Chuyện nhà khoa học nữ từng được đề cử Nobel Hòa bình

Theo dõi VGT trên

Tên t.uổi của GS. TS Lê Thị Quý được giới học thuật hết sức trân trọng. Bà là 1 trong hơn 10 người phụ nữ Việt Nam có tên trong danh sách 1.000 người phụ nữ được đề cử giải Nobel Hòa bình năm 2005 và được đề danh trong cuốn sách “1.000 phụ nữ đấu tranh vì hòa bình trên thế giới”.

Tác giả của 14 cuốn sách riêng, 58 cuốn sách viết chung, 90 bài báo và tham luận khoa học, từ lâu GS.TS Lê Thị Quý đã nổi tiếng là nhà khoa học đầu ngành, người đi tiên phong trong nghiên cứu về Giới và các chuyên đề như: Mại dâm, Bạo lực gia đình, Buôn bán phụ nữ và t.rẻ e.m ở Việt Nam. Thế nhưng ít ai biết con đường gập ghềnh mà bà đã phải vượt qua!

Chuyện nhà khoa học nữ từng được đề cử Nobel Hòa bình - Hình 1

Nhà khoa học đầu ngành về Xã hội học gia đình và Giới – Nữ GS.TS Lê Thị Quý. (Ảnh: T.G)

Nữ phóng viên chiến trường những năm ác liệt

Đã 65 t.uổi, nhưng ở bà tình yêu và niềm say mê nghiên cứu khoa học vẫn tràn đầy như ngày nào. Sinh ra trong một gia đình nho giáo có truyền thống yêu nước và hiếu học, ngay từ nhỏ, GS Lê Thị Quý đã được tắm mình trong không khí học tập và nghiên cứu. Tốt nghiệp khoa Lịch sử – Đại học Tổng hợp Hà Nội năm 1971 và trở thành phóng viên chiến trường của Thông tấn xã Việt Nam trong 3 năm (1972-1975). Năm 1974, bà kết hôn cùng ông Đặng Vũ Cảnh Khanh- con trai trưởng của GS Vũ Khiêu. Đúng một năm sau, hòa bình được lập lại, GS Vũ Khiêu nhận nhiệm vụ vào miền Nam thành lập Viện Nghiên cứu Khoa học xã hội (KHXH) tại TP Hồ Chí Minh, bà Quý đã theo chồng và bố chồng vào trong đó công tác. Từ đây, bà được sống với đam mê nghiên cứu của mình.

Ở Viện Nghiên cứu KHXH, bà được phân vào Ban Lịch sử. Trong những năm tháng đó, nhờ may mắn, bà đã được gặp nhiều lãnh đạo phong trào công nhân và nghiệp đoàn Sài Gòn như các bác Nguyễn Thừa Nghiệp, Trần Văn Tư, Nguyễn Văn Cánh, Lê Văn Thốt trong Ban công vận Sài Gòn – Chợ Lớn – Gia Định. Bà cũng được đọc những tài liệu rất quý giá về phong trào nghiệp đoàn ở miền Nam trong thời kì chiến tranh. Những tư liệu này sau đó đã được bà sử dụng để viết cuốn “Nghiệp đoàn Sài Gòn và phong trào công nhân” (thời kì 1954 – 1975).

Từng bị coi là “điên” vì những vấn đề quá “sốc”!

Năm 1982, bà thi đỗ nghiên cứu sinh và 2 năm sau đi du học Liên Xô tại Viện Phương Đông (thuộc Viện Hàn lâm KHXH Liên Xô). Bà đã dùng chính nghiên cứu nói trên để hoàn thành luận án Tiến sĩ Sử học (bảo vệ thành công năm 1988). Luận án của bà được đ.ánh giá xuất sắc vì tính phát hiện mới mẻ về phong trào công nhân chống chủ nghĩa thực dân mới ở miền Nam Việt Nam.

