Chuyện nhặt chốn tâm thần. Bài 5: Sự thật về người tố cáo “con bộ trưởng buôn ma túy”
Một chàng trai thích tố cáo tội buôn ma túy, một giảng viên xinh đẹp sáng chế ra quần áo chống khủng bố, một người dân hiền lành bỗng dưng muốn bỏ nhà lên rừng ở… tất cả họ đều là nạn nhân của căn bệnh hoang tưởng.
Báo công an truy bắt đường dây ma túy lớn
PGS.TS.Đại tá Cao Tiến Đức – Trưởng khoa Tâm thần và Tâm lý học, Bệnh viện Quân y 103 vẫn còn nhớ như in câu chuyện đã trở thành kỷ niệm của mình khi ông vừa mới về nhận công tác ở viện.
LTS: Kienthuc.net.vn khởi đăng loạt bài “Chuyện nhặt chốn tâm thần”. Xin đồng cảm với những bệnh nhân tâm thần, họ cần được bảo vệ, chăm sóc, yêu thương. Xin được chia sẻ với những công việc khó khăn, vất vả của những bác sỹ ở nơi này…
Năm 1982, Khoa tiếp nhận một bệnh nhân đặc biệt là anh Nguyễn Tiến Dũng, SN 1960, quê ở huyện Vĩnh Tường, tỉnh Vĩnh Phú (nay là tỉnh Vĩnh Phúc), được chính công an tỉnh Vĩnh Phú đưa đến viện điều trị.
Được biết, trước đó, anh Dũng đã nhiều lần gọi điện thoại và gửi đơn thư đến công an tỉnh Vĩnh Phú để tố cáo một đường dây buôn bán ma túy lớn xuyên quốc gia do con trai của một vị Bộ trưởng đương nhiệm lúc bấy giờ cầm đầu.
Một lần, anh Dũng gọi điện trực tiếp báo cho cơ quan công an tỉnh Vĩnh Phú rằng, các đối tượng trong đường dây buôn bán ma túy nói trên đang giao hàng tại một địa điểm gần thị trấn Vĩnh Tường, trong đó có cả đối tượng cầm đầu (con trai vị Bộ trưởng nọ). Ngay lập tức, các trinh sát được lệnh triển khai các mũi bao vây khu vực trên.
PGS.TS.Đại tá Cao Tiến Đức – Trưởng khoa Tâm thần – Tâm lý học BV Quân y 103
Tuy nhiên, khi các trinh sát đến nơi thì không hề có bất kỳ ai. Khi đến nhà “đối tượng cầm đầu đường dây” mà anh Dũng tố cáo thì thấy anh này đang… nằm đọc báo.
Video đang HOT
Trong quá trình tiếp xúc và lấy lời khai, công an nhận thấy anh Dũng có nhiều dấu hiệu liên quan đến thần kinh nên đã đề nghị chuyển anh đến Bệnh viện Quân y 103. Các bác sĩ bệnh viện kết luận, anh Dũng mắc chứng hoang tưởng.
Cũng theo Đại tá Cao Tiến Đức, lúc đầu, gia đình anh Dũng không tin anh bị bệnh hoang tưởng và cho rằng những người bị anh tố cáo đã cố tình đưa anh vào viện để hại anh. Tuy nhiên, phía cơ quan công an và bệnh viện đã cố gắng thuyết phục gia đình để anh Dũng điều trị.
Khoảng nửa năm sau, anh Dũng trở lại trạng thái tâm lý bình thường và được xuất viện. Điều thú vị là khi gia đình hỏi chuyện, anh Dũng ngạc nhiên và nói mình hoàn toàn không biết đã làm những gì trước đó!
Giảng viên xinh đẹp chống khủng bố
Lê Hồng Hà, SN 1977, ở Văn Quán (Hà Đông, Hà Nội) từ trước đến nay được mọi người trong gia đình và bạn bè xem như một tấm gương sáng về học tập. Tốt nghiệp THPT Amsterdam Hà Nội loại xuất sắc, cô giành được một suất học bổng sang Anh quốc du học.
Sau khi tốt nghiệp, Hồng Hà được nhận vào làm giảng viên một trường đại học khá danh tiếng ở Nam Phi, dạy về chuyên ngành tin học. Ngoài ra, cô còn nhận làm giảng viên thỉnh giảng cho một số trường đại học ở Anh và Úc.
