Chuyện một người Mỹ muốn… ở tù tại Triều tiên
Matthew Miller chuẩn bị tất cả từ việc xóa sạch thông tin trên mạng xã hội đến cố ý làm hỏng VISA, khai giả thông tin liên lạc khẩn và nhiều thứ khác, tất cả chỉ để được… ở lại Triều Tiên, chấp nhận mọi tra tấn.
Miller thừa nhận cố tình muốn ở lại Triều Tiên – Ảnh: Reuters
“Nỗi sợ lớn nhất của tôi khi đặt chân đến đây là việc họ không bắt giữ tôi. Tôi cố ở lại nơi này. Họ muốn tôi đi, trong đêm đầu tiên họ đã nói ‘hãy biến khỏi đây trong chuyến bay sắp tới’, nhưng tôi từ chối”. Đó là trích đoạn tờ The Guardian lấy lại từ trang tin về Triều Tiên NK News, phỏng vấn một chàng trai đã trở nên nổi tiếng khắp thế giới nhờ việc… cố tình ở lại Triều Tiên, chấp nhận bị bắt giữ: Matthew Todd Miller.
Soạn kế hoạch như… Michael Scofield
Nếu theo dõi loạt phim truyền hình Vượt Ngục (Prison Break), bạn sẽ thấy nhân vật Michael Scoffield luôn chuẩn bị rất kỹ càng từng chi tiết trong kế hoạch. Anh ta cố tình phạm pháp để vào tù cứu anh trai. Và sẽ có chút gì đó tương đồng trong trường hợp của Matthew Miller.
Sau gần 2 tháng bị giam ở Triều Tiên, từ 14.9 đến 8.11 năm nay, Miller đã được thả tự do. Trang NK News đã phỏng vấn Miller để tìm ra động cơ quanh việc chàng trai 25 tuổi muốn ở lại Triều Tiên, nơi đối với đa phần người Mỹ, lệnh bắt giam là thảm họa.
Tháng 4 năm nay, hãng tin Triều Tiên KCNA tuyên bố bắt một người Mỹ tại sân bay Pyongyang sau khi anh ta xin tị nạn. Báo chí thế giới vốn nhạy cảm về vấn đề nhân quyền tại Triều Tiên, lại chú trọng tình hình ngoại giao căng thẳng giữa Bình Nhưỡng và Nhà Trắng nên nhanh chóng vào cuộc. Có điều, chính nhân vật Miller lại thú nhận mình sai hoàn toàn.
Bàn Môn Điếm – Ảnh: AFP
Không một ai tìm ra thông tin của Miller lúc ấy vì anh ta đã… xóa sạch tất cả trên mạng xã hội. Sau này người ta mới biết, trong chuyến bay từ Trung Quốc sang Triều Tiên, anh này chủ động làm hỏng visa du lịch của mình.
Video đang HOT
Khi kiểm tra máy tính cá nhân của Miller, người ta phát hiện nhiều chi tiết cho thấy anh ta muốn tách biệt, không nhận bất cứ một sự hỗ trợ nào của Mỹ.
Tất cả, chỉ là một sự chuẩn bị hoàn hảo cho việc cố ý xâm nhập Bình Nhưỡng. Và để “phạm pháp” hơn, Miller còn tạo ra nhiều nghi vấn cho thấy anh ta là một tin tặc, có thể đang làm cho WikiLeaks, đánh cắp bí mật quân sự các nước, dĩ nhiên có Triều Tiên.
Kết cục bất ngờ
Theo Miller, anh đã chuẩn bị tinh thần đón nhận mọi tra tấn, nhưng thật bất ngờ: “Cái giết chết tôi chính là lòng tốt của họ, sự đổ vỡ kế hoạch của bản thân”.
Miller kể rằng anh ta được sử dụng iPhone, iPad, nghe nhạc, tra cứu… trong vòng ít nhất 1 tháng tại Triều Tiên, mặc dù không thể chia sẻ thông tin ra bên ngoài.