Trở về nước vào đầu năm 1989, thay vì vào Viện Sử học, bà lại được phân công về Trung tâm Nghiên cứu Phụ nữ thuộc Ủy ban KHXH. Là Tiến sỹ đầu tiên của Trung tâm, bà được giao làm Thư kí tòa soạn Tạp chí Khoa học và Phụ nữ, kiêm trị sự và phát hành. Tuy làm công tác báo chí nhưng với “bản năng” của một người nghiên cứu, bà đã luôn đặt câu hỏi: Tại sao Trung tâm chỉ đặt vấn đề nghiên cứu về các khía cạnh tích cực của phụ nữ Việt Nam? Còn các khía cạnh tiêu cực thì sao? Mại dâm? Bạo lực đối với phụ nữ? Buôn bán phụ nữ và t.rẻ e.m đang tồn tại thì sao? Tuy nhiên khi bà đề xuất nghiên cứu về các mảng này thì bị gạt đi với những lý do “tế nhị”.

Không cam chịu, hàng ngày cứ mỗi khi hết giờ làm việc, bà lại đạp xe khắp nơi, đến các cơ quan công an, trại phục hồi nhân phẩm phụ nữ mại dâm ở Lộc Hà (ngoại thành Hà Nội) để thu thập số liệu, hình thành nên những mảng nghiên cứu độc lập. “Lúc ấy người ta gọi tôi là điên đấy, vì có ai nghiên cứu về mảng này đâu, không t.iền tài trợ, không người giúp đỡ lại không được công khai”, GS Quý chia sẻ.

Nhưng trời không phụ lòng người, vài năm sau, đại dịch AIDS bùng nổ, Bộ Y tế thành lập Ủy ban Phòng chống AIDS Quốc gia do bác sỹ Lê Diên Hồng phụ trách. Ủy ban kêu gọi sự hợp tác từ Trung tâm nghiên cứu phụ nữ vì họ rất cần những nghiên cứu về mại dâm. Và TS Quý là người duy nhất ở thời điểm đó có được những nghiên cứu về vấn đề này. Từ đó bà được tự do hơn trong nghiên cứu nhưng cũng phải đến năm 1994 mới được công bố những bài báo khoa học đầu tiên về các mảng này trên các tạp chí.

Từ năm 1992, bà được mời là giảng viên giảng dạy về Xã hội học Giới đầu tiên tại các trường đại học như Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội, Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học An ninh, Đại học Công đoàn, Đại học Sư phạm…

Chạy khắp nơi để tìm người nghiên cứu

Video đang HOT

Năm 1994, một tổ chức nghiên cứu ở Thái Lan mời TS Quý tham gia vào Dự án nghiên cứu khu vực về chống buôn bán phụ nữ qua biên giới. Bà rất hồ hởi, vì đây là thực trạng nóng bỏng ở Việt Nam khi đó. Thế nhưng khi bà đề xuất nghiên cứu thì không được duyệt vì “tính nhạy cảm của vấn đề”. Thậm chí khi cả tổ dự án đang làm việc tại văn phòng Trung tâm, lãnh đạo còn cho cán bộ hành chính đến “mời” đi. “Chuyên gia Hà Lan của tôi lúc đó đã ôm mặt khóc nói: Chúng tôi đến làm việc cho phụ nữ của các bạn chứ có phải cho chúng tôi đâu, tại sao lại đuổi đi?”, bà Quý nhớ lại. Tuy nhiên, bà vẫn cương quyết theo đuổi tới cùng. Vì Trung tâm Nghiên cứu phụ nữ từ chối đề tài này, bà phải liên hệ với Viện Nghiên cứu Thanh niên, nơi chồng bà (TS Đặng Vũ Cảnh Khanh) làm Viện trưởng để nhờ tiếp nhận dự án. Từ năm 1997-2000, dự án đã được thực hiện và cuốn sách đầu tiên “Vấn đề ngăn chặn nạn buôn bán phụ nữ ở Việt Nam” cũng được ra mắt năm 2000. Các khuyến nghị trong sách đã được Bộ công an và các cơ quan khác sử dụng.

Năm 1996, TS Quý được Đại học Clark (bang Massachusetts, Hoa Kỳ) mời sang giảng về Giới và phụ nữ. Việc đi giảng tại Mỹ kéo dài 1 năm khiến bà không thể cáng đáng nổi công việc điều phối Dự án nghiên cứu buôn bán phụ nữ qua biên giới ở cả hai miền Bắc – Nam của Việt Nam vào năm 1997. Để có thể yên tâm công tác, bà đã chủ động tìm người điều phối ở miền Nam và được bà Lê Thị Thu, Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ tại TP Hồ Chí Minh (người sau này là Bộ trưởng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân số, Gia đình & T.rẻ e.m) tiếp nhận.

