Chuyện nam sinh tự vẫn ở tuổi 19: ‘Xin đừng xát muối lên nỗi đau của gia đình em’
Có những đứa trẻ vẫn cứ nói cười nhưng bên trong tâm hồn là một hố sâu tuyệt vọng. Theo chuyên gia giáo dục Diễm Quyên, sự việc nam sinh 19 tuổi tự tử là rất đau lòng, đáng tiếc.
“Chúng ta hãy nhân văn hơn”
Liên quan đến sự việc nam sinh viên mất tích tại bến xe miền Đông rồi tử vong sau đó, ngày 16/2, cơ quan điều tra cho biết em Nguyễn Văn Nghĩa (SN 2003, ngụ tỉnh Bình Định) đã tự tử. Hiện tại, nguyên nhân em Nghĩa tự tử chưa xác định được. Qua khám nghiệm cho thấy, trong balô của Nghĩa có một cục đá nặng hơn 10kg.
Hiện tại, câu chuyện của Nghĩa đã nhận được nhiều sự quan tâm từ dư luận. Tuổi 19 của em đã khép lại mãi mãi trong sự tiếc thương của gia đình, bạn bè, thầy cô…
Trao đổi với PV, chuyên gia giáo dục Tô Thị Diễm Quyên cho biết: “Tôi có theo dõi câu chuyện của Nghĩa từ thông báo em mất tích tại Bến xe miền Đông. Tôi rất đau lòng, xót xa khi em ấy đã tự tử ở độ tuổi vừa bước vào cuộc đời. Đúng là thế hệ của tôi sẽ rất khác biệt so với thế hệ của em.
Chuyên gia Diễm Quyên
Thời của chúng tôi, internet vẫn chưa được phổ biến, chúng tôi tiếp xúc với thông tin hạn chế hơn. Các em hiện nay có mạng xã hội, lĩnh hội nhiều cái mới, cái hay nhưng song hành với đó là những điều tiêu cực. Các em phải loay hoay chọn lọc thông tin và cách giải quyết vấn đề của chính mình.
Từ hình ảnh tìm người thân mất tích, tôi thấy Nghĩa là một bạn có dung mạo rất hiền lành. Đồng thời, điểm số tại trường của bạn cũng rất cao. Mất đi Nghĩa, gia đình hiện đang có rất nhiều nỗi xót xa vô tận. Với cương vị là một người làm giáo dục, tôi thật sự thấy buồn khi mọi người vẫn chia sẻ hình ảnh không làm mờ của em trên mạng xã hội. Nếu người thân Nghĩa nhìn thấy, điều đó không phải là rất đau lòng sao? Tôi mong chúng ta hãy nhân văn hơn, đừng xát muối lên nỗi đau của gia đình em”.
Theo chị Diễm Quyên, những luồng thông tin tiêu cực xuất hiện trên mạng xã hội sẽ như cơn sóng biển, cứ xô tới và khiến tâm trạng người khác tệ hơn. ” Mọi người cần kiếm soát lời nói của mình để không vô tình tạo áp lực cho người khác”, chuyên gia nói thêm.
Video đang HOT
“Không để các em một mình”
Trước đó, ông Nguyễn Công Đoàn (cha Nghĩa) cho biết gia đình hiện chưa thể tin được Nghĩa đã mất. Ông Đoàn cũng không thể giải thích được tại sao con trai lại tự tử như kết luận của cơ quan công an. Tính đến hiện tại, nguyên nhân Nghĩa tự tử vẫn đang được tìm hiểu.
Chuyên gia Diễm Quyên cho biết thêm: ” Đối với những người hướng ngoại, việc họ có những áp lực, khúc mắt trong cuộc sống rất dễ nhận biết. Tuy nhiên, đối với những người hướng nội, đó lại là một câu chuyện khác. Có thể bình thường, các em cười nói, vui vẻ với mọi người, sinh hoạt như chẳng có gì xảy ra nhưng nội tại bên trong rất ngổn ngang. Và, mọi người sẽ rất khó nhận biết được em ấy đang có vấn đề cần giải tỏa”.