Điện thoại, máy tính bảng của Miller vẫn được phép sử dụng – Ảnh: Reuters
Trong những ngày sau khi bị bắt ở Pyongyang, Miller được đưa tới khách sạn, tiếp xúc quan chức Triều Tiên và được yêu cầu về nước. Nhưng Miller lại từ chối, cuối cùng anh được đưa đến một “nhà khách” (theo miêu tả của nhân vật), nơi có nhiều người Mỹ khác bị bắt với nhiều lý do. Anh ta ở đó 5 tháng, bị khóa từ bên ngoài, nhưng được cho ăn ở cẩn thận!
Sau cùng, bằng nhiều “nỗ lực”, Miller đã thành công với mức tù khổ sai 6 năm dành cho tội cố tình tìm kiếm tị nạn. Nhà tù nằm ngoài xa Bình Nhưỡng là một trang trại, theo Miller, nơi anh đập đá, hái rau và cắt cỏ.
Matthew Miller trở về California, được miễn án 6 năm tù khổ sai, kèm theo một lời xin lỗi gửi đến Triều Tiên. “Tôi muốn gặp gỡ những người Triều Tiên để trải nghiệm những thứ mà một tour du lịch bình thường không bao giờ có”, Miller nói. “Trước khi đi, tôi đã không nghĩ rằng tôi sẽ cảm thấy tội lỗi vì hành động của mình đối với Triều Tiên. Trong thời gian đó tôi đã thay đổi và tôi đã cảm thấy có lỗi với việc mình làm dù tôi đã đạt được mục tiêu của mình”.
NK News cho biết, Miller đến nay vẫn từ chối trả lời thêm một số vấn đề, những điều anh cho là “nên giữ lại như một kinh nghiệm cá nhân”. Có điều, Triều Tiên qua ánh nhìn của Miller đã không còn là địa điểm đáng sợ như đa phần vẫn nghĩ.
Nhật Đăng
Theo Thanhnien
Tổng thống Barack Obama qua mặt Quốc hội, cải tổ luật nhập cư
Trong một bước đi phản ánh rõ chiều hướng quan hệ căng thẳng hơn giữa Nhà Trắng và phe Cộng hòa vừa giành quyền kiểm soát lưỡng viện Quốc hội trong cuộc bầu cử giữa nhiệm kỳ vừa qua, ngày 20/11, Tổng thống Mỹ Barack Obama thông báo sắc lệnh hành chính tự cải tổ luật nhập cư, nhập tịch, mà không cần tới Quốc hội.
Đây được coi là một hành động sẽ càng làm tăng sự chia rẽ và mâu thuẫn đảng phái trong chính trường Mỹ.
Phóng viên TTXVN tại Washington dẫn bài phát biểu được truyền hình trực tiếp tối 20/11 từ Nhà Trắng của Tổng thống Obama cho biết vì Quốc hội không hành động và bất hợp tác, ông phải sử dụng quyền của người đứng đầu cơ quan hành pháp cao nhất của nước Mỹ để thực thi các biện pháp cải tổ hệ thống nhập cư của nước Mỹ mà ông cho là đã lạc hậu.
Tổng thống Mỹ Barack Obama. (Nguồn: AFP/TTXVN)
Một trong những biện pháp trong kế hoạch cải cách tổng thể của Tổng thống Obama là mở rộng sắc lệnh hành chính năm 2012, theo đó khoảng 4,7 triệu trẻ em các nước nhập cư bất hợp pháp vào Mỹ từ 5 năm trở lên có cha mẹ là công dân hoặc cư dân thường trú hợp pháp ở Mỹ, nếu không phải là tội phạm, sẽ được phép ở lại Mỹ mà không bị đe dọa bị trục xuất.
Đây được coi là biện pháp cải tổ sâu rộng nhất trong nhiều thập kỷ qua trong hệ thống nhập cư của Mỹ.
Ngoài 4,7 triệu trẻ em nói trên còn có khoảng 270.000 người được cha mẹ đưa vào Mỹ khi còn nhỏ, cũng sẽ không bị trục xuất.
Trong sắc lệnh của mình, Tổng thống Obama cũng quyết định mở rộng một chương trình cho phép cấp thị thực tạm thời cho những sinh viên nước ngoài tốt nghiệp các ngành nghề đặc biệt và các chương trình công nghệ cao tại các trường cao đẳng và đại học của Mỹ, mở rộng việc cấp thị thực cho những sinh viên và người nước ngoài có khả năng đặc biệt.
