Chuyện nhận hối lộ tại Nhà xuất bản Giáo dục và kiến nghị của Bộ Công an
Trong vụ án xảy ra tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam, ngoài việc chỉ ra những sai phạm của các bị can, cơ quan điều tra còn có một số kiến nghị với các cơ quan quản lý nhà nước.
Cơ quan Cảnh sát điều tra ( Bộ Công an) vừa hoàn tất kết luận điều tra, đề nghị truy tố 8 bị can trong vụ án xảy ra tại Nhà xuất bản (NXB) Giáo dục Việt Nam theo 3 tội danh.
Trong đó, cựu Chủ tịch HĐTV NXB Giáo dục Nguyễn Đức Thái bị đề nghị truy tố về tội “Nhận hối lộ”; bị can Tô Mỹ Ngọc, Chủ tịch HĐQT Công ty Phùng Vĩnh Hưng và Nguyễn Trí Minh, Giám đốc Công ty TNHH Giấy Minh Cường Phát, bị đề nghị truy tố về tội “Đưa hối lộ”.
5 bị can còn lại bị đề nghị truy tố về tội “Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng”.
Theo kết luận điều tra, từ năm 2018 – 2021, ông Thái đã thông đồng, thống nhất từ trước với ông Minh và bà Ngọc để sắp xếp, tạo điều kiện cho các công ty của ông Minh, bà Ngọc được tham gia vào danh sách ngắn các công ty chào giá và cung cấp giấy in cho NXB Giáo dục.
Qua đó, ông Thái nhận 16,8 tỷ đồng từ bà Ngọc và 2 tỷ đồng từ ông Minh. Cơ quan điều tra (CQĐT) xác định, hành vi của ông Nguyễn Đức Thái đã phạm vào tội “Nhận hối lộ”, quy định tại khoản 4 Điều 354, BLHS. Số tiền nhận hối lộ được xác định là 24,9 tỷ đồng.
Các bị can trong vụ án. Ảnh: Bộ Công an
Kết luận điều tra vụ án, CQĐT cho rằng, việc mua sắm giấy in để phục vụ in sách giáo dục là hoạt động thường xuyên của NXB Giáo dục, được thực hiện hằng năm. Giá giấy in chiếm 30-40% cơ cấu giá bán sách giáo khoa nên việc mua giấy in với giá cao sẽ làm tăng giá sách.
Video đang HOT
Việc mua sắm giấy in theo hình thức chào hàng cạnh tranh cho phép chủ đầu tư tự quyết định danh sách rút gọn, làm hạn chế sự tham gia của các đơn vị cung cấp có năng lực, có chất lượng tốt và giá bán thấp, không đảm bảo sự cạnh tranh, tính công bằng, minh bạch và hiệu quả kinh tế.
CQĐT cho rằng, việc không quy định hoặc không quy định rõ về hạn mức áp dụng đối với các hình thức lựa chọn nhà thầu đã dẫn đến chuyện các doanh nghiệp lợi dụng để ban hành hạn mức cao hơn nhiều so với quy định của Luật Đấu thầu đối với các hình thức lựa chọn nhà thầu như chào hàng cạnh tranh, chào hàng cạnh tranh rút gọn.
Đây chính là nguyên nhân dẫn đến việc thông đồng đưa các nhà thầu vào danh sách được lựa chọn, tạo điều kiện trúng thầu, nguy cơ gây thiệt hại cho Nhà nước.
Theo CQĐT, Bộ GD&ĐT đã cử kiểm soát viên tại NXB Giáo dục nhưng không quy định rõ việc kiểm soát trực tiếp, tham gia vào hoạt động đấu thầu đối với việc mua sắm thường xuyên, dẫn đến các bị can lợi dụng để thực hiện hành vi sai phạm trong thời gian dài.
Từ các nguyên nhân trên, Cơ quan Cảnh sát điều tra (Bộ Công an) kiến nghị các cơ quan quản lý nhà nước cần có văn bản hướng dẫn cụ thể về khoản 7, Điều 3 Luật Đấu thầu năm 2023, trong đó quy định rõ về hạn mức được áp dụng đối với các hình thức lựa chọn nhà thầu theo các quy định về hình thức lựa chọn nhà thầu mà doanh nghiệp được ban hành.
Đồng thời, Bộ GD&ĐT cần quy định cụ thể về việc giám sát, kiểm soát hoạt động mua sắm thường xuyên của NXB Giáo dục, trong đó quy định rõ việc kiểm soát viên được tham gia giám sát trực tiếp trong suốt quá trình đấu thầu và các trường hợp bắt buộc phải báo cáo Bộ GD&ĐT về kết quả lựa chọn nhà thầu.
Thực nghiệm lại cách cựu Chủ tịch NXB Giáo dục nhận hối lộ từ doanh nghiệp
Theo kết luận điều tra, Bộ Công an đã tổ chức cho ông Thái xác định đặc điểm nhận dạng túi tiền, mô tả vị trí của Tô Mỹ Ngọc và Nguyễn Trí Minh, mô tả vị trí túi tiền...