Ngay từ khi bắt đầu làm cha mẹ, ai cũng cần trang bị một số kĩ năng cần thiết. Ví dụ, với tình huống khó khăn, cha mẹ cần tham luận ý kiến con, gợi mở cho chúng hướng giải quyết.
Bên cạnh niềm xót xa đến tận cùng, câu chuyện của Nghĩa đã gióng lên hồi chuông về tự tử ở người trẻ tuổi.
“Vào năm 1999, tôi từng chủ nhiệm một cô bé lớp 8. Do con không nghe lời, cha của cô bé đã lột trần con và xích cô lại. Đau đớn, tủi nhục, cô bé bỏ trốn cùng bạn trai. Tôi và bạn bè trong lớp của cô bé đổ xô đi tìm. Sau 2,3 ngày, cháu cũng đã trở về nhà với một tâm hồn đầy thương tổn.
Tôi từng rất tâm đắc ngạn ngữ: Cần một ngôi làng để nuôi dạy một đứa trẻ. Tức, trách nhiệm giáo dục con người không chỉ riêng của cha mẹ mà còn nằm ở cộng đồng, xã hội. Chúng ta, những người lớn không nên để các con một mình, loay hoay với những nỗi niềm không biết tỏ cùng ai.
Ai cũng phải có trách nhiệm giang tay đón lấy, xoa dịu nỗi đau của các con. Đặc biệt, bạn bè cũng là kênh quan trọng”, chị Quyên nói thêm .
Tô Thuỵ Diễm Quyên – 1 trong 20 người đầu tiên trên thế giới được Microsoft công nhận là chuyên gia giáo dục toàn cầu. Đồng thời, cô cũng là người sáng lập Diễn đàn Giáo dục sáng tạo Việt Nam.
Bên cạnh đó, cô Diễm Quyên từng đạt giải nhất quốc gia dạy học tích hợp, sau đó đại diện Việt Nam tham gia Diễn đàn giáo dục toàn cầu tại Tây Ban Nha, là giám khảo châu Á duy nhất trong 18 giám khảo của Diễn đàn giáo dục toàn cầu tại Mỹ.
Từ vụ bé gái 8 tuổi bị bạo hành tử vong, Tiến sĩ nổi tiếng cho biết: Có 6 điều CẦN PHẢI DẠY CON, biết sớm con sẽ thoát nguy hiểm
Vụ việc bé V.A xảy ra, có một việc mà tôi vẫn lấn cấn ở trong lòng. Đó chính là các bé nhà mình hoàn toàn không biết cách xử trí khi gặp nguy hiểm.
Tiến sĩ Vũ Thu Hương, nguyên giảng viên khoa Giáo dục Tiểu học, ĐH Sư phạm Hà Nội là một chuyên gia giáo dục vô cùng tâm huyết với nền giáo dục của Việt Nam. Những hoạt động, bài viết, quan điểm... của chị luôn nhận được sự yêu mến, trân trọng và có sức lan tỏa tới thầy cô, học sinh và các bậc cha mẹ.
Vụ việc bé V.A (8 tuổi, ngụ quận 1, TP.HCM) bị "dì ghẻ" bạo hành tử vong là một trong những sự kiện đau lòng nhất thời gian cuối năm 2021, khiến dư luận cả nước bàng hoàng, đau xót. Bên cạnh việc chỉ trích "dì ghẻ" Quỳnh Trang và bố ruột của bé V.A là Trung Thái, các bậc phụ huynh cũng suy nghĩ nhiều hơn đến việc cần dạy con thêm những năng sống gì để tránh phải những vụ việc đau lòng tương tự.
Nói về vấn đề này, Tiến sĩ Vũ Thu Hương đã có những chia sẻ. Chị cho biết: "Vụ việc bé V.A xảy ra, có một việc mà tôi vẫn lấn cấn ở trong lòng. Đó chính là các bé nhà mình hoàn toàn không biết cách xử trí khi gặp nguy hiểm.
Báo tin cho ai? Báo thế nào? Có nên báo không? Kêu cứu thế nào? Tôi luôn nghĩ, giá như bé V.A biết mấy điều này, có lẽ con đã không chết".
Vậy dạy con thôi, các mẹ!
