Chuyện người vẽ bản đồ đường Trường Sơn thuộc lòng như bàn tay (2)
Sau khi được Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên giao nhiệm vụ vẽ bản đồ tuyệt mật, tôi mang lên nộp,Tư lệnh xem qua và ra lệnh: “Về làm lại”. Thấy tôi tái mặt, Tư lệnh liền giải thích: “Vì bản đồ chú vẽ đúng quá”
Bài 2: Đến người lính “tuyệt mật” của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên
Đó là một câu chuyện, một kỷ niệm đầy ý nghĩa trong nghiệp vẽ bản đồ của mình, mà đến nay, ông Nguyễn Lương Cảnh vẫn “khắc cốt ghi tâm”.
Tiếp nối dòng chảy câu chuyện, ông Cảnh bắt đầu kể lại khoảng thời gian vẽ bản đồ đường Trường Sơn, một con đường đầy máu lửa trong chiến tranh chống Mỹ.
Như đã nói, đến cuối năm 1966, Ban chỉ huy thấy ông “có hoa tay” nên chuyển ông về Bộ Tư lệnh 559 để vẽ bản đồ.
Sau thời gian ngắn học việc, được sự đồng ý của Tư lệnh Đồng Sỹ Nguyên, ông Cảnh được tuyển vào Phòng Tác chiến phụ trách vẽ bản đồ với nhiệm vụ chính là vẽ, quản lý toàn bộ đường Trường Sơn từ tháng 5/1967.
Ông Nguyễn Lương Cảnh giới thiệu về bản đồ đường Trường Sơn
Ông Cảnh nhớ lại: “Công việc vẽ bản đồ trong thời chiến vô cùng gian nan, vất vả, để vẽ được một tấm bản đồ, các chiến sỹ phải tổ chức những đội khảo sát băng rừng, lội suối vượt hàng ngàn cây số qua cả nước bạn Lào, Campuchia để xác định vị trí những con đường mới và những con đường cũ.
Bởi bản đồ thay đổi liên tục, có đoạn đường mới mở đã bị bom đạn vùi lấp, rồi có những ngày vài nhánh mới được mở ra, các đơn vị luôn thay đổi vị trí đóng quân. Vì vậy, chúng tôi phải thường xuyên cập nhật, theo dõi và bổ sung vào các tờ bản đồ đã vẽ trước đó”.
Video đang HOT
Theo lời ông, thời gian đầu, đường Trường Sơn chỉ có khoảng 10 tuyến đường chính như đường 16, đường 10, đường 12…. Nhưng đến tháng 2/1976, toàn bộ đường Trường Sơn có 216 con đường, dài hơn 20.000 km.
Ngày đó chúng tôi vẽ có khi phải hàng tấn bản đồ. Ngồi trong hầm, mặc cho bom đạn trên đầu vẫn cứ việc mình mình làm…”, ông Cảnh nhớ lại.
Công việc vẽ bản đồ đòi hỏi sự tuyệt mật cao độ, vì vậy, ông Cảnh không được tiếp xúc với ai ngoài chỉ huy trực tiếp, ngay cả gia đình, người thân cũng không được phép biết về công việc ông đang đảm nhận.
Ông Cảnh chụp ảnh kỷ niệm cùng Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên
Có một kỷ niệm mà ông Cảnh không bao giờ quên. Đó là vào đầu năm 1969, đồng chí Đồng Sỹ Nguyên, khi đó là Tư lệnh Đoàn 559 gọi ông lên giao nhiệm vụ chuẩn bị một bản đồ tỷ lệ 1: 500.000 để đưa ra báo cáo với Bộ Tổng Tư lệnh.
Hai tháng sau khi nhận nhiệm vụ mới, ông Cảnh vất cả thu thập tài liệu, vẽ bản đồ chi tiết từ đơn vị Đại đội đến Sư đoàn, kho hàng, nơi đóng quân của quân ta.
Hoàn thành xong, ông mang lên nộp, Tư lệnh xem qua và ra lệnh: “Về làm lại”. “Khi đó, tôi tái mặt vì chưa hiểu chuyện gì xảy ra. Như nắm được tâm lý, Tư lệnh đã chờ tôi lấy lại bình tĩnh rồi mới từ tốn giải thích: “Vì bản đồ chú vẽ đúng quá, cụ thể quá mới phải làm lại.
Mình đang ở thời chiến, trên đường ra Hà Nội, nhỡ bị phục kích hy sinh đã đành, nhưng nếu tấm bản đồ này lọt vào tay địch, thì chỉ vài tiếng đồng hồ sau, hàng vạn tấn bom sẽ trút chính xác xuống địa điểm bộ đội ta đóng quân, giấu hàng, tổn thương vô cùng lớn.