Sau khi kết thúc việc giảng dạy tại Mỹ năm 1997, TS Quý đã trở về làm điều phối viên của Dự án nghiên cứu về tình trạng buôn bán phụ nữ ở phía Bắc.

Năm 2000 – 2001, Quỹ Dân số Liên Hợp Quốc – UNFPA yêu cầu bà phác thảo dự án hành động chống bạo lực gia đình tại Việt Nam. Bà nhanh chóng hoàn thành và cho triển khai thí điểm tại thị trấn Thanh Nê và xã Vũ Lạc (tỉnh Thái Bình). Mô hình “Địa chỉ tin cậy” là sáng kiến của thị trấn Thanh Nê nằm trong dự án của bà được bà báo cáo Ủy ban các vấn đề xã hội của Quốc hội và được cho phép đưa vào Luật Phòng chống Bạo lực gia đình (2007) và nhân rộng khắp nơi. Sau này bà còn mở rộng thêm dự án tại hai xã Yên Tân, Yên Hồng huyện Ý Yên, tỉnh Nam Định) và đạt được thành công lớn, giảm tới gần 90% các vụ bạo lực, chấm dứt 100% các vụ gây thương tích cho nạn nhân. Bà cùng con trai, Th.s Đặng Vũ Cảnh Linh đã cho ra đời cuốn sách “Bạo lực gia đình-Một sự sai lệch giá trị” năm 2007 để mô tả các mô hình cộng đồng chống bạo lực gia đình.

Vào danh sách 1.000 phụ nữ vì hòa bình của thế giới

Tới nay, GS. TS Lê Thị Quý đã được công nhận rộng rãi là nhà khoa học đầu ngành về Xã hội học gia đình và Giới. Bà được ghi nhận là người đầu tiên của Việt Nam đi tiên phong trong nghiên cứu về mại dâm, bạo lực gia đình và buôn bán phụ nữ và t.rẻ e.m. Điều đáng ngạc nhiên là cả ba công trình nghiên cứu ấy đều được bà thực hiện cùng lúc, song song với nhau trong hàng chục năm trời.

Quá trình công tác và nghiên cứu miệt mài suốt 40 năm của bà đã cho ra đời hàng chục đầu sách giá trị, đóng góp lớn cho nền khoa học nước nhà.

Giờ đây, GS Quý vẫn đang miệt mài nghiên cứu tại Viện nghiên cứu Giới và Phát triển, chủ nhiệm Bộ môn Công tác xã hội tại Trường Đại học Thăng Long và kiêm nhiệm tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn. Bà cũng đang nung nấu một s.ố đ.ề tài về công tác xã hội. Chắc chắn trong tương lai, nhà khoa học ấy sẽ còn đóng góp nhiều hơn nữa cho khoa học nước nhà.

Theo X.Hải – X.Thắng

Báo Gia đình & Xã hội

Huyền thoại bến tàu không số

Trong kháng chiến chống Mỹ, bến Thạnh Phong tiếp nhận hàng ngàn tấn vũ khí trên những chuyến tàu không số huyền thoại. Đất nước thống nhất, Đảng bộ, chính quyền và nhân dân nơi đây ra sức phấn đấu, xây dựng kinh tế trên mảnh đất hào hùng năm xưa.

Bến sông huyền thoại

Vùng đất Thạnh Phong (xã Thạnh Phong, Thạnh Phú, Bến Tre) những năm kháng chiến chống Pháp, chống Mỹ cứu nước là vùng căn cứ địa của cách mạng nhờ địa thế hiểm trở. Tại đây vào đầu tháng 4/1946, khu 8 và Tỉnh ủy Bến Tre quyết định tổ chức mở tuyến đường vận chuyển vũ khí bằng đường biển (sau này là đường Hồ Chí Minh trên biển - PV). Chuyến mở đường lịch sử do đồng chí: Đào Công Trường, Tư lệnh khu 8- Trưởng đoàn cùng các đồng chí Ca Văn Thỉnh, Trần Hữu Nghiệp, Nguyễn Thị Định vượt biển ra Bắc gặp Bác Hồ và xin chi viện vũ khí cho chiến trường miền Nam. Sau 7 ngày thuyền lênh đênh trên mặt biển, các đồng chí đã vượt lên khó khăn, ra đến miền Bắc hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

Huyền thoại bến tàu không số - Hình 1

Di tích đường Hồ Chí Minh trên biển tại bến Thạnh Phong

Từ chuyến mở đường lịch sử đó, tại vùng đất Thạnh Phong đã hình thành bến tàu không số huyền thoại, nơi tiếp nhận vũ khí của đoàn tàu không số vận chuyển từ Bắc vào Nam bằng đường biển.

