Chuyện nhặt lúc tắc đường
“Chỉ còn 500m nữa là đến nhà, vậy mà tôi chôn chân ở chỗ ùn tắc này hơn 1 giờ rồi, chưa biết đến khi nào mới thoát?”. “Tôi đi từ Hải Phòng lên Hà Nội hết đúng 1 giờ 15 phút.
Vậy mà từ Phú Diễn ( Bắc Từ Liêm) lên hồ Hoàn Kiếm, tắc 3 chặng, mất gần 3 giờ”… Đó chỉ là hai trong muôn vàn câu chuyện “cười ra nước mắt”, phóng viên Báo Hànộimới đã ghi lại được khi cùng “chìm” trong dòng phương tiện tại một số điểm đen về ùn tắc giao thông trên địa bàn thành phố Hà Nội.
Cơn mưa xảy ra đúng vào giờ cao điểm sáng 1-10 gây ùn tắc giao thông nghiêm trọng trên đường Trần Duy Hưng (quận Cầu Giấy), hướng đi Nguyễn Chí Thanh.
Tiến không được, lùi cũng không xong
Hai câu chuyện trên là chuyện thường ngày tại các nút giao thông trọng điểm thường xảy ra ùn tắc giao thông như Xuân Thủy – cầu vượt Mai Dịch; Nguyễn Trãi – Trường Chinh; Láng – Lê Văn Lương… Chỉ trong một giờ chịu chung cảnh tắc đường, phóng viên Báo Hànộimới đã thấm đủ: Bức xúc, khó chịu, mệt mỏi…
Video đang HOT
Chiều 30-9, trong câu chuyện với chị Nguyễn Thúy Tâm, khu chung cư 83 Vũ Trọng Phụng ( quận Thanh Xuân) khi cả hai cùng đứng chờ vì tắc đường ở nút giao thông Láng – Lê Văn Lương, mới thấy sự lo lắng của một người mẹ. Con gái chị học lớp 11 Trường Trung học phổ thông Kim Liên, hằng ngày tự đi học chính khóa và học thêm bằng xe đạp điện ở khá nhiều nơi: Từ đường Nguyễn Trãi ra Trường Chinh rồi lại đi qua nút giao thông đường Láng – Lê Văn Lương. Chị Tâm kể, chiều 22-9, do nhiều tuyến phố mưa to gây úng ngập, tuyến Thái Hà, Nguyễn Tuân, Nguyễn Trãi, Nguyễn Xiển… ùn tắc cục bộ, con gái chị về nhà ướt từ đầu đến chân, khiến chị xót xa, không dám nhìn vào mắt con gái vì không biết trên gương mặt đang ướt nhoẹt kia là nước mưa hay nước mắt?
Hơn 2 năm sau khi “tậu” được căn nhà mới tại tòa chung cư CT13B Khu đô thị Kim Văn – Kim Lũ (quận Hoàng Mai), nỗi ám ảnh thường trực của anh Trịnh Duy Khương cũng là nỗi “thống khổ” của nhiều người dân đang hằng ngày đi lại tại nút giao Nguyễn Trãi – Khuất Duy Tiến là: Ùn tắc giao thông.
Để vượt qua quãng đường 8km từ nhà tới cơ quan đúng giờ yêu cầu, mỗi ngày anh Khương phải rời nhà từ 6h30 sáng và trở về nhà buổi tối khi vợ mệt mỏi vì chờ chồng về ăn cơm và cậu con trai hơn 2 tuổi đã ngủ gật. Không ít lần, anh phải “nếm” cảm giác đói lả sau tay lái, nhìn thấy nhà mình nhưng phải đứng chôn chân, nhích từng centimet giữa biển người với những luồng giao thông xung đột tưởng chừng không có lối thoát.
Đỉnh điểm nhất có lần quên đổ xăng xe, sau gần 1 giờ cầm cự, thoát qua được đoạn đường Khuất Duy Tiến cũng là lúc xe của anh hết xăng. Cực chẳng đã, anh Khương đành phải thuê xe ôm đi mua xăng bằng can nhựa để “tiếp tế”. Sau lần đó, anh Khương luôn mua đồ ăn vặt “thủ” sẵn trên xe và bơm đầy bình xăng. Song dù cố gắng đến mấy, anh vẫn không thể cứu vãn nổi tình trạng đi ngày càng sớm, về ngày càng muộn. Giải pháp mà vợ chồng anh nghĩ tới đó là: Bán nhà tránh tắc đường!
