Chuyện nhặt chốn tâm thần. Bài 4: “Trái đất này của tao! Nó giành trái đất của tao”
Sợ con gái lớn lên sẽ cướp mất trái đất của mình nên anh Nguyễn Văn Hưởng (ở Hà Nội) đã bóp cổ giết chết cô con gái mới 12 ngày tuổi của mình.
Văng vẳng tiếng xui khiến trong đầu
Bệnh nhân Nguyễn Văn Hưởng có tiền sử bệnh tâm thần từ năm 1988. Sau nhiều lần điều trị, bệnh tình của anh đã có lúc tưởng chừng như khỏi hẳn, xong thỉnh thoảng vẫn tái phát.
Đỉnh điểm, đầu năm 2012, trong tình trạng tinh thần căng thẳng, khi nghe tiếng con gái (mới 12 ngày tuổi) khóc trong giường, thấy đinh tai nhức óc quá, anh liền chạy lại bóp cổ con, khiến cháu bé tắt thở và tử vong.
Bác sĩ Đào Thị Là – trưởng khoa B, Bệnh viện Tâm thần Hà Nội – nơi anh Hưởng trực tiếp được điều trị – cho hay, trước đó, bệnh nhân Hưởng đã bị mắc bệnh hoang tưởng và được gia đình đưa đi chữa trị tại bệnh viện nhưng do bệnh nhân tự cho rằng mình đã khỏi bệnh và ngừng uống thuốc. Khi tái phát, người nhà không đưa đi viện chữa mà cứ để bệnh nhân ở nhà. Thế nên mới gây ra hậu quả nghiêm trọng như vậy!
Cho đến khi được người nhà đưa quay trở lại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội, bệnh nhân Hưởng vẫn bất hợp tác, nói rất nhiều và toàn những câu chuyện không liên quan gì đến nhau.
Chỉ khi tỉnh táo, anh mới cho hay: “Lúc đó, tự nhiên tôi nghe tiếng ai đó xui khiến trong đầu, cảnh báo rằng tôi có thể bị người thân hại”.
Bác sĩ Là cho hay, sau sự việc xảy ra, bệnh nhân Hưởng có hỏi bác sĩ: “Con tôi có sao không?”. Bệnh nhân mơ màng về hành vi của mình, khi nhớ ra thì khóc lóc, đau khổ…
Khi tỉnh táo, có ai nhắc lại chuyện mình gây ra, anh Hưởng cũng nhận thức được và tỏ ra rất đau khổ.
Trước đó, nhiều lần lên cơn hoang tưởng, anh Hưởng từng lo lắng: Trái đất này là của tao! Nó (con gái anh Hưởng) lớn lên, nó sẽ tranh giành trái đất của tao”.
Những lúc như vậy, anh Hưởng trở nên giận dữ, bị kích động mạnh và có thể gây thương tích cho bất cứ ai ở quanh anh.
Video đang HOT
Cũng có lúc, anh lại “tâm sự” với bác sĩ: “Tôi sợ con gái mình sau này lớn lên sẽ mạnh mẽ, giỏi giang và lấn át phái nam, đến lúc đó, nó sẽ không coi tôi ra gì”.
Luôn tự cho là mình đã khỏi bệnh
Tiếp xúc với anh Nguyễn Văn Hưởng trong bệnh viên, anh vẫn luôn miệng nói với chúng tôi rằng, mình đã khỏi bệnh.
“Các bác sĩ ở đây bảo em bị bệnh hoang tưởng nên ra tay giết con mình mà không biết, em cố gắng chữa bệnh cho khỏi rồi về nhà. Bây giờ em khỏi bệnh rồi, anh ạ!”.
Những lúc tỉnh táo, nhìn vẻ bề ngoài, không ai bảo anh Hưởng là bệnh nhân hoang tưởng bởi anh rất hiền lành. Anh vẫn đảm đang được trách nhiệm của một người chồng, người cha trong gia đình.