Tháng 6/1962, trên các chuyến tàu Phương Đông 1 và Phương Đông 4, các đồng chí của hai đội tàu Bến Tre đã xuất phát về miền Nam, với số vũ khí ban đầu được miền Bắc chi viện. Ngày 17/6/1963, chuyến tàu chở vũ khí đầu tiên cập bến, và chỉ sau hai đêm, gần 100 tấn vũ khí, hàng hóa đã được bốc dỡ cất giấu và trung chuyển an toàn.

Trong thời gian từ tháng 6/1963 đến tháng 11/1970, có 28 chuyến tàu cập bến Bến Tre, gần 400 lượt cán bộ, chiến sĩ trực tiếp tham gia đoàn tàu và hơn 600 cán bộ, chiến sĩ tham gia tiếp nhận, vận chuyển, cất giấu vũ khí. Trong số gần 1.500 tấn vũ khí, vật chất được đơn vị A101 - bến Bến Tre tiếp nhận tại đầu cầu xã Thạnh Phong có chưa tới 5% lượng vũ khí, vật chất bị thất thoát.

Ông Huỳnh Phước Hải (75 t.uổi), cựu thủy thủ trên tàu không số, nhớ lại: "Năm 1961, tôi được tuyển chọn tham gia đoàn tàu không số vượt biển ra Bắc. Sau khi ở lại hơn một năm để học tập, huấn luyện, đến năm 1962 chở chuyến vũ khí từ miền Bắc vào chi viện cho chiến trường miền Nam. Sau đó tôi tham gia 7 chuyến tàu nữa với bao khó khăn, nguy hiểm, nhiều đồng đội đã hy sinh, nằm yên nơi biển cả quê hương". Theo ông Hải, không chỉ riêng bến Thạnh Phong, đoàn tàu không số còn nhận nhiệm vụ vận chuyển rất nhiều vũ khí ở các bến Vũng Tàu, Cà Mau, Trà Vinh...

Khi vũ khí từ miền Bắc vận chuyển vào đất liền được quân và dân tại bến tiếp nhận, đưa vào vùng căn cứ, đơn vị trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này là A101 - bến Bến Tre, được thành lập theo Quyết định của Quân ủy Trung ương vào ngày 19/9/1962. Đơn vị này mang bí số B3, trực thuộc Đoàn 962/Đoàn vận tải 759 của Bộ Quốc phòng (sau là Lữ đoàn Hải quân 125). Nơi đây có hơn 1.000 cán bộ, chiến sĩ đã chiến đấu từ ngày thành lập cho đến khi kết thúc nhận nhiệm vụ vận chuyển vũ khí vào vùng căn cứ.

Huyền thoại bến tàu không số - Hình 2

Bảng ghi nhận chiến công tàu không số tại bến Thạnh Phong

Ông Nguyễn Văn Rừng, SN 1948 (ngụ xã Thạnh Phong) người từng được giao nhiệm vụ tải đạn khi chiếc tàu không số cập bến kể lại: "Năm 1963 có con tàu mắc cạn ngoài Cồn Lợi, lực lượng bộ đội không thể tải hết đạn, vũ khí trong thời gian ngắn nên huy động hàng trăm thanh niên trong huyện đến đây vận chuyển vũ khí vào vùng căn cứ. Khi đó tôi còn là một thanh niên nên cũng được huy động ra tàu lớn chuyển vũ khí vào bờ rồi vác đường bộ đi suốt hơn nửa tháng mới đến địa điểm an toàn ở tận huyện Mỏ Cày. Sau chuyến đi ấy, tôi tham gia bộ đội cho tới ngày giải phóng".

Theo ông Rừng, địa điểm bến Thạnh Phong rất thuận lợi để tàu cập bến vì xung quanh toàn rừng cây. Biết được điều này, năm 1964 bọn Mỹ, Ngụy rải chất độc khiến toàn bộ khu rừng trụi lá rồi đốt cháy nhằm chặn đường vận chuyển vũ khí của ta. Tuy nhiên, chỉ một thời gian sau khi mưa xuống, lớp tro trở thành dưỡng chất giúp rừng xanh tốt và tiếp tục là nơi che chở an toàn cho quân và dân ta.