Tổng thống Obama quyết định biện pháp này bất chấp sự chỉ trích của phe Cộng hòa cho rằng việc cho phép những người nhập cư bất hợp pháp không chỉ được ở lại làm việc mà còn có cơ hội trở thành công dân Mỹ giống như một "cuộc đại ân xá" cho khoảng 12 triệu người nhập cư không đủ giấy tờ đang có mặt trên lãnh thổ Mỹ.
Người đứng đầu Nhà Trắng khẳng định quyết định của ông không chỉ hợp hiến mà là việc làm mà nhiều tổng thống Mỹ trong nữa thế kỷ qua, cả Cộng hòa và Dân chủ, đều đã từng làm.
Tổng thống Obama cũng một lần nữa hối thúc Quốc hội sớm thông qua một dự luật cải cách toàn diện hệ thống nhập cư, nhập tịch của Mỹ.
Phe Cộng hòa ngay lập tức lên tiếng chỉ trích bước đi này, cho rằng Tổng thống Obama đã vượt qua quyền hiến định. Chủ tịch Hạ viện, Hạ nghị sỹ đảng Cộng hòa John Boehner cho rằng "thay vì hợp tác với Quốc hội để sửa đổi luật nhập cư đã lỗi thời, Tổng thống Obama lại chọn việc tự hành động và đây không phải là lối làm việc dân chủ. Hơn nữa, Tổng thống Obama từng nói rằng ông không phải là vua mà cũng không phải là một hoàng đế."
Phát biểu với báo giới trước khi ông Obama công bộ các biện pháp cải tổ trên đây, Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa Mitch McConnell, người sẽ nắm quyền lãnh đạo Thượng viện từ tháng 1/2015, tuyên bố "nếu Tổng thống tự hành động, tự áp đặt ý nguyện của mình, qua mặt Quốc hội thì Quốc hội cũng sẽ hành động. Chúng tôi đang cân nhắc một loạt phương án."
Thượng nghị sỹ đảng Cộng hòa Ted Cruz đăng bài trên tờ Politico ngày 19/11 nói rằng nếu Tổng thống Obama cứ hành động đơn phương, Thượng viện sắp tới do phe Cộng hòa kiểm soát "sẽ trả đũa bằng việc trước mắt không phê chuẩn bất cứ sự đề cử nội các nào."
Quyết định ngày 20/11 của Tổng thống Obama được đưa ra khi một cuộc thăm dò chung của báo Wall Street Journal và kênh truyền hình NBC cho biết có 48% những người Mỹ được hỏi ý kiến không tán thành việc giải quyết vấn đề nhập cư bằng các sắc lệnh hành chính.
Tuy nhiên, các Tổng thống Mỹ gần đây như George W. Bush và Tổng thống Ronald Reagan cũng đã từng sử dụng quyền hành pháp để thay đổi luật nhập cư.
Song, vấn đề người nhập cư bất hợp pháp chưa bao giờ gây nhiều tranh cãi như dưới thời chính quyền của Tổng thống Obama.
Cách đây hai năm, Tổng thống Obama đã kêu gọi cải tổ luật nhập cư, tuy nhiên, mọi nỗ lực của Nhà Trắng cho tới nay đều bị các nghị sỹ Cộng hòa tại Quốc hội ngăn chặn.
Năm 2013, Thượng viện khóa 113 của Mỹ do đảng Dân chủ kiểm soát đã thông qua dự luật cải tổ luật nhập cư, nhưng Hạ viện do đảng Cộng hòa chiếm đa số không chịu đưa dự luật ra biểu quyết./.
Theo Vietnam
Mỹ thông báo cho Iran trước khi tấn công IS ở Syria Một quan chức cấp cao của Iran hé lộ Mỹ đã thông báo trước cho Tehran về ý định tấn công phiến quân "Nhà nước Hồi giáo" (IS) ở Syria và đảm bảo với Tehran rằng các cuộc tấn công không nhằm vào lực lượng của Tổng thống Syria Assad. Mỹ và đồng minh đã bắt đầu không kích IS ở Syria. Thông...