Trong vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam (NXB Giáo dục), Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an đã tổ chức thực nghiệm điều tra các nội dung liên quan đến hành vi Đưa, Nhận hối lộ giữa cựu Chủ tịch NXB Giáo dục Nguyễn Đức Thái với Tô Mỹ Ngọc (Chủ tịch Công ty Phùng Vĩnh Hưng) và Nguyễn Trí Minh (Giám đốc Công ty Giấy Minh Cường Phát).
Theo kết luận điều tra, Bộ Công an đã tổ chức cho ông Thái xác định đặc điểm nhận dạng túi tiền; mô tả vị trí của Tô Mỹ Ngọc và Nguyễn Trí Minh; mô tả vị trí túi tiền...
Cơ quan điều tra cũng tổ chức cho Ngọc xác định đặc điểm nhận dạng túi tiền, sắp xếp tiền vào túi xách và phong bì, tư thế xách, mang túi tiền theo các lần Ngọc đưa tiền cho ông Thái. Công tác này cũng được Bộ Công an thực hiện với Nguyễn Trí Minh.
Ông Nguyễn Đức Thái (Ảnh: NXB Giáo dục).
Theo cáo buộc, ông Thái nhận hối lộ 20 tỷ đồng từ Tô Mỹ Ngọc; 4,9 tỷ đồng từ Minh.
Với Ngọc, kết luận điều tra cho biết tiền bị can này đem đi hối lộ được lấy từ nguồn tiền mặt có sẵn tại nhà, được gói kín trong giấy trắng hoặc giấy xi măng, để vào túi giấy, loại có 2 quai xách, kích cỡ 50x50cm. Sau đó, Ngọc lấy một chiếc túi khác cùng loại, cùng kích thước úp ngược lên trên và thắt nút quai túi.
Loại tiền Ngọc dùng là mệnh giá 500.000 đồng, mỗi cọc gồm 10 thếp, 50 triệu đồng/thếp. Khi đưa tiền, Ngọc liên hệ gặp ông Thái bằng điện thoại và diễn ra tại phòng làm việc của vị giám đốc ở trụ sở NXB Giáo dục.
Diễn biến việc đưa tiền là Ngọc lên phòng làm việc của ông Thái, trước khi vào có qua phòng thư ký để đăng ký gặp.
Sau khi ông Thái đồng ý, thư ký dẫn Ngọc vào phòng. Tại phòng làm việc, Ngọc ngồi tại ghế sofa, để túi xách đựng tiền ngay cạnh chân. Ngọc cảm ơn ông Thái vì đã tạo điều kiện cho tham dự chào hàng, cung cấp giấy cho NXB Giáo dục.
Ngọc nói và đưa quà cảm ơn ông Thái, đồng thời đặt vấn đề nhờ ông Thái tiếp tục tạo điều kiện, giúp đỡ cho Công ty Phùng Vĩnh Hưng được tham gia chào hàng và cung cấp giấy in cho NXB vào các năm sau.
Ngoài ra, vào các dịp Tết Nguyên đán 2018-2022, Ngọc cũng 5 lần, mỗi lần 200 triệu đồng, đưa cho ông Thái. Số tiền được đưa vào phong bì thư, kích cỡ A5, bên ngoài viết tay dòng chữ: "Chúc mừng năm mới" hoặc "Quà Tết".
Đối với Minh, theo kết luận điều tra, ngày 1/9/2017, bị can này cất 8 cọc tiền, mỗi cọc 50 triệu đồng, tổng 400 triệu đồng vào một túi nilon màu đen, rồi đi taxi đến NXB Giáo dục. Trên đường đi, Minh mua một hộp bánh trung thu, đựng trong túi giấy loại to có quai xách, túi tiền được đựng trong túi bánh.
Đến NXB, Minh đi một mình vào phòng ông Thái, ngồi ở ghế ngoài cùng quay lưng ra cửa và đặt túi quà bên trong có 400 triệu đồng dưới bàn uống nước.
Trong một lần khác vào cuối năm 2018, Minh chuẩn bị từ nhà 1 tỷ đồng, gồm 2 cọc, mỗi cọc 10 thếp, mỗi thếp 50 triệu đồng, để trong túi bóng tối màu rồi cất trong cặp da nhãn hiệu Valentino màu xanh đen.
Khi ra đến Hà Nội, Minh mua bánh, rượu ngoại, đựng trong túi giấy màu trắng có quai xách và để tiền đã chuẩn bị vào trong túi quà.
Tại phòng làm việc của ông Thái, Minh ngồi ở ghế dài quay lưng ra cửa, túi tiền để trước chân cạnh bàn ngồi uống nước, còn ông Thái ngồi ở ghế đơn đối diện.
Cựu Chủ tịch NXB Giáo dục và những cọc tiền liên tục được cất vào két sắt Theo kết luận điều tra, ông Nguyễn Đức Thái (cựu Chủ tịch NXB Giáo dục) đã 10 lần nhận hối lộ, tổng hơn 24 tỷ đồng từ lãnh đạo 2 doanh nghiệp. Trong vụ án Đưa hối lộ, Nhận hối lộ, Vi phạm quy định về đấu thầu gây hậu quả nghiêm trọng xảy ra tại Công ty TNHH Một thành viên Nhà...