Chuyện người Mỹ bị giam 5 năm ở Cuba
Bị bắt và tuyên án 15 năm tù vì tội làm gián điệp và âm mưu lật đổ chính quyền vào tháng 12.2009, nhà thầu Mỹ Alan Gross, năm nay 65 tuổi, đã có 5 năm đầy khó khăn tại nhà tù ở Cuba, theo USA Today.
Nhà thầu Alan Gross – Ảnh: Reuters
Đến nay đã 5 năm kể từ khi Alan Gross bị chính quyền Cuba tống giam về việc kí một hợp đồng cải thiện thông tin liên lạc ở nước này, cung cấp điện thoại vệ tinh và máy tính cho cộng đồng Do Thái ở Cuba, nơi bị hạn chế Internet. Ông bị buộc tội gây mất ổn định, âm mưu lật đổ chính quyền và bị tuyên án 15 năm.
Nhà thầu Mỹ Alan Gross là tù nhân tại Cuba từ năm 60 tuổi và từng tuyệt thực để phản đối việc mình bị bắt giam. Alan Gross cho biết ông đã mất 5 chiếc răng, giảm 100 pounds (khoảng 45 kg) và đang mất dần thị lực ở một mắt.
Vào tháng 8 vừa qua, Gross đã nói với vợ và con gái mình rằng ông không thể chịu đựng được thêm một ngày sống trong tù. Gross đã tạm biệt và yêu cầu hai người đừng quay lại tìm ông và kể từ đó, họ không thấy ông ấy nữa.
Trước đây, Gross từng làm việc cho cơ quan viện trợ Phát triển Quốc tế ở Mỹ (USAID) thuộc Bộ Ngoại giao. Do đó, ông đã kêu gọi chính quyền Obama làm mọi cách để giải thoát cho mình nhưng mặc cho những cố gắng, Gross vẫn bị giam cầm cho đến hôm nay.
Video đang HOT
Ngưởi biểu tình tại Washington đòi trả tự do cho Alan Gross – Ảnh: Reuters
Kể từ khi bị bắt, Gross đã tìm mọi cách gặp gỡ và liên hệ với những người bạn luật sư và một vài thượng nghị sị Mỹ như Jeff Flake, R-Ariz. và Tom Udall. Nhưng họ đều quan ngại vì chưa nhận được bất cứ tín hiệu nào từ chính phủ Cuba trong việc trả tự do cho ông.
Vào thứ tư 3.12, vợ của Gross, bà Judy Gross, đưa ra thêm nhiều lời cầu khẩn nhân dấu mốc 5 năm ngày chồng bà bị bắt giam: “Chồng tôi đã phải trả một cái giá quá đắt cho việc phục vụ đất nước và cộng đồng. Alan đã được hứa sẽ không phải chịu đựng trong nhà tù Cuba nhưng tất cả đã quá đủ sau 5 năm vô vọng. Đây là thời điểm cho tổng thống Obama phải đưa Alan trở về Mỹ trước khi mọi chuyện quá trễ”.
Người phát ngôn của Bộ Ngoại giao Mỹ, bà Marie Harf quan ngại về điều kiện sống khó khăn của Gross nhưng chưa đưa ra những giải pháp thích hợp trong việc kêu gọi trao trả tự do cho ông. Bà nói trong một tuyên bố trên USD Today: “Chúng tôi đã đàm phán lại với chính phủ Cuba, thông tin đến các nhà lãnh đạo các nước cũng như đồng minh của Cuba, rằng nên phóng thích Alan Gross ngay lập tức”
Tuy nhiên, Bộ Ngoại giao Mỹ cho biết rất khó để thực hiện một cuộc trao đổi tù nhân vì đề nghị này đã bị chính phủ Cuba phớt lờ trong quá khứ.
