Chuyên môn hay bằng cấp?

Theo dõi VGT trên

Đến thời điểm này, công chức, viên chức vẫn loay hoay với câu hỏi: Chú tâm làm chuyên môn hay chịu khó “sưu tầm” bằng cấp chứng chỉ để “đáp ứng yêu cầu” của chức vụ hay ngạch bậc?

Chuyên môn hay bằng cấp? - Hình 1

Ảnh minh họa

Hôm nọ, nhân dịp họp lớp tôi gặp lại anh bạn hiện làm trưởng phòng một cơ quan cấp Sở một tỉnh miền núi. Chuyện xuôi chuyện ngược lại trở về công việc. Làm trưởng phòng gần 10 năm, bạn tôi vẫn chỉ là chuyên viên thường với phụ cấp 0,5 chứ chưa được lên “chính” đừng nói là “cao cấp”. Hỏi thì anh bạn cười buồn: Vài năm trước thì thiếu chứng chỉ ngoại ngữ. Năm nay thì chưa có chứng chỉ bồi dưỡng quản lý nhà nước ngạch chuyên viên chính.

“Cơ quan tôi cũng chỉ có vài người đi thi. Toàn người làm hành chính nên có điều kiện học hành đủ thứ bằng cấp, chứng chỉ. Chứ bọn tôi làm chuyên môn, thiếu người nên trưởng phòng cũng lăn ra làm, thời gian đâu mà học. Cố được chứng chỉ chính trị lại thiếu chuyên viên chính” – anh bạn ngán ngẩm.

Đấy là bạn tôi nằm trong số những trưởng phòng xuất sắc được quy hoạch phó giám đốc sở, nhiều năm liền được nhận danh hiệu chiến sĩ thi đua. Nhưng lúc lên danh sách thi nâng ngạch thì những người làm việc lại thiếu văn bằng, chứng chỉ còn lại toàn chuyên viên loại nhàng nhàng nhưng… đủ điều kiện cứng.

Không chỉ công chức hành chính, nạn giấy tờ, văn bằng chứng chỉ “hành” không từ một ai trong bộ máy. Ví như tâm sự của một nhà giáo trên báo: Xưa nay, thầy cô giáo chỉ biết rằng mình tốt nghiệp một trường sư phạm chính quy, được tuyển dụng vào ngành làm công việc giảng dạy và giáo dục học sinh thế là đủ. Vậy mà, hết yêu cầu phải có chứng chỉ tin học, chứng chỉ ngoại ngữ, nay lại đến chứng chỉ nghề nghiệp. Mỗi chứng chỉ phải bỏ tiền ra học nhưng chẳng khác gì đi mua, và làm thế để làm gì?

Câu trả lời muôn thuở vẫn là: Để hoàn thiện hồ sơ theo chỉ đạo của cấp trên.

Vấn nạn “bằng cấp hành cán bộ” đã lên tận nghị trường. Tại kỳ họp thứ 8 Quốc hội khóa XIV, trả lời chất vấn của đại biểu, Bộ trưởng Bộ Nội vụ Lê Vĩnh Tân thừa nhận, bản thân Bộ trưởng cũng thấy rất phiền hà trước tình trạng yêu cầu quá nhiều văn bằng, chứng chỉ.

Theo Bộ trưởng, không chỉ riêng trong thi nâng ngạch hoặc xét thăng hạng viên chức, quy định bổ nhiệm bây giờ yêu cầu tới 7 bằng cấp tiêu chuẩn, điều kiện là quá nhiều. Nhưng vấn đề này không phải chỉ do mỗi Bộ Nội vụ đặt ra. Tiêu chuẩn nghiệp vụ các ngạch công chức ngành hành chính được ban hành từ năm 1993. Đến bây giờ là hai mươi mấy năm rồi thì cũng cần phải sửa. “Bộ Nội vụ xin nhận khuyết điểm này khi để một quyết định hơn 20 năm không sửa, khiến thủ tục rườm rà” – Bộ trưởng Nội vụ nhấn mạnh.

Video đang HOT

Về giải pháp, theo Bộ trưởng, Bộ Nội vụ sẽ quy định kiểm định tiêu chuẩn bằng cấp, chứng chỉ theo phương thức thực chất, không để những chuyện bằng cấp là gánh nặng đối với cán bộ, công chức nữa. Ví dụ tin học, ngoại ngữ phải thi trên máy tính, bài làm sát hạch bằng tiếng Anh. Ông Tân cũng dẫn kinh nghiệm ở nhiều nước tiên tiến, việc tuyển chọn công chức không cần văn bằng, chứng chỉ, mà thông qua phỏng vấn để xác định người ứng tuyển có tương xứng, phù hợp với vị trí cần tuyển hay không.

Nhưng có lẽ vấn đề không phải ở tấm bằng. Trên báo chí có nhiều bài phản ánh việc đi học – thi chứng chỉ ngoại ngữ, tin học, chức danh nghề nghiệp như đi chơi, có mặt cho đủ, kiểu “đóng tiền lấy bằng”. Như vậy, những chứng chỉ đó không thể hiện năng lực thực sự của mỗi công chức, viên chức.

Cái gốc vấn đề vẫn là việc đổi mới tuyển dụng công chức, viên chức. Cần đề ra “mức sàn” về bằng cấp như có bằng đại học đối với một số chức danh. Còn các kỹ năng hành chính, ngoại ngữ, tin học, chuyên môn thể hiện qua việc thi cử nghiêm minh. Thi vào vị trí nào có những bài thi được thiết kế cho vị trí đó chứ không phải cào bằng, ào ào như cách chúng ta đang mở các kỳ thi tuyển dụng hiện nay.