Cách đây khoảng một năm, Hồng Hà thường xuyên gọi điện về nhà cho mẹ tâm sự chuyện mình đang gặp nguy hiểm. Trong những lần về nước, cô nói với mọi người trong gia đình rằng, cô đang bị một nhóm khủng bố âm mưu đe dọa và sát hại. Tuy nhiên, cô khuyên gia đình hãy yên tâm vì cô vừa sáng chế ra một loại quần áo chống đạn đặc biệt có thể chống lại được bất kỳ loại đạn nào.
Trong lần về Việt Nam mới đây nhất, cô nói với mẹ rằng, cô đã được gặp Đức Phật và có khả năng trò chuyện với Ngài vào mỗi ngày. Đức Phật khuyên cô nên đi tu, vì vậy, cô quyết tâm từ bỏ tất cả, xuống tóc đi tu để quy y cửa Phật.
Ngay sau đó, cô viết đơn và làm các thủ tục xin nghỉ việc ở trường đại học Quốc tế mình đang dạy để về nước, chuẩn bị xuống tóc đi tu. Thấy con gái cứ nhất quyết đòi đi tu, đồng thời trong khi nói chuyện thường kể những câu chuyện không có thực, người nhà nghi ngờ và đưa cô đến bệnh viện để khám. Tại đây, bác sĩ kết luận, Hồng Hà bị mắc bệnh hoang tưởng, cần phải điều trị sớm.
Bỏ lên rừng vì “cái lũ làng xấu bụng”
Dù đã có một gia đình hạnh phúc với 2 con trai kháu khỉnh, nhưng Tẩy Văn Lê (SN 1975), dân tộc Sán Dìu, quê ở Hoành Bồ, Quảng Ninh vẫn nhất quyết từ bỏ gia đình, lên rừng sống một mình với lý do: “Cái lũ làng xấu bụng lắm! Chúng nó muốn giết tôi…”
Theo hồ sơ bệnh án của Bệnh viện Quân y 103 (Hà Đông, Hà Nội), anh Lê nhập viện vào đầu tháng 4/2012 trong trạng thái luôn luôn cảm thấy sợ mọi người xung quanh và cho rằng mình đang bị ai đó âm mưu ám hại.
PGS.TS Cao Tiến Đức đang hỏi thăm sức khỏe của bệnh nhân Tẩy Văn Lê
Chị Trần Thị Lan, vợ anh Lê cho biết, chồng chị có triệu chứng bệnh hoang tưởng đã gần 3 năm nay, nhưng mãi thời gian gần đây gia đình và mọi người xung quanh mới biết để đưa đi điều trị.
Trước kia, cứ mỗi khi đi làm về là anh Lê lại vào trong buồng kín ngồi một mình, gọi mãi không chịu ra. Khi vợ hỏi, anh Lê thường tỏ ra sợ hãi: “Đóng cửa lại mau, chúng nó vào giết tôi bây giờ.” Khi hỏi: “Chúng nó là ai?”, anh Lê đáp: “Bọn dân làng, chúng nó đều xấu hết.”
Thời gian đầu, nghi ngờ anh Lê vừa có xích mích với ai đó trong làng nên chị Lan không để tâm đến biểu hiện tâm lý của chồng. Tuy nhiên, đến đầu năm 2012, khi anh Lê nhất quyết đòi lên rừng để ở một mình thì chị mới biết chồng bị mắc bệnh hoang tưởng.
Theo Bee.net.vn
Chuyện nhặt chốn tâm thần. Bài 4: "Trái đất này của tao! Nó giành trái đất của tao"
Sợ con gái lớn lên sẽ cướp mất trái đất của mình nên anh Nguyễn Văn Hưởng (ở Hà Nội) đã bóp cổ giết chết cô con gái mới 12 ngày tuổi của mình.
Văng vẳng tiếng xui khiến trong đầu
Bệnh nhân Nguyễn Văn Hưởng có tiền sử bệnh tâm thần từ năm 1988. Sau nhiều lần điều trị, bệnh tình của anh đã có lúc tưởng chừng như khỏi hẳn, xong thỉnh thoảng vẫn tái phát.
Đỉnh điểm, đầu năm 2012, trong tình trạng tinh thần căng thẳng, khi nghe tiếng con gái (mới 12 ngày tuổi) khóc trong giường, thấy đinh tai nhức óc quá, anh liền chạy lại bóp cổ con, khiến cháu bé tắt thở và tử vong.
