp. Đại tướng cười: Cậu kém quá, tôi đã diễn hay như thế mà vẫn chưa chụp được. Thế là ông “diễn” lại lần nữa, chỉ để cho tôi được chụp ảnh.
Một trong những bức ảnh Vương Khánh Hồng chụp Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong bộ ảnh Đường Hồ Chí Minh những năm chiến tranh chống Mỹ đã được giải thưởng Nhà nước năm 2012. Đó là bức ảnh ông Hồng chụp trong mùa khô năm 1972-1973, ở khu vực Binh trạm 32, trên địa phận tỉnh Savanakhet, Lào. Trong ảnh, Đại tướng đang nghỉ chân, cầm một chiếc máy ảnh và nói về sự vất vả, khó khăn của việc chụp ảnh với các cán bộ Đoàn 559 đứng quanh.
“Tôi muốn tặng tấm ảnh này cho Đại tướng, nhưng mấy năm trước Đại tướng yếu, mệt. Bây giờ thì mãi mãi không làm được việc ấy nữa rồi”, ông Vương Khánh Hồng khóc.
Theo TNO
Đại tướng Võ Nguyên Giáp, con người làm thay đổi dòng chảy lịch sử
Tiếp PV Thanh Niên Online tại ngôi nhà riêng ở phố Liễu Giai (Hà Nội), khi nhắc đến Đại tướng Võ Nguyên Giáp, trung tướng Phạm Hồng Cư, nguyên Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị (Bộ Quốc phòng), nhắc lại lời đánh giá của nhà sử học nổi tiếng người Anh Peter MacDonald, rằng Đại tướng là "một trong những người hiếm hoi của thế giới này đã làm thay đổi dòng chảy của lịch sử."
Chuyên đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp
Trung tướng Phạm Hồng Cư - Ảnh: Độc Lập
Câu chuyện của chúng tôi xoay quanh những mối quan hệ trong gia đình vì trung tướng Phạm Hồng Cư vừa là đồng đội nhưng cũng là người em cột chèo của Đại tướng.
Trung tướng Phạm Hồng Cư nói: Anh Văn (tên thường gọi của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - PV) vừa là anh cả của quân đội nhưng vừa là anh cả trong gia đình. Chúng tôi đều là con rể của cố giáo sư Đặng Thai Mai. Anh Văn lấy chị Bích Hà là chị cả, sau chị Hà là nhà tôi, bà Đặng Thị Hạnh, và còn một số em nữa.
Trong mối quan hệ gia đình chúng tôi rất thân mật. Đặc biệt gia đình có những buổi sum họp như chúc mừng năm mới, chúng tôi đều đến chúc mừng anh chị. Có lần tôi bế cháu nội của tôi mới ba tuổi đến và được anh Văn bế ngồi ngay cạnh chụp ảnh. Bây giờ nó đã 27 tuổi rồi và coi bức ảnh đó như báu vật.
Cũng có những lúc anh có gọi tôi và một số người đến giúp anh thể hiện một bài báo nào đấy. Đặc biệt là anh Hữu Mai, nhà văn quân đội, đã thể hiện hồi ức của anh Văn từ khi gặp cụ Hồ cho đến Điện Biên Phủ. Đại tá Phạm Chí Nhân, nguyên Cục phó Cục Tuyên huấn, giúp anh Văn thể hiện đoạn đại thắng mùa Xuân 1975.
Bộ hồi ức đó được nhiều người, đặc biệt là các nhà văn, đánh giá cao. Nhưng có một vấn đề là giai đoạn từ khi anh Văn chào đời đến khi gặp Bác Hồ thì chưa có ai viết cả. Tôi nhận viết đoạn này và coi đây là một kỷ niệm sâu sắc của đời mình.
* Vậy đứng ở góc độ anh em cột chèo, đồng hao với Đại tướng, ông đánh giá như thế nào về người anh cột chèo của mình?
- Nói tiếp về cuốn hồi ức của Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Chỉ có tôi mới có đủ điều kiện sưu tầm chi tiết bởi anh Văn trực tiếp kể cho tôi. Nhưng người giúp tôi thể hiện cuốn sách nhiều nhất chính là chị Bích Hà. Tôi đến thăm, hỏi về anh Văn thì chị ấy kể. Tôi còn phải đi vào Quảng Bình tìm lại ngôi nhà xưa, tìm lại kỷ niệm thời niên thiếu của anh Văn, vào cả Huế, đến nhà lao Thừa Phủ nơi giam người thanh niên Võ Nguyên Giáp... để viết cuốn sách.