Với cánh lái xe tải như anh Quách Văn Xuân (huyện Thanh Oai) không ngày nào không chứng kiến cảnh ùn tắc trên các tuyến đường mình đi qua. Anh nhớ như in những “điểm đen” như Cổ Nhuế – Phạm Văn Đồng, Châu Văn Liêm – Lê Quang Đạo, đường 70… để chủ động “né” cho an toàn. Tuy nhiên, “chạy trời không khỏi nắng”, anh nhiều lần phải ngán ngẩm khi đứng giữa “biển” xe khổng lồ, không thể nhúc nhích. Đó là cầu Chương Dương ùn tắc kéo dài đến phố Nguyễn Sơn; nút giao Ngã Tư Sở kẹt cứng qua Khu đô thị Royal City, kéo đến tận Công ty Thuốc lá Thăng Long… Hay bốn, năm dãy xe ô tô xếp dàn hàng ngang tràn kín đường Trần Duy Hưng khiến các phương tiện muốn sang đường tại các điểm quay đầu không thể vượt qua.
Đến trường, đi làm, cứu người – đều khó
Người tham gia giao thông đứng chôn chân giữa đường, buộc phải hủy nhiều buổi học của con, lỡ nhiều cuộc họp, về nhà quá muộn… Tuy nhiên, tình cảnh của họ dường như chưa thấm là bao so với những tình huống dở khóc, dở cười, những câu chuyện đáng tiếc. Đó là những chiếc xe cứu thương 115 chịu chung cảnh đứng im không nhúc nhích, dù ở nơi nào đó có bệnh nhân đang chờ đợi từng giây, phút để được cứu sống. Đó là những ánh mắt bất lực của lực lượng cứu hỏa khi tại một tuyến phố hay con ngõ nhỏ có những đám cháy cần được dập tắt. Đó cũng là sự mỏi mệt, hay bất lực của lực lượng Cảnh sát giao thông tại các nút giao thường xuyên xảy ra ùn tắc. Trong những phút cao điểm, ai sẽ là người “giải cứu” cho xe cứu thương, xe cứu hỏa thoát khỏi ùn tắc giao thông, câu hỏi này đến nay vẫn chưa có lời giải đáp?
Hiểu rõ hơn ai hết sự chờ đợi được cứu sống của bệnh nhân, các cán bộ, y, bác sĩ Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội luôn “gồng” mình và làm việc đúng lương tâm của nghề. Phó Giám đốc Trung tâm Cấp cứu 115 Hà Nội Trần Anh Thắng chia sẻ, có những tình huống đáng buồn khi lực lượng cứu thương buộc phải đi trái đường để đến nơi xảy ra tai nạn giao thông nhưng không giúp được gì cho bệnh nhân. Cụ thể, 17h18 ngày 29-9 vừa qua, đã xảy ra tai nạn giao thông ở 321 phố Vĩnh Hưng (quận Hoàng Mai) nên họ đã gọi xe cấp cứu 115. Tuy nhiên, do tắc đường cục bộ tại cây xăng Lương Yên (quận Hai Bà Trưng), dù còi xe cấp cứu liên tục bấm xin nhường đường nhưng vẫn không có tác dụng. Cảm thấy bất lực, lái xe Đào Tuấn Anh đã xin tín hiệu đi trái đường. 40 phút sau, khi xe đến thì được biết, bệnh nhân không chờ được đã vừa rời đi ít phút. Lúc này đây, tâm trạng của các y tá, bác sĩ hay lái xe đều cảm giác trĩu nặng, không biết bệnh nhân đó có qua khỏi hay không?