Người biểu tình cầm ảnh của Alan Gross để đòi quyền tự do cho ông tại Washington, DC. – Ảnh: Reuters
Giải thích cho trường hợp của Alan Gross, chính quyền Cuba khẳng định Mỹ đã kết tội gián điệp và giam cầm trái phép 5 công dân của nước này từ năm 1998, còn được biết đến như “The Cuban Five” (nhóm 5 công dân Cuba – PV). Hiện vẫn còn 3 người trong nhóm này đang bị giam giữ vô thời hạn tại nhà tù Mỹ.
Trước đó, tháng 8, đã có những cáo buộc cho thấy Mỹ triển khai các thanh niên Latin tới Cuba kích động bất ổn, trong lúc Cuba chủ trương thúc đẩy quan hệ song phương vốn đã bị sa lầy trong suốt vài thập kỷ. Tháng 10 vừa qua, đông đảo thanh niên và sinh viên Cuba cũng đã xuống đường ở thủ đô Havana để biểu tình đòi Mỹ phóng thích nhóm Cuba Five .
Hãng tin AFP cho biết, các quan chức ngoại giao Mỹ luôn khẳng định rằng, quan hệ ngoại giao giữa hai nước vốn đã xấu đi từ năm 1959 sẽ không có sự cải thiện nào nếu Alan Gross còn trong nhà tù Cuba. Hiện tại, Mỹ và Cuba không có quan hệ ngoại giao chính thức và Mỹ vẫn áp đặt một lệnh cấm vận với Cuba suốt từ năm 1960, bất chấp sự chỉ trích của cộng đồng Mỹ Latin và quốc tế.
Huỳnh Mai – Thu Thảo
Theo Thanhnien
Ukraine giao chức bộ trưởng cho người Mỹ
Ukraine trao cho những người nước ngoài, trong đó có một công dân Mỹ, chức vụ hàng đầu trong chính phủ mới, nhằm diệt trừ nạn tham nhũng.
Tân Bộ trưởng Tài chính Ukraine Natalie Jaresko trong một phiên họp Quốc hội ở Kiev hôm qua. Ảnh: Reuters
Tổng thống Ukraine Petro Poroshenko hôm qua phát biểu trong một phiên điều trần Quốc hội rằng nước này phải học hỏi "kinh nghiệm nước ngoài".
Ông Poroshenko sau đó ký sắc lệnh trao quốc tịch Ukraine cho công dân Mỹ Natalie Jaresko, người được Quốc hội xác nhận trở thành tân bộ trưởng tài chính. Bà Jaresko là lãnh đạo một quỹ đầu tư tư nhân. Ngoài ra, ông Aivaras Abromavicius, nhà đầu tư ngân hàng người Litva, cũng được cấp quốc tịch Ukraine và trở thành tân bộ trưởng kinh tế.
Các nhà lập pháp cũng xác nhận Alexander Kvitashvili , cựu bộ trưởng y tế Gruzia, sống ở New York, Mỹ, được bổ nhiệm làm bộ trưởng y tế ở Ukraine.
Bà Marie Harf, phó phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Mỹ, bác bỏ thông tin cho rằng Washington liên quan đến việc lựa chọn một người Mỹ làm bộ trưởng tài chính. "Đây là lựa chọn của nhân dân Ukraine và các đại biểu họ bầu ra. Đây là quyết định của họ", AFP dẫn lời bà Harf nói. "Tôi không nghĩ chúng tôi có bất cứ sự liên quan nào với điều đó".
Ukraine đang cố gắng thoát khỏi tình trạng vỡ nợ, điều nhiều người cho là kết quả của hàng thập kỷ bế tắc chính trị và tham nhũng.
Trọng Giáp
Theo VNE
Một tòa nhà của người Mỹ gốc Việt bị thiêu rụi trong vụ bạo loạn ở Ferguson Một cơ sở kinh doanh của người Mỹ gốc Việt đã bị thiêu rụi trong vụ bạo động ở thị trấn Ferguson thuộc tiểu bang Missouri, "gây thiệt hại hàng trăm nghìn USD". Một cơ sở bị đốt trong vụ bạo loạn Bạo loạn bùng phát ở khu vực ngoại ô thành phố St. Louis hôm 24.11, nơi phần đông người Mỹ gốc...