Chính trong điều kiện ấy, tôi có điều kiện thuận lợi hơn các nhà báo khác trong việc viết những đoạn về tướng Giáp mà không có một tư liệu nào thể hiện. Đặc biệt tôi được chị Hà tin tưởng nên trao cho tôi nhiều tư liệu của gia đình rất quý như thư của bà cụ (mẹ của Đại tướng Võ Nguyên Giáp - PV) viết cho Hà và Giáp gửi ra Việt Bắc. Bức thư này do cháu Hồng Anh khi đó 6 tuổi viết cho bà, nên nét chữ còn trẻ con.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp và trung tướng Phạm Hồng Cư có mối quan hệ rất đặc biệt vì vừa là đồng đội nhưng vừa là anh em cột chèo - Ảnh: Độc Lập chụp lại tư liệu của trung tướng Phạm Hồng Cư
Mối quan hệ gia đình cho phép tôi trong một thời gian rất ngắn sưu tầm được rất nhiều tư liệu quý được kể qua những câu chuyện của những người trong gia đình. Thí dụ như có việc thế này, là bên Pháp đưa tin tướng Giáp sinh năm 1910. Họ có đủ tư liệu lưu trữ giấy tờ, kể cả giấy tờ bỏ tù, giấy tờ khai sinh, đi học của tướng Giáp để chứng minh. Có thông tin tướng Giáp sinh năm 1911. Còn trong từ điển bách khoa của Anh lại ghi sinh năm 1912.
Để lý giải mục này, tôi phải đi hỏi chị Hà. Nếu không có điều kiện hỏi chị Hà thì hỏi ai có thể cắt nghĩa được tại sao lại có tới ba năm sinh khác nhau. Khi được hỏi, may quá chị Hà bảo đi hỏi bà cụ. Lúc đó bà cụ vẫn còn sống. Tôi nhờ chị Hà hỏi hộ và được bà cụ trả lời anh Văn tuổi Hợi, tức là sinh năm 1911. Bà cụ kể anh Văn sinh ra trong ngày lũ lụt, ở Quảng Bình lúc đó nước dâng rất cao.
Bà cụ còn kể anh Văn được sinh ra gần gốc cây mít, xung quanh nước tràn khắp nơi. Cho nên có thể khẳng định ngày 25 tháng 8 năm 1911 là ngày sinh của anh Văn. Còn tại sao ngày 25 tháng 8 bởi bà cụ nói ngày ta rồi nhờ một nhà khoa học tính ra ngày tây.
Sau này tôi có hỏi anh Văn tại sao có nhiều năm sinh như vậy, anh Văn cười bảo có gì đâu, khai tăng tuổi để đi thi. Thế là vấn đề được giải quyết. Kể cho anh biết như vậy để thấy rằng nếu không phải là tôi thì khó có người hỏi được những thông tin trên. Cho nên đồng hao mang lại những thuận lợi cho tôi.
- Thế giới đã đánh giá, như một câu của ông Peter MacDonald, một nhà sử học người Anh đã đánh giá: "Đó là một trong những người hiếm hoi của thế giới này đã làm thay đổi dòng chảy của lịch sử". Hay là đánh giá Đại tướng Võ Nguyên Giáp là một trong những vị thống soái của mọi thời đại của nhà sử học Mỹ Cecil B. Currey.
Tôi chỉ là một cán bộ dưới quyền của Đại tướng, đồng thời cũng có mối quan hệ chút ít trong gia đình. Muốn đánh giá Đại tướng nên đánh giá ở góc độ khoa học, lịch sử, của lòng dân. Mấy hôm nay, anh đi xem thấy đó, người dân quý trọng Đại tướng đến mức nào. Người dân quý trọng Đại tướng không chỉ vì cái tài mà còn vì cái đức.
Một lần anh Văn có nói với tôi là người đầu tiên dạy anh về đạo đức cách mạng chính là Bác Hồ. Đôi mắt tinh tường của Bác Hồ đã phát hiện ra con người từ một nhà giáo, nhà báo để thành lập nên Quân đội nhân dân Việt Nam.
- Anh Văn rất thân mật, yêu thương con cháu. Rõ ràng anh là một người chồng, người cha, người ông hết lòng vì công việc và yêu mến con cháu.
Theo TNO
Dòng người đến viếng Đại tướng như dài thêm... Sang ngày thứ ba viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp tại nhà riêng (ngày 9.10), dòng người đến ngôi nhà số 30 Hoàng Diệu (Hà Nội) như dài thêm... Chuyên đề: Đại tướng Võ Nguyên Giáp Dòng người đến viếng Đại tướng Võ Nguyên Giáp vẫn không dứt Nghe tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp mất, tối 8.10, bà Nguyễn Thị Tâm, quê...