Huyền thoại bến tàu không số - Hình 3

Vàm Khâu Băng, nơi đoàn tàu không số cập bến

Thiếu tướng Nguyễn Hữu Vị (SN 1930), Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân nhận định: "Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến phong trào Đồng Khởi 1960, vũ khí của quân và dân ta rất thiếu thốn. Thời đó, khi tham gia lực lượng du kích ở địa phương chỉ duy nhất xã đội trưởng có một khẩu s.úng, còn lại thì chỉ đi theo tập đội hình, học cách tháo lắp, cầm s.úng... chứ chưa có cây s.úng trong tay. Sau năm 1962, nhờ những chuyến tàu không số huyền thoại đã vận chuyển một lượng lớn vũ khí vào miền Nam góp phần rất lớn cho công cuộc giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước".

Đổi thay nơi bến tàu huyền thoại

Những ngày đầu tháng 4, men theo Quốc lộ 57 chúng tôi về lại xã biển Thạnh Phong (huyện Thạnh Phú, tỉnh Bến Tre) để tìm lại bến tàu huyền thoại trong kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Vùng đất nghèo khó, toàn rừng rậm ngày xưa giờ đã thay đổi từng ngày. Năm 2010, ngay vàm Khâu Băng (xã Thạnh Phong) được xây dựng nghĩa trang, tượng đài để ghi nhớ công ơn những chiến sĩ trên những chuyến tàu không số.

Huyền thoại bến tàu không số - Hình 4

Người dân Thạnh Phong thu hoạch dưa hấu - đặc sản được trồng ở vùng cát ven biển

Những cán bộ chiến sĩ, người dân anh dũng năm xưa giờ trở về với đời thường hăng hái tham gia lao động sản xuất, xây dựng nông thôn mới bên bến Thạnh Phong huyền thoại. Ông Nguyễn Văn Rừng sau giải phóng trở về quê hương tiếp tục tham gia công tác ở địa phương nhiều năm liền Trưởng ấp, Bí thư ấp Thạnh Hòa (Thạnh Phong). Bây giờ, t.uổi đã cao ông Rừng không tham gia công tác nhưng vẫn tích cực hoạt động xã hội, tham gia sản xuất ở địa phương. Ông Rừng cho biết: "Sau giải phóng vùng đất này vẫn còn hoang vu với 20 hộ dân trong ấp còn bám trụ lại. Sau đó, chính quyền đưa dân vô xây dựng kinh tế mới với hơn 100 hộ dân rồi đầu tư phát triển thủy lợi, làm đường, cho dân xay vốn để phát triển sản xuất".

Theo ông Rừng, 40 năm sau ngày giải phóng, toàn ấp giờ đã có 515 hộ sinh sống. Tuy nhiên, tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao, chiếm trên 10% (65 hộ) người dân nơi đây đang từng bước cải tạo vùng đất hoang hóa ngày xưa để chăn nuôi, trồng trọt. Kinh tế trọng tâm vẫn là nông nghiệp với mô hình nuôi tôm công nghiệp, trồng dưa hấu, xoài, hoa màu, nuôi bò... Do giá cả bấp bênh, dịch bệnh nên đời sống một số hộ dân vẫn gặp không ít khó khăn. Tuy nhiên, tất cả người dân đều đồng lòng xây dựng, phát triển kinh tế bên bến tàu không số huyền thoại.

Huyền thoại bến tàu không số - Hình 5

Ông Nguyễn Văn Rừng, từng tham gia tải đạn khi tàu không số vào đất liền

Ông Nguyễn Tấn Phong, Phó Bí thư Thường trực Đảng ủy xã Thạnh Phong cho biết: "Vùng đất Thạnh Phong anh hùng trong kháng chiến ngày xưa giờ thay đổi rất nhiều, hiện tại địa phương đang tích cực đầu tư hạ tầng, phát triển kinh tế để xây dựng nông thôn mới. Xã đã đạt được 7 tiêu chí nông thôn mới, Đảng bộ, chính quyền địa phương và nhân dân nơi đây đang phấn đấu từng bước để đạt những tiêu chí còn lại nhằm nâng cao đời sống vật chất, tinh thần, xây dựng quê hương ngày càng giàu đẹp".

