Chuyện một ông vua lái xe taxi gây sốt
Một người đàn ông Mỹ gốc Ghana mới đây đã được báo chí Mỹ “phát hiện”. Cuộc đời của người đàn ông này được ví như phiên bản có thật của nhân vật chính trong bộ phim Hollywood – “Coming to America” (1988).
Người đàn ông này hiện đang sinh sống tại thành phố New York (Mỹ). Công việc hàng ngày của ông là điều hành công ty taxi, tuy vậy, khi trở về quê hương Ghana, ông được coi như một tiểu vương quyền uy thế lực, đứng đầu một bộ lạc lớn tại Ghana.
Ông là Isaac Osei. Ông Osei và vợ – bà Elizabeth – hiện đang sở hữu một công ty taxi ở quận Manhattan, thành phố New York, tuy vậy, ông Osei vẫn thường xuyên đi về giữa Mỹ và Ghana để có thể hoàn tất những nhiệm vụ của người đứng đầu bộ lạc.
Ông Isaac Osei đã chuyển tới Mỹ định cư từ năm 1977 và bắt đầu gây dựng hãng taxi riêng từ năm 1982.
Năm 2006, sau khi anh trai của ông Osei qua đời, vị trí tiểu vương đứng đầu bộ lạc đã được truyền lại cho ông.
Vợ chồng ông Osei hiện đang đứng đầu hãng taxi Napasei.
Ông Isaac và vợ hiện đang quản lý một công ty taxi ở Manhattan, nhưng ông vẫn thường xuyên đi về giữa Mỹ và Ghana để có thể hoàn tất những trách nhiệm của người đứng đầu bộ lạc.
Ông Osei và vợ vẫn mặc trang phục truyền thống của người Ghana kể cả khi ở Mỹ.
Video đang HOT
Là người đứng đầu bộ tộc Akwamu ở Ghana, ông Osei có quyền cai quản 5 thị trấn. Ông cũng đồng thời là người đứng ra dàn xếp những vụ tranh chấp, bất đồng xảy ra trong bộ tộc. Ông đóng vai trò như một vị quan tòa xét xử những vụ phân chia tài sản, kiện tụng…
Đó là cuộc sống ở Ghana, còn khi trở về Mỹ, ông trở lại với cuộc sống ít quyền lực hơn. Ông Osei chia sẻ: “Tôi thích sống ở Ghana hơn, người dân ở bộ lạc tôi thường tới để tìm tôi, nhờ tôi đưa ra những lời chỉ dẫn, phán xét, trong mắt họ hiện lên một sự kính trọng lớn lao. Khi tôi sống ở New York, mọi việc rất khác”.
Khi ở Ghana, ông Osei là người đứng đầu cai quản 5 thị trấn và đóng vai trò như một vị quan tòa đối với những người trong bộ tộc.
Ông Osei nói rằng ông thích sống ở Ghana hơn bởi ở đây, người ta thường tìm tới ông với một lòng kính trọng lớn lao.
Ở Ghana, ông Osei đóng vai trò như một vị quan tòa có quyền định đoạt, phán xét những việc lớn nhỏ trong bộ tộc.
Cuộc sống của ông Osei được ví như nhân vật giả tưởng Hoàng tử Akeem trong bộ phim hài “Coming to America” (1988). Trong phim, nam diễn viên Eddie Murphy vào vai một hoàng tử Châu Phi đến từ đất nước giả tưởng Zamunda. Hoàng tử Akeem tới Mỹ với hy vọng sẽ tìm được vị hôn thê trong mộng.
Ở Mỹ, tuy cuộc sống của vợ chồng ông Osei không khó khăn gì nhưng cả hai người đều mong muốn được sống ở Ghana nhiều hơn. Tại Ghana, cuộc sống của họ “dễ thở” hơn nhiều. Họ không cần phải vật lộn kiếm tiền hay đau đầu suy tính, mọi người đều kính trọng họ. Họ lại có dinh thự riêng và những người tùy tùng hết lòng phục vụ…
Khi trở về Ghana, ông Osei và vợ có cả một dinh thự riêng.
Cũng giống như nhân vật Hoàng tử Akeem trong phim “Coming to America”, ông Osei đã tìm được người phụ nữ của đời mình ở Mỹ – bà Elizabeth.
Ông Osei trong một nghi lễ truyền thống ở Ghana.
Hình ảnh ông Osei ở Ghana.
Vợ chồng ông Osei trong ngày Quốc khánh Ghana hồi năm 2011.
Ông Osei trong một buổi “thiết triều” tại quê hương Ghana.
Theo Dantri
Mỹ xét xử con rể trùm khủng bố Osama bin Laden
Phiên tòa xét xử Suleiman Abu Ghaith, con rể trùm khủng bố Osama bin Laden và cựu phát ngôn viên của mạng lưới al-Qaeda, đang diễn ra tại New York, Mỹ trong bối cảnh an ninh được thắt chặt bên ngoài tòa án ở Manhattan.
Suleiman Abu Ghaith.
Suleiman Abu Ghaith bị cáo buộc âm mưu giết người Mỹ và hỗ trợ các phần tử khủng bố trong thời gian làm phát ngôn viên của al-Qaeda sau các vụ tấn công khủng bố 11/9/2001 tại Mỹ, vốn làm 3.000 người thiệt mạng.
Nghi phạm 48 tuổi từ Kuwait là một trong những thành viên cấp cao nhất của mạng lưới khủng bố al-Qaeda bị đưa ra xét xử tại Mỹ cho tới nay.
Abu Ghaith đã xuất hiện hôm 3/3 tại tòa án liên bang ở Manhattan trong chiếc áo trắng cổ rộng khi y ngồi cạnh các luật sư bào chữa.
Abu Ghaith được biết nhiều nhất tới khi xuất hiện cùng Bin Laden và thủ lĩnh hiện thời của al-Qaeda, Ayman al-Zawahiri, trong các video tuyên truyền vào tháng 9/2001.
Các nhân viên an ninh bên ngoài tòa án liên bang ở New York, nơi diễn ra phiên tòa xét xử Suleiman Abu Ghaith.
Các công tố viên Mỹ cho biết Abu Ghaith đã làm việc cho al-Qaeda tới năm 2002 khi y chạy trốn tới Afghanisttan.
Bản cáo trạng khẳng định Abu Ghaith có liên quan tới vụ đánh bom giày vào tháng 12/2001 nhằm cho nổ tung một máy bay chở khách từ Paris (Pháp) đi Miami (Mỹ).
Nhưng luật sư bào chữa của Abu Ghaith cho biết Mỹ không có bằng chứng rõ ràng cho thấy y tham gia hoặc biết về các âm mưu như vậy.
Abu Ghaith cũng không thừa nhận các cáo buộc chống lại mình.
Phiên tòa xét xử Abu Ghaith tại tòa án liên bang Mỹ ở Manhattan hạ dự kiến kéo dài 3-4 tuần. Kẻ này có thể đối mặt với án tù chung thân nếu bị kết tội.
Theo Dantri
Trung Quốc: Tòa nhà 16 tầng "mỏng như tờ giấy" Một tòa nhà cao 16 tầng ở trung tâm thành phố Thạch Gia Trang, thủ phủ tỉnh Hà Bắc, miền bắc Trung Quốc có thể là tòa nhà mỏng nhất nước này vì có chiều rộng siêu bé. Ảnh chụp tòa nhà siêu mỏng hôm 10/2. Tòa nhà này có hình tam giác và phần mỏng nhất của tòa nhà chỉ rộng khoảng...