Vì vậy, chú vẽ lại, đánh dấu địa điểm quân ta sai lệch ít nhất 10km về phía Đông hay Tây túy chú, xong đánh ký hiệu rồi giao cho tôi”, ông Cảnh nhớ lại.
Từ năm 1976, ông ra Hà Nội, về Bộ Tổng Tham mưu, tiếp tục công việc vẽ bản đồ các tuyến đường phía Bắc.
Năm 1984, ông được nghỉ hưu, trở về quê hương Quảng Bình lập nghiệp. Thời gian đầu khó khăn, ông làm đủ việc từ vẽ ảnh truyền thần, bán nước giải khát, chụp ảnh, hàn cửa sắt… để nuôi sống gia đình.
Năm 2001, sau bao nhiêu đêm trăn trở với cuộc sống của gia đình và những người cựu chiến binh không có nghề nghiệp, ông quyết định thành lập Công ty TNHH Hải Quân, chuyên sản xuất các mặt hàng về nhôm kính.
Ngay sau khi thành lập, ông đã đào tạo nghề miễn phí cho hàng trăm con em cựu chiến binh trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, tạo công ăn việc làm ổn định cho họ.
Thậm chí, khi công việc kinh doanh thuận lợi, nhớ đến những người đồng đội xưa và những người bạn Lào đã giúp đỡ mình trong thời gian làm nhiệm vụ, ông đã trực tiếp sang tỉnh Khăm Muộn làm thủ tục nhận các cựu chiến binh sang đào tạo nghề.
Trong thời chiến, người ta nhắc đến Nguyễn Lương Cảnh như một người vẽ bản đồ đường Trường Sơn tài hoa, một người lính “tuyệt mật” của Trung tướng Đồng Sỹ Nguyên. Và đến thời bình, người ta vẫn nhắc đến ông như là một người “thầy”, một người chủ doanh nghiệp có tấm lòng nhân ái.
Ngô Huyền
Theo_Người Đưa Tin
Phóng thử xe mới "độ", 2 người chết, 1 người nguy kịch
Nam thanh niên độ xe xong và chạy thử với tốc độ cao rồi tông vào xe máy của 2 thanh niên đi tăng 2 làm 2 người chết, 1 người nguy kịch.
Vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng xảy ra vào đêm 27-1, trên đường Bình Quới, phường 28, quận Bình Thạnh, TP HCM.
Theo thông tin ban đầu, khoảng 23 giờ, Nguyễn Văn Huế (26 tuổi, quê Khánh Hòa), chạy xe máy "độ" không biển số với tốc độ rất cao trên đường Bình Quới, hướng đến bến đò Bình Quới.
Lúc vừa qua trụ sở UBND phường 28 (quận Bình Thạnh), xe tông vào xe máy BKS 67K1 - 09.259 do anh Trần Khánh Nam (25 tuổi, quê Đồng Tháp) chở một người tên Việt (quê An Giang) lưu thông hướng ngược lại.
Hai xe máy biến dạng sau cú tông kinh hoàng
Cú tông kinh hoàng khiến Nam chết tại chỗ, Huế tử vong trên đường đi cấp cứu, Việt nhập viện trong tình trạng nguy kịch.
Tại hiện trường, chiếc xe độ biến dạng hoàn toàn, xe kia cũng hư hỏng nặng.
Lực lượng chức năng xử lý hiện trường vụ tai nạn
Một số người quen với các thanh niên này cho biết Huế vừa độ lại xe nên "đua" thử. Nam là công nhân ở một công ty gỗ tại quận Bình Thạnh;, sau khi nhậu xong, anh này tiếp tục đi "tăng 2" thì xảy ra tai nạn.
Do tính chất nghiêm trọng của vụ tai nạn, đến hơn 2 giờ ngày 28-1, hiện trường mới được lực lượng chức năng xử lý xong.
Tin-ảnh: G.Minh
Theo_Người lao động
Ớn lạnh xe ben "làm xiếc" trên Quốc lộ 1 Sau khi xảy ra va chạm với 1 ô tô 7 chỗ, chiếc xe ben lao tự do vào dải phân cách, đâm gãy trụ đèn chiếu sáng rồi nằm án ngữ phía trên trong tình trạng bẹp dúm phần đầu. Vụ tai nạn xảy ra vào sáng 28-1 trên Quốc lộ 1, đoạn qua phường Tam Bình, quận Thủ Đức, TP HCM....