Huyền thoại bến tàu không số - Hình 6

Ông Huỳnh Phước Hải, cựu thủy thủ tàu không số, giờ tích cực lao động, sản xuất trên mảnh đất quê hương.

Ngã ba vàm Khâu Băng ngày xưa hoang vu giờ vẫn lộng gió với những cánh rừng phòng hộ ôm ấp. Nơi đây, được xây dựng tượng đài, nghĩa trang sừng sững để tưởng nhớ những thủy thủ trên chuyến tàu không số. Xung quanh là vuông tôm, rẫy trồng màu, xoài, dưa hấu bên những giống cát ven biển. Người dân nơi đây đang quyết tâm xây dựng, phát triển kinh tế bằng cuộc Đồng Khởi mới trong thời bình bên bến tàu không số hào hùng năm xưa.

Hoàng Trung

Theo Dantri

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Khách bị ngộ độc, đi cấp cứu sau khi ăn tại nhà hàng buffet có tiếng ở Hà Nội
19:23:08 04/07/2024
Cha ôm con 1 t.uổi nhảy cầu Cửa Đại mất tích
11:15:58 05/07/2024
2 vợ chồng bị chó dại cắn rồi làm thịt chó ăn, người vợ t.ử v.ong
19:31:02 04/07/2024
Máy bay móp cánh vì đ.âm trúng cột đèn chiếu sáng sân bay Tân Sơn Nhất
20:14:33 04/07/2024
Bình Thuận: Xe lu cán một công nhân t.ử v.ong trên công trường
19:11:35 04/07/2024
Vụ hơn 100 công nhân ngộ độc: Món cá kho có hàm lượng histamin quá cao
19:27:39 04/07/2024
Cháy nhà 5 tầng trong ngõ nhỏ ở Hà Nội
22:25:23 04/07/2024
Xuyên đêm dập tắt đám cháy lớn tại Công ty Cổ phần nhựa và bao bì Vĩnh Phúc
07:25:36 05/07/2024

Tin đang nóng

Chân dung chủ homestay nghi "gian díu" với Nam Thư, em gái tố bản tính dơ bẩn
16:02:40 05/07/2024
Vũ Luân xoá sạch MV có Hồng Loan, nghi bị huỷ show, phong sát như Hồng Phượng
14:53:06 05/07/2024
Căng đét: Mẹ Nine Naphat đáp trả khi bị tố là nguyên nhân khiến con trai chia tay Baifern
14:34:22 05/07/2024
"Tiểu tam" khiến Baifern - Nine Naphat chia tay là đây?
15:01:53 05/07/2024
Vụ giám thị ký nhầm: kiểm điểm cán bộ, lập tổ phân tích bài làm của thí sinh
16:18:17 05/07/2024
Nam Thư mê khoe dáng p.hồn t.hực, chuộng style kiệm vải, U40 "dao kéo" 1 bộ phận
14:02:11 05/07/2024
Châu Tấn nghi vấn tiêm chất trẻ hóa níu t.uổi xuân, nhan sắc biến dạng?
14:15:44 05/07/2024
Nam diễn viên nổi tiếng về quê sống, để vợ ở lại Sài Gòn: "Mỗi ngày tôi chỉ ăn một bữa cơm"
16:07:17 05/07/2024

Tin mới nhất

Mô tô nước phát nổ khi đang phục vụ du khách trên biển Cô Tô

18:27:39 05/07/2024
Ngày 5/7, thông tin từ UBND huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh) cho biết, cơ quan chức năng địa phương đang phối hợp vào cuộc xác minh, làm rõ vụ việc 1 chiếc mô tô nước phát nổ khi đang phục vụ khách du lịch trên vùng biển địa phương.

Vụ máy bay móp cánh khi đ.âm trụ đèn ở Tân Sơn Nhất, đơn vị quản lý bay nói gì?

07:37:17 05/07/2024
Trao đổi với PV VietNamNet chiều nay, đại diện Tổng công ty quản lý bay Việt Nam cho hay: trong sự cố máy bay Eva Air móp cánh, phía kiểm soát không lưu đã kiểm tra quy trình cấp huấn lệnh cho tàu bay đi (tại điểm chờ).