Bác sĩ Đào Thị Là - trưởng khoa B, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội - nơi anh Hưởng trực tiếp được điều trị - cho hay, trước đó, bệnh nhân Hưởng đã bị mắc bệnh hoang tưởng và được gia đình đưa đi chữa trị tại bệnh viện nhưng do bệnh nhân tự cho rằng mình đã khỏi bệnh và ngừng uống thuốc. Khi tái phát, người nhà không đưa đi viện chữa mà cứ để bệnh nhân ở nhà. Thế nên mới gây ra hậu quả nghiêm trọng như vậy!
Cho đến khi được người nhà đưa quay trở lại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, bệnh nhân Hưởng vẫn bất hợp tác, nói rất nhiều và toàn những câu chuyện không liên quan gì đến nhau.
Chỉ khi tỉnh táo, anh mới cho hay: "Lúc đó, tự nhiên tôi nghe tiếng ai đó xui khiến trong đầu, cảnh báo rằng tôi có thể bị người thân hại".
Bác sĩ Là cho hay, sau sự việc xảy ra, bệnh nhân Hưởng có hỏi bác sĩ: "Con tôi có sao không?". Bệnh nhân mơ màng về hành vi của mình, khi nhớ ra thì khóc lóc, đau khổ...
Khi tỉnh táo, có ai nhắc lại chuyện mình gây ra, anh Hưởng cũng nhận thức được và tỏ ra rất đau khổ.
Trước đó, nhiều lần lên cơn hoang tưởng, anh Hưởng từng lo lắng: Trái đất này là của tao! Nó (con gái anh Hưởng) lớn lên, nó sẽ tranh giành trái đất của tao".
Những lúc như vậy, anh Hưởng trở nên giận dữ, bị kích động mạnh và có thể gây thương tích cho bất cứ ai ở quanh anh.
Cũng có lúc, anh lại "tâm sự" với bác sĩ: "Tôi sợ con gái mình sau này lớn lên sẽ mạnh mẽ, giỏi giang và lấn át phái nam, đến lúc đó, nó sẽ không coi tôi ra gì".
Luôn tự cho là mình đã khỏi bệnh
Tiếp xúc với anh Nguyễn Văn Hưởng trong bệnh viên, anh vẫn luôn miệng nói với chúng tôi rằng, mình đã khỏi bệnh.
"Các bác sĩ ở đây bảo em bị bệnh hoang tưởng nên ra tay giết con mình mà không biết, em cố gắng chữa bệnh cho khỏi rồi về nhà. Bây giờ em khỏi bệnh rồi, anh ạ!".
Những lúc tỉnh táo, nhìn vẻ bề ngoài, không ai bảo anh Hưởng là bệnh nhân hoang tưởng bởi anh rất hiền lành. Anh vẫn đảm đang được trách nhiệm của một người chồng, người cha trong gia đình.
Nhắc lại những chuyện vừa xảy ra với con gái mình, tay anh Hưởng run run, giọng nói chậm lại, trầm xuống, tay phải cứ vuốt đi vuốt lại lên tóc, mặt hơi cúi xuống. Hơn ai hết, anh hiểu, chính anh đã gây ra tội ác tày trời này.
Hiện bệnh nhân Nguyễn Văn Hưởng vẫn đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội. Các bác sĩ cho hay, mặc dù trong sinh hoạt hàng ngày, anh rất chịu khó lao động, vệ sinh cá nhân, ở sạch sẽ, nghe lời các bác sĩ và luôn miệng tự nhận mình đã tỉnh táo và khỏi bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân Hưởng vẫn cần phải theo dõi và điều trị một thời gian nữa cho dứt điểm.
Các bác sĩ cho hay, trường hợp của anh Hưởng là một dạng hoang tưởng ảo thanh, nghĩa là trong đầu người bệnh luôn luôn có một tiếng nói chi phối, thúc giục mình làm hay tin một chuyện gì đó. Loại hoang tưởng này rất nguy hiểm vì không ít trường hợp như bệnh nhân Hưởng, nghe theo tiếng nói trong đầu, đã giết cả những người thân trong gia đình hay tự hủy hoại bản thân mình.
Theo Bee.net.vn
Chuyện nhặt chốn tâm thần (3): Phát hoảng khi bệnh nhân đè bác sĩ ra đòi... "Bác sĩ cho mượn áo đi, cho mượn cả tai nghe nữa" - tưởng chừng "chiều" bệnh nhân như vậy, anh ta sẽ cho mình thăm khám sức khỏe, nào ngờ, chỉ quay đi quay lại, bác sĩ Nguyễn Khắc Dũng đã bị bệnh nhân đè ra: "Nằm xuống để em tiêm cho!". "Các bác sĩ làm tôi thất vọng quá!" Bác sĩ...