Chia sẻ điều này, Trung tá Thiều Mạnh Ngọc, Đội trưởng Đội Cảnh sát giao thông số 5 ( Phòng Cảnh sát giao thông, Công an thành phố Hà Nội) cho biết, thực tế tình hình ùn tắc đang gây khó khăn nếu xảy ra sự cố cháy nổ, hay xe cứu thương làm nhiệm vụ. Trung tá Ngọc đưa ra dẫn chứng cụ thể, trong vụ cháy xe Range Rover trên cầu Chương Dương xảy ra chiều 27-9-2020, Thượng úy Phan Đức Hùng và Nguyễn Quang Vinh, Đội Cảnh sát giao thông số 5 đã phải hỗ trợ chặn xe từ 2 phía, đồng thời liên tục cảnh báo để 2 xe cứu hỏa Công an quận Long Biên chạy ngược chiều nhanh chóng tiếp cận hiện trường làm nhiệm vụ.
Những câu chuyện buồn, tình huống khó xử lý, tâm trạng mệt mỏi luôn thường trực với mỗi người dân khi ra đường bị nhấn “chìm” trong dòng phương tiện tại các điểm ùn tắc giao thông. Câu hỏi chung của mỗi người khi tham gia giao thông lúc này đều chung nhau: Bao giờ thì mới hết khổ do tắc đường?
Tập trung nhiều giải pháp kéo giảm tai nạn giao thông
Với quyết tâm kéo giảm tai nạn giao thông (TNGT), Ban An toàn giao thông (ATGT) huyện Tam Nông cùng các cơ quan thành viên đã triển khai thực hiện nhiều giải pháp kéo giảm TNGT trong năm 2020.
Lực lượng Công an huyện, các ngành liên quan đã xây dựng kế hoạch, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm ATGT 2020 với chủ đề "Đã uống rượu bia, không lái xe" và tổ chức nhiều đợt phát động thi đua chuyên đề trong công tác đảm bảo ATGT trên địa bàn huyện.
Lực lượng Công an tuyên truyền an toàn giao thông cho học sinh trong buổi chào cờ
Từ tháng 2/2020, UBND huyện Tam Nông đã xây dựng, ban hành kế hoạch cụ thể hóa công tác ATGT năm 2020 trên địa bàn; triển khai cho các ban, ngành, tổ chức chính trị - xã hội huyện, các cơ quan thành viên Ban ATGT huyện và UBND các xã, thị trấn tập trung công tác đảm bảo ATGT. Công an huyện Tam Nông, Đội Cảnh sát giao thông huyện đã tổ chức các đợt tuần tra kiểm soát thường xuyên và theo chuyên đề. Đến tháng 9/2020, lực lượng Công an huyện đã tuần tra, phối hợp tuần tra kiểm soát 629 lượt, qua kiểm tra phát hiện lập biên bản 404 trường hợp, tạm giữ 228 xe mô tô, 113 giấy xe mô tô, 2 xe ô tô và 61 giấy xe ô tô, trong đó có 4 trường hợp vi phạm nồng độ cồn. Ngoài ra, lực lượng Công an huyện cũng đã phạt bổ sung, tước quyền sử dụng giấy phép lái xe ô tô, mô tô 22 trường hợp, giáo dục nhắc nhở 784 trường hợp vi phạm. Đồng thời tổ chức tuần tra kiểm soát "Chuyên đề tổng kiểm soát phương tiện" được 14 lượt, có 58 lượt cán bộ, chiến sĩ tham gia, kiểm tra 110 phương tiện, lập biên bản 8 trường hợp, tạm giữ 3 xe mô tô, 4 giấy xe mô tô và 1 giấy xe ô tô. Tiến hành xử lý hành chính 379 trường hợp, phạt cảnh cáo 36 trường hợp.
Lực lượng Công an còn phối hợp với Đội Thanh tra giao thông số 2 tổ chức tuần tra 8 lượt trên các tuyến Tỉnh lộ ĐT 843, ĐT 844, ĐT 855 và đường Võ Văn Kiệt (đoạn đi qua địa bàn huyện). Qua kiểm tra, nhắc nhở 25 phương tiện, cho làm cam kết 47 trường hợp mua bán lấn chiếm lòng, lề đường. Giải tỏa hành lang lộ giới tuyến Tỉnh lộ ĐT 844 theo Kế hoạch số 18/KH-BATGT ngày 24/7/2020 của Ban ATGT tỉnh tháo dỡ 2.370 trường hợp vi phạm, gồm chặt mé cây xanh các loại, xử lý các trường hợp che chắn lấn chiếm đất của đường bộ; kệ phơi nông sản, hàng rào; bảng hiệu che khuất tầm nhìn, gây cản trở lưu thông của người điều khiển phương tiện.