01
CON CẦN PHẢI KÊU CỨU KHI GẶP NGUY HIỂM
Chắc chắn con sẽ bị đe dọa: "Mày mà báo, tao đánh đòn!","Mày báo đi, ai tin",...
Không! Cha mẹ cần khẳng định với con, mạng sống của con là quan trọng. Con nên suy nghĩ và tìm cách kêu cứu một cách hiệu quả và an toàn. Đừng nín nhịn. Báo được rồi, mọi chuyện sẽ tốt đẹp thôi. Kẻ xấu sẽ bị bắt và buộc phải cách ly khỏi con. Khi đó, nguy hiểm sẽ không còn nữa.
02
BÌNH TĨNH VÀ TẬP TRUNG NGHĨ CÁCH KÊU CỨU
Dù hỏa hoạn, xâm hại hay bạo hành, kiểu gì cũng có lối thoát nếu chúng ta bình tâm suy nghĩ. Các cha mẹ nên tổ chức những buổi diễn tập các tình huống nguy hiểm tại nhà vào buổi tối để các con chuẩn bị trước tinh thần. Khi chẳng may rơi vào nguy hiểm, các con sẽ không quá hoảng loạn.
03
HÃY DẠY CON VẼ CÁC KÍ HIỆU KÊU CỨU
Với các bạn lớn, biết chữ rồi thì dễ, viết ra được là con có thể tuồn giấy cho người khác báo động. Với các bạn bé, bố mẹ tìm hiểu cách vẽ một số hình báo động để các bạn tập vẽ theo. Khi cần, các con có thể vẽ được để kêu cứu.
04
THUỘC SỐ ĐIỆN THOẠI NGƯỜI THÂN NÀO CON TIN TƯỞNG HOẶC SỐ KHẨN CẤP
111 cũng là một số điện thoại đáng tin cậy nhưng không đủ nếu đường dây quá tải. Con có thể nhớ thêm các số 113, 115. Ngoài ra là các số điện thoại của người con tin tưởng. Nếu không có điện thoại, nhờ người khác gọi cũng được mà.
Vụ việc bé gái 8 tuổi bị bạo hành tử vong khiến dư luận cả nước sững sờ, đau lòng, bàng hoàng và phẫn nộ.
05
KHI CHƯA ĐƯỢC CỨU, CỐ GẮNG NGOAN NGOÃN ĐỂ ÍT BỊ TỔN THƯƠNG NHẤT
Khi các con đang trong vòng nguy hiểm mà tỏ ra bướng bỉnh, các con sẽ có nhiều nguy cơ gấp bội. Vì thế, cha mẹ cần dạy con phải nghe lời kẻ đang đe dọa mạng sống của con nếu con chưa thoát ra được. Đừng căng thẳng, sự cứu giúp sẽ đến rất nhanh.
06
NẾU KÊU CỨU KHÔNG ĐƯỢC, ĐỪNG NẢN, TIẾP TỤC TÌM CÁCH KÊU GỌI TRỢ GIÚP
Khi con kêu cứu, chắc chắn sẽ có người sợ, ngại dây dưa và quyết định không cứu con. Nhưng xã hội không xấu xa toàn tập như thế. Con cứ kiên trì, rồi đến lúc con sẽ thoát được.
Không đi theo sự dụ dỗ, không nhịn nhục chịu đựng khi bị bạo hành, xâm hại, báo tin ngay khi có thể... - đó là những gì chúng ta phải dạy các con ngay và luôn, các cha mẹ nhé.
Bị chỉ trích vì nêu quan điểm "thương tiếc" dì ghẻ bạo hành bé gái, chuyên gia giáo dục toàn cầu lên tiếng: Ai đó đã xuyên tạc, sẽ nhờ luật pháp can thiệp Sau khi bị dân mạng phản ứng dữ dội vì có bài viết nêu quan điểm có phần bênh vực "dì ghẻ" bạo hành bé 8 tuổi, chuyên gia giáo dục toàn cầu đã lên tiếng khẳng định mình không hề bênh vực Nguyễn Võ Quỳnh Trang mà chỉ bàn về việc vì sao cha mẹ đánh con. Những ngày qua, vụ việc...