TP Hồ Chí Minh: Mưa lớn, hầm chui trước Bến xe Miền Đông mới 'thất thủ'

07:29:51 05/07/2024
Đến 20 giờ cùng ngày, hầm chui vẫn ngập nước lênh láng. Đây không phải là lần đầu hầm chui này bị ngập. Trước đó, hầm chui này đã từng 2 lần bị ngập khi có mưa lớn, lần gần đây nhất là vào chiều ngày 7/5/2024.

Kiểm tra hiện trường, điều tra nguyên nhân nước đổi màu, cá c.hết trên sông Nậm Huống

07:27:52 05/07/2024
Còn theo ông Hà Đăng Ninh, xóm Chăm Hiêng, xã Châu Thành, huyện Quỳ Hợp: Nếu quan sát kỹ bên dưới đáy sông sẽ thấy có kết tủa màu vàng đục.

Đắk Nông ghi nhận ca t.ử v.ong đầu tiên do sốt xuất huyết

19:33:56 04/07/2024
Do bệnh tình diễn tiến nặng, bệnh nhân được chuyển tới Bệnh viện Đa khoa tỉnh Đắk Nông. Tuy nhiên, sau 4 ngày điều trị tại đây, bệnh nhân đã t.ử v.ong.

Bến Tre: Xây dựng bờ bao chống ngập gây sạt lở, thiệt hại cho người dân

14:59:07 04/07/2024
Chủ đầu tư dự án cho biết, ngay sau khi nhận được phản ánh của người dân, chủ đầu tư cùng đơn vị thi công đã tiếp xúc với các hộ bị ảnh hưởng với tinh thần cầu thị để tìm hướng giải quyết.

Các địa phương triển khai kịp thời công tác ứng phó với mưa lớn

13:37:57 04/07/2024
Để chủ động ứng phó với mưa lũ, sạt lở, tránh thiệt hại cho nhân dân, UBND tỉnh Lạng Sơn đã chỉ đạo các sở, ngành theo chức năng, nhiệm vụ tập trung ứng phó với thiên tai.

Hà Giang: Khẩn trương khắc phục hậu quả mưa lớn gây ngập úng cục bộ

13:33:54 04/07/2024
Đồng thời rà soát lại các vị trí xung yếu, các điểm có nguy cơ sạt lở để chủ động các biện pháp sơ tán người dân đến các khu vực an toàn khi có lũ lụt xảy ra; bố trí lực lượng trực 24/24 giờ tại các khu vực ngập úng, sạt lở để cảnh báo ...

Bắc Kạn chủ động ứng phó với đợt mưa lớn

11:41:26 04/07/2024
Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh và Công an tỉnh chủ động chỉ đạo các lực lượng đóng trên địa bàn phối hợp, hỗ trợ địa phương triển khai công tác ứng phó; khắc phục hậu quả mưa lũ theo quy định.

Cháy 2.000 m2 nhà xưởng cho thuê tại Khu công nghiệp Nam Tân Uyên

11:38:52 04/07/2024
Đến 23 giờ 10 phút, đám cháy đã cơ bản được khống chế. Hiện, lực lượng phòng cháy, chữa cháy đang dồn toàn lực để dập tắt hoàn toàn vụ cháy.

Miền Bắc có nơi mưa lớn gần 500mm, cảnh báo lũ quét, sạt lở đất

19:17:05 03/07/2024
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thuỷ văn quốc gia cho biết, do ảnh hưởng của rãnh áp thấp kết hợp với vùng áp thấp nóng phía Tây, từ chiều qua (2/7) đến chiều nay (3/7), mưa lớn đã bao phủ nhiều khu vực ở miền Bắc.

Mưa lớn gây ngập úng cục bộ tại Hà Giang

16:40:30 03/07/2024
Tại thành phố Hà Giang, mưa lớn kéo dài khiến 4 điểm bị ngập úng cục bộ, chủ yếu ở khu vực đường Lý Tự Trọng và các phường Trần Phú, Minh Khai và Ngọc Hà.

Có thể bạn quan tâm

Chưa Biết tái xuất, Phanh nè sợ xanh mặt, lộ tâm lý bất ổn, lên VTV cầu cứu?

Netizen

19:35:07 05/07/2024
Hai ngày trước, Chưa Biết - kênh TikTok sở hữu 1,2 triệu người theo dõi, chuyên công khai phốt người nổi tiếng bất ngờ bị cho bay màu. Diễn biến này được dân tình nhận ra ngay sau khi kênh bị VTV nhắc tên trong phóng sự cảnh báo cộng đồ...