Các cơ quan thành viên Ban ATGT huyện tập trung công tác tuyên truyền giáo dục pháp luật về ATGT đến cán bộ, công chức, viên chức, người lao động, học sinh và người dân. Đội Cảnh sát giao thông huyện chiếu phim phóng sự về ATGT tại nơi tiếp dân được 119 lượt có 5.681 lượt người dự nghe, tuyên truyền cá biệt được 433 trường hợp vi phạm. Tại các đơn vị trường, lực lượng Công an phối hợp tuyên truyền hơn 500 lượt ATGT trong trường học với hơn 144.886 lượt học sinh tham dự. Công tác đầu tư xây dựng và kiểm tra bảo vệ kết cấu hạ tầng giao thông từng bước hoàn thiện, đã thi công hoàn thành và đưa vào sử dụng hơn 10km đường giao thông gồm các tuyến đường: Cụm dân cư Trung tâm xã Phú Đức, bờ Tây kênh Phèn, bờ Tây kênh Phú Thành 2, bờ Đông kênh Phú Hiệp... Hoàn thành và đưa vào sử dụng 7 cầu, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân lưu thông an toàn.
Ban ATGT huyện cùng các đơn vị liên quan đã tổ chức khảo sát và lắp đặt mới 35 biển báo hiệu giao thông đường bộ trên các tuyến lộ giao thông do huyện quản lý và 14 biển tuyên truyền với nội dung "Đã uống rượu bia, không lái xe" trên các trục đường chính. Chủ động phối hợp cùng các tổ chức chính trị - xã hội củng cố, nhân rộng các mô hình tuyên truyền hiệu quả ATGT. Với sự quyết tâm của cả hệ thống chính trị, đến tháng 9/2020, tình hình TNGT trên địa bàn huyện được kiềm chế và kéo giảm cả về số vụ, số người chết. Toàn huyện xảy ra 7 vụ TNGT làm 7 người chết và 2 người bị thương, so với cùng kỳ năm 2019 giảm 2 vụ, số người chết giảm 3 người. Nguyên nhân do người điều khiển phương tiện không chú ý quan sát, không đi đúng phần đường, vượt và chuyển hướng không an toàn, trong đó có 4 trường hợp có sử dụng rượu, bia.
Thời điểm cuối năm, UBND huyện, Ban ATGT huyện cùng các cơ quan thành viên Ban ATGT thực hiện đồng bộ các giải pháp về bảo đảm trật tự ATGT. Đồng thời kiểm tra hạ tầng giao thông các tuyến đường, kịp thời khắc phục sửa chữa, kiến nghị đơn vị quản lý khắc phục theo thẩm quyền, phối hợp giải tỏa các trường hợp lấn chiếm hành lang ATGT đường bộ, lấn chiếm vỉa hè, lòng, lề đường các tuyến đường trên địa bàn huyện. Lực lượng Cảnh sát giao thông huyện và Công an các xã, thị trấn tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, tuyên truyền phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự ATGT kiên quyết xử lý vi phạm trong lĩnh vực đảm bảo trật tự ATGT... Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp chủ động phối hợp tuyên truyền, vận động người dân chấp hành ATGT.
Tăng cường kiểm tra, xử lý vi phạm xe quá khổ, quá tải Công an thành phố Đà Lạt cho biết, trong 1 tuần qua, lực lượng chức năng đã phát hiện, xử lý 65 xe chở vật liệu xây dựng vi phạm về tải trọng, quá khổ, xe hết hạn kiểm định; thu phạt hành chính gần 300 triệu đồng, tước giấy phép lái xe 39 trường hợp. Tình trạng xe quá khổ, quá tải...