Chuyện người ăn mày và hai người thầy
Mấy hôm sau, đúng như ông dự đoán, gã ăn mày đã tìm đến nhà ông. Khác hẳn thường ngày, hôm nay hắn đi đứng đàng hoàng với đầy đủ cả tay lẫn chân.
Ông giáo Hùng gặp gã hành khất ấy ở một trạm bán xăng. Gã di chuyển bằng cách bò lết với cái chân khoèo và một cánh tay áo lắt lay.
Nhìn gã, ông giáo Hùng giật mình. Hình như đã một lần ông gặp. à, phải rồi… Lần ấy, trong con hẻm vắng, ông thấy gã đang bò lết bỗng đứng dựng dậy, thò cái tay tưởng là cụt ra đếm tiền. Hóa ra hàng ngày hắn giả bộ tàn tật.
Lần gặp này, hắn không nhận ra ông nên vẫn thò cánh tay còn lại cầm ngửa cái mũ phớt ra xin tiền.
Vào trường hợp khác, ông đã cho hắn một cái bạt tai. Nhưng hôm nay, ông lại không, lại nở một nụ cười nhân từ, móc túi bố thí cho hắn tờ giấy bạc 20.000 đồng. Rồi ông lại cho tiếp hắn 20.000 đồng nữa và bảo:
- Anh dùng tiền này để thuê xe nhờ họ chở đến nhà một ông bạn tôi, ông ấy giàu có và thương người lắm. Anh nhờ cậy được đấy.
Ông xé cuốn sổ tay viết ra cái địa chỉ người bạn ấy, Không quên viết thêm cái địa chỉ của ông.
Video đang HOT
Mấy hôm sau, đúng như ông dự đoán, gã ăn mày đã tìm đến nhà ông. Khác hẳn thường ngày, hôm nay hắn đi đứng đàng hoàng với đầy đủ cả tay lẫn chân. Vừa nhìn thấy ông, hắn đã cúi rạp đầu:
- Cháu đến để cám ơn ông.
Ông dắt hắn vào nhà, ân cần hỏi han:
- Tìm được nhà ông bạn tôi chứ?
- Dạ, được.
- Ông ấy có cho anh gì không?
- Dạ nhiều, về tiền thì cho những một trăm ngàn đồng, nhưng cháu không dám nhận, cháu chỉ nhận?
- Nhận gì?
- Một sự dạy dỗ.
- Một sự dạy dỗ?- Ông giáo Hùng nhắc lại.
- Vâng, đúng như thế. Ông ấy tàn phế, liệt cả hai tay, vậy mà với đôi bàn chân còn lại, ông ấy đã làm nên tất cả. Sự nghiệp, tiền bạc? Trong khi cháu thì?
Nói xong, anh ta đứng thẳng dậy, chìa cả hai cánh tay, trong đó có cái tay bao ngày qua cứ bị oan uổng cột chặt vào tấm thân lực lưỡng của gã, để đón ly trà nóng từ tay ông giáo Hùng.
Sau khi gã ra về, ông giáo Hùng nhấc máy điện thoại lên:
- A lô! Thầy Nguyễn Ngọc Ký đấy phải không? Vâng, từ nhà thầy, anh ta vừa mới đến đây, và gửi lời cảm ơn thầy!
Theo Guu
Người thầy và những tờ tiền cũ
Trong cái nóng ban trưa hầm hập với cơn say xe mệt mỏi, nó thấy thầy hiền hậu đến bên nó, dúi vào đôi tay nóng hổi của nó những tờ 10.000 đồng lấp lánh.
Cuối cùng nó cũng đậu đại học. Người đầu tiên nó muốn thông báo tin quan trọng ấy không phải là ba hay mẹ nó mà là người thầy kính yêu của nó...
Nhà nó nghèo, lại đông anh em, quê nó cũng nghèo nên từ lâu chẳng có mấy ai dám nghĩ đến chuyện cho con vào đại học. Ba mẹ nó cũng vậy, phần vì quá nghèo, phần là vì nghĩ đến điều kiện của con mình "Làm sao mà chọi với người ta"!... Thầy là người duy nhất ủng hộ nó, cho nó niềm tin rằng "mình có thể".
Vui mừng chẳng được bao lâu, bao nhiêu lo lắng tràn về vây lấy nó... Năm năm trời, hàng trăm thứ tiền như bầy ong vo ve trong đầu nó.
Rồi thầy đến mang cho nó một lô sách, vở mà nó đoán là những bài học " nhân-lễ-nghĩa" của thầy, dúi vào tay nó một gói nhỏ mà thầy bảo là " bí kíp" rồi dặn chỉ lúc nào khó khăn nhất mới được mở ra. Nó đã không " cảnh giác" thừa. Gói " bí kíp" mà lúc nhận từ tay thầy nó đã ngờ ngợ là một xấp những tờ tiền 10.000đ bọc trong hai lớp nilon cũ kỹ, những tờ tiền được vuốt phẳng phiu phần nhiều đã nhàu nát mà nó tin rằng thầy đã để dành từ lâu lắm! 900.000 đồng, nó cứ mân mê những đồng 10.000 đã cũ mà thèm một góc không có ai để khóc.
Đã hai năm kể từ cái ngày thầy lặn lội lên Sài Gòn thăm nó, dúi vào tay nó những đồng 10.000 nhọc nhằn rồi lại vội vã trở về. Sau đó thầy chuyển công tác. Hai năm, thỉnh thoảng nó vẫn nhận được những đồng 10.000 của thầy (lạ thay, lại vào những lúc tưởng chừng như nó bế tắc nhất!)... Hai năm, nó vẫn chưa một lần về thăm thầy. Trưa, mới đi học về, mẹ điện lên báo: "Thầy H. mất rồi!". Nó chỉ lắp bắp hỏi được ba chữ: "Sao thầy mất?", rồi sụp xuống khi mẹ cũng nghèn nghẹn ở đầu dây bên kia: "Thầy bệnh lâu rồi mà không ai biết. Ngày đưa thầy vào viện, bác sĩ chụp hình mới biết thầy đã hư hết lục phủ ngũ tạng rồi, chưa ai kịp đi thăm thì thầy đã...".
Nó bỏ hết mọi sự leo lên xe đò. Trong cái nóng ban trưa hầm hập với cơn say xe mệt mỏi, nó thấy thầy hiền hậu đến bên nó, dúi vào đôi tay nóng hổi của nó những tờ 10.000 đồng lấp lánh... Đến bây giờ nó mới để ý thấy thầy đã xanh xao lắm, bàn tay tài hoa khéo léo ngày xưa đã gân guốc lên nhiều lắm... Nó chợt tỉnh, nước mắt lại lăn dài trên má, trái tim nó gào lên nức nở: "Thầy ơi... sao không đợi con về...!?". Vì nó cứ đinh ninh: nếu đổi những đồng 10.000 kia thành thuốc, thầy sẽ sống cho đến khi nó kịp trở về...
Theo Guu
'Tôi không thể sống chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi' "Tôi dạy học không nghĩ đến tiền nong, cũng không tiêu tốn gì ngoài tiền ăn, không nghĩ đến mua nhà, mua xe", TS Trần Nam Dũng nói. Không làm giàu bằng nghề dạy học Năm 1988, tốt nghiệp khoa Toán, Đại học Mát-xcơ-va, TS Trần Nam Dũng được nhận vào Đại học Tổng hợp. Khoản lương đầu tiên thầy giáo trẻ nhận...