Esports World Cup 2024: Nhọc nhằn đ.ánh bại Bilibili Gaming, T1 tiến vào bán kết

Mọt game

19:22:59 05/07/2024
Trong trận đấu khai mạc Esports World Cup 2024 bộ môn Liên Minh Huyền Thoại, T1 gặp rất nhiều khó khăn trong trận đấu với nhà vô địch Trung Quốc Bilibili Gaming (BLG).

Emiliano Martinez lại gây ấn tượng mạnh

Sao thể thao

19:19:24 05/07/2024
Trong trận tứ kết Copa America 2024 gặp Ecuador sáng 5/7 (giờ Hà Nội), Emiliano Martinez - thủ môn của Argentina - tiếp tục thể hiện khả năng bắt penalty ấn tượng.

Lại ghi nhận thêm 1 ổ dịch chó dại tại Định Quán

Sức khỏe

19:16:33 05/07/2024
Từ kết quả điều tra dịch tễ trên cho thấy chưa khẳng định được nguồn lây mầm bệnh dại. Do đó, người dân cần chú ý theo dõi, cảnh giác đặc biệt với các con chó lạ, chó thả rộng trên địa bàn.

"Tóm dính" Lisa giữa bão tranh cãi MV mới, làm gì mà netizen khuyên "lo về hát đi"?

Nhạc quốc tế

19:03:11 05/07/2024
Thông thường, quả chanh tươi được sử dụng như một loại trái cây dùng để pha nước uống giải nhiệt hoặc gia vị chế biến món ăn.

3 người đàn ông thế lực chống lưng cho Lưu Diệc Phi

Sao châu á

18:01:51 05/07/2024
Ngoài nhan sắc và tài năng, sự nghiệp rực rỡ mà Lưu Diệc Phi có được ngày hôm nay phần nhiều dựa vào sự hậu thuẫn vững chắc 3 người đàn ông quan trọng nhất cuộc đời cô.

Cặp đôi bị đồn "phim giả tình thật" vì tình tứ như yêu thật, nhà trai còn có hành động khiến dân tình "quắn quéo"

Phim châu á

17:54:52 05/07/2024
Bộ phim Giấc Mơ Lọ Lem hiện đang nhận nhiều sự chú ý và phản ứng tích cực của người xem nhờ phản ứng ngọt ngào của bộ đôi diễn viên chính Pyo Ye Jin và Lee Jun Young.

800 hộ dân Quảng Trị đang sống trong vùng sạt lở thực sự nguy hiểm

Thế giới

17:30:59 05/07/2024
Đến đầu tháng 7/2024, tỉnh Quảng Trị có trên 133 km sạt lở bờ sông, bờ biển chưa được khắc phục xử lý, gồm: Gần 30 km sạt lở đặc biệt nguy hiểm, gần 73 km sạt lở nguy hiểm, trên 33 km sạt lở bình thường.

Vụ hotgirl 22 t.uổi ở HN qua đời ở sinh nhật bạn: Mẹ khóc ngất, kể cuộc gọi cuối

Pháp luật

17:29:02 05/07/2024
Một lãnh đạo Công an Thành phố Hà Nội cho biết, lực lượng chức năng đang điều tra, truy bắt đối tượng hại cô gái 22 t.uổi, xảy ra ở phường Ngọc Thụy, quận Long Biên (Hà Nội).

Bác dâu giàu có nhưng lại mang 2 lon sữa ông thọ đến để nhờ tôi xin việc cho con gái mình vào tập đoàn lớn

Góc tâm tình

17:27:44 05/07/2024
Tôi nghĩ thêm cân đường nữa là đủ combo huyền thoại đi thăm người ốm. Tôi 42 t.uổi, đang làm tại một công ty trực thuộc tập đoàn khá lớn trong nước, tôi xin phép giấu tên nơi mình đang công tác.

"Idol lookbook" có tiếng Hà Thành: Gái 1 con xinh sang dáng chuẩn, mặc đồ gì cũng được "xin info" ầm ầm

Phong cách sao

16:52:34 05/07/2024
Là một người mẫu lookbook có tiếng Hà Thành, Túc Anh Hoa (sinh năm 1999) không chỉ có body nuột nà mà style ăn mặc cũng vô cùng ấn tượng.