Nhắc lại những chuyện vừa xảy ra với con gái mình, tay anh Hưởng run run, giọng nói chậm lại, trầm xuống, tay phải cứ vuốt đi vuốt lại lên tóc, mặt hơi cúi xuống. Hơn ai hết, anh hiểu, chính anh đã gây ra tội ác tày trời này.
Hiện bệnh nhân Nguyễn Văn Hưởng vẫn đang điều trị tại Bệnh viện Tâm thần Hà Nội. Các bác sĩ cho hay, mặc dù trong sinh hoạt hàng ngày, anh rất chịu khó lao động, vệ sinh cá nhân, ở sạch sẽ, nghe lời các bác sĩ và luôn miệng tự nhận mình đã tỉnh táo và khỏi bệnh. Tuy nhiên, bệnh nhân Hưởng vẫn cần phải theo dõi và điều trị một thời gian nữa cho dứt điểm.
Các bác sĩ cho hay, trường hợp của anh Hưởng là một dạng hoang tưởng ảo thanh, nghĩa là trong đầu người bệnh luôn luôn có một tiếng nói chi phối, thúc giục mình làm hay tin một chuyện gì đó. Loại hoang tưởng này rất nguy hiểm vì không ít trường hợp như bệnh nhân Hưởng, nghe theo tiếng nói trong đầu, đã giết cả những người thân trong gia đình hay tự hủy hoại bản thân mình.
Theo Bee.net.vn
Chuyện nhặt chốn tâm thần (3): Phát hoảng khi bệnh nhân đè bác sĩ ra đòi...
"Bác sĩ cho mượn áo đi, cho mượn cả tai nghe nữa" - tưởng chừng "chiều" bệnh nhân như vậy, anh ta sẽ cho mình thăm khám sức khỏe, nào ngờ, chỉ quay đi quay lại, bác sĩ Nguyễn Khắc Dũng đã bị bệnh nhân đè ra: "Nằm xuống để em tiêm cho!".
"Các bác sĩ làm tôi thất vọng quá!"
Bác sĩ Nguyễn Khắc Dũng (Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương - Hà Nội) được một phen tá hỏa với bệnh nhân. Bệnh nhân tâm thần đòi anh phải cho mượn cái áo blouse rồi mới để yên cho khám. Nhưng chưa khám được mấy, bệnh nhận lại đòi mượn tiếp cái tai nghe để đo nhịp tim cho bác sĩ.
Tưởng chừng đã ngồi yên để bác sĩ khám, nào ngờ: "Quay đi quay lại đã thấy anh ta cầm luôn kim tiêm đè bác sĩ ra định tiêm thật" - bác sĩ Nguyễn Khắc Dũng kể.
Có bệnh nhân từng nói với tôi: "Các bác sĩ làm tôi thất vọng quá!"
Bác sĩ Dũng đã có lần điều trị cho một bệnh nhân, anh ta có nhiều tiến triển và được ra viện. Nhưng chỉ mấy hôm sau đã thấy quay lại và nằng nặng đòi nhập viện vì: "Ở nhà chán lắm, bác sĩ ạ! Quay lại đây mà em thấy sướng như ở khách sạn vậy".
Có lẽ khó tưởng tượng nhất là những lần bác sĩ ngồi nghe bệnh nhân "phê bình". Bác sĩ Dũng từng ngồi nghe bệnh nhân phàn nàn về "chất lượng" của bệnh viện: "Nói thật với bác sĩ là tôi cảm thấy chất lượng của bệnh viện mình không được tốt lắm.
Trước đây, tôi đọc báo thấy nói ở bệnh viện tâm thần có nhiều cô gái đẹp, chỉ vì kén quá, ế chồng mà phải vào viện nằm, thế nên tôi mới đồng ý vào đây điều trị. Nhưng mà tôi vào đây bao lâu rồi, vẫn chẳng thấy cô nào xinh cả. Các bác sĩ làm tôi thất vọng quá!".
Ngược lại, bác sĩ Nguyễn Thanh Hương (Bệnh viện Tâm thần ban ngày Mai Hương) thì còn được bệnh nhân nịnh và tỏ ra rất thông cảm: "Em đã có thâm niên 10 năm ở viện rồi nhưng vẫn thấy bác sĩ xinh, thậm chí còn đẹp hơn cả ngày xưa nữa. Mà em cũng thương bác sĩ lắm vì em vào đây còn mong có ngày ra viện chứ bác sĩ thì chẳng biết đến ngày nào!".
Phải hôn bệnh nhân
Bác sĩ Nguyễn Thanh Hương vẫn còn nhớ những kỉ niệm của ngày đầu tiên thực tập làm bác sĩ tâm thần.
"Lúc đó, nhóm của chúng tôi có nhiệm vụ hướng dẫn các bệnh nhân chơi với nhau, với mục đích giúp các bệnh nhân tăng khả năng giao tiếp, cởi mở hơn với mọi người xung quanh".
Trò chơi ban đầu rất đơn giản, các bác sĩ cùng bệnh nhân chia thành từng cặp đứng đối diện, nhìn vào mắt nhau rồi từng người nói những bộ phận mình thích nhất trên cơ thể người kia.
Các bác sĩ cho biết, phải thường xuyên tổ chức những trò chơi để bệnh nhân tăng khả năng giao tiếp. Ảnh: Hoàng Sơn.
Tôi thì nói với bệnh nhân đối diện mình rằng, tôi thích đôi bàn tay của bạn. Trong khi đó, một cô bạn trong nhóm tôi thì nói với bệnh nhân của mình rằng, cô ta thích cái lưỡi của bệnh nhân.
Nhưng đến phần 2 của trò chơi thì mới thực sự ấn tượng và bất ngờ vì ai nói thích bộ phận nào trên cơ thể người kia thì phải hôn vào chỗ đó.
"Thế là cả bệnh nhân và các bác sĩ được một trận cười nghiêng ngả khi chứng kiến cô bạn tôi hôn anh chàng bệnh nhân đang ngơ ngác đứng thè lưỡi trong góc phòng".
Có lần, bác sĩ Hương đón một bệnh nhân mới nhập viện. Anh bệnh nhân thở dài: "Không phải em bị điên đâu bác sĩ ạ, chỉ vì công việc làm ăn không thuận lợi, phải nghĩ ngợi nhiều nên hơi lẩn thẩn tí thôi. Nhưng vợ em cứ nằng nặc bắt vào đây khám, em thương vợ nên đi thôi".
Tôi tưởng bệnh nhân vẫn còn minh mẫn, nhưng vừa quay đi thì anh ta gọi giật lại: "Không sao đâu bác sĩ ạ, em đã quyết định rồi, để cứu công ty, em quyết định sẽ bán cầu Long Biên, nếu chưa đủ tiền thì bán nốt cả cầu Chương Dương nữa".
TS Ngô Thanh Hồi, Giám đốc Bệnh viện Tâm thần Mai Hương cho hay: Có rất nhiều bệnh nhân mắc bệnh hoang tưởng nhưng lại có thể phát minh, nghiên cứu, sáng chế ra một thứ đồ vật gì đó... Thực tế, rất nhiều bệnh nhân nói năng lưu loát, trí nhớ tốt, thậm chí nhớ tốt hơn người bình thường. Thậm chí, những người bình thường khó có thể nhận biết được những điểm bất thường ở những bệnh nhân này. Chỉ khi nói chuyện thật lâu với bệnh nhân, các bác sĩ mới phát hiện ra những bất thường đó.
Theo ANTD
Chuyện nhặt chốn tâm thần (2): Hoảng loạn khi chồng bỗng dưng trần trùng trục, xưng "đại ca" "Cởi trần trùng trục kèm theo điệu cười khềnh khệch, bước đi khật khưỡng, đến đâu cũng la: Dẹp đường ra, đại ca đến đây! Chồng em đấy chị ạ" - chị Nguyễn Thị Ngà - Quảng Cát - Quảng Xương - Thanh Hoá nghẹn ngào. "Cô là ai? Dẹp đường cho đại ca đi" Chị Ngà, vợ anh Đào Viết Tiến cho...