Muốn vậy thì từng cơ quan phải có đề án việc làm với những vị trí xác định cùng các tiêu chuẩn về bằng cấp, chuyên môn cụ thể, tỉ mỉ cũng như với một mức lương xác định. Từ đó, mới có thể có những kỳ thi tuyển mà người thi lẫn người chấm đều biết trước về những yêu cầu, điều kiện cũng như mức thu nhập ở vị trí đó.

Nhưng đó vẫn là câu chuyện ở thì tương lai khi mà những đề án việc làm, đề án lương đang được các cơ quan hữu quan xem xét. Từ nay cho đến lúc những đề án này đi vào hiện thực, việc tuyển dụng, nâng ngạch hay thăng hạng vẫn phụ thuộc vào bằng cấp chứng chỉ.

Dù Bộ trưởng Bộ Nội vụ đã 2 lần nhận khuyết điểm trong phiên chất vấn nhưng tình thế vẫn chưa thay đổi. Bên ngoài hội trường, công chức, viên chức vẫn loay hoay với câu hỏi: Chú tâm làm chuyên môn hay chịu khó “sưu tầm” bằng cấp chứng chỉ để “đáp ứng yêu cầu” của chức vụ hay ngạch bậc?

Anh Tú

Theo daidoanket

Thi tuyển giáo viên: Không nên cứng nhắc

Hình thức thi viên chức được coi là để chuẩn hóa lực lượng GV, đặc biệt là nhằm phục vụ cho việc triển khai Chương trình GDPT mới. Tuy nhiên, thi tuyển hay xét tuyển là vấn đề đặt ra khi qua thi tuyển nhiều giáo viên hợp đồng lâu năm sẽ khó có cơ hội vào nghề.

Thi tuyển giáo viên: Không nên cứng nhắc - Hình 1

Giáo viên hợp đồng tại Sóc Sơn (Hà Nội) kêu cứu vì lo lắng thi tuyển viên chức sẽ trượt. Ảnh: INT

Chưa bám sát thực tế

Từ ngày 15/1/2019, khi Nghị định 161/2018/NĐ-CP có hiệu lực, việc tuyển dụng công chức, viên chức, nâng ngạch công chức, thăng hạng viên chức và thực hiện chế độ hợp đồng một số loại công việc trong cơ quan hành chính Nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập sẽ có những thay đổi. Nghị định quy định việc thi tuyển, xét tuyển công chức, viên chức sẽ diễn ra trong 2 vòng: Thi trắc nghiệm trên máy tính về kiến thức chung, ngoại ngữ và tin học; Thi môn nghiệp vụ chuyên ngành.

Xét tuyển công chức, viên chức: Vòng 1: Kiểm tra điều kiện, tiêu chuẩn của người dự tuyển theo yêu cầu của vị trí việc làm tại phiếu đăng ký dự tuyển; Vòng 2: Phỏng vấn để kiểm tra về năng lực và trình độ chuyên môn.

Chuyện thừa - thiếu giáo viên, buộc phải chấm dứt - tuyển thêm giáo viên hợp đồng là việc bất đắc dĩ phải làm bởi chính những bất cập trong công tác tuyển dụng giáo viên ở nhiều địa phương lâu nay. Thực tế không riêng Hà Nội mà trên cả nước, có nhiều thầy cô giáo đã có hợp đồng 10 năm, 20 năm, thậm chí 24 năm vẫn không vào được biên chế.

Theo PGS Trần Xuân Nhĩ, việc tuyển dụng giáo viên nên giao trực tiếp cho các địa phương và thực hiện theo cơ chế đặt hàng. Chẳng hạn, địa phương có nhu cầu sử dụng bao nhiêu giáo viên thì đặt hàng cho các trường đại học sư phạm đào tạo.

Chia sẻ về vấn đề này, PGS Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT cho rằng, nguyên nhân của thực trạng này là do việc lập kế hoạch tuyển dụng không bám sát điều kiện thực tế cũng như không dự đoán được biến động của nhu cầu tuyển dụng giáo viên.

Cơ chế tuyển giáo viên hiện nay là giao chỉ tiêu từ Trung ương xuống mà không căn cứ vào tình hình thực tế về nhu cầu sử dụng giáo viên của địa phương. Nhân lực thuộc ngành GD-ĐT nhưng biên chế do Bộ Nội vụ quy định là một nguyên nhân khiến việc tuyển dụng giáo viên có nơi thiếu, có nơi thừa.

Thi tuyển giáo viên: Không nên cứng nhắc - Hình 2

Cán bộ quản lý của các trường có nhu cầu tuyển dụng cần được trực tiếp tham gia vào quá trình tuyển dụng. Ảnh minh họa/ INT

Khắc phục bất cập

Tình trạng tuyển dụng giáo viên nơi thiếu vẫn thiếu, nơi thừa vẫn thừa xảy ra cục bộ tại nhiều địa phương là vấn đề nóng thời gian qua. Vấn đề đặt ra là nên thi tuyển hay xét tuyển?

Chia sẻ về vấn đề này, PGS.TS Đặng Bá Lãm, nghiên cứu viên cao cấp Viện KHGDVN, Trưởng ban Khoa học và Dịch vụ, Hiệp hội các trường ĐH, CĐ Việt Nam cho rằng: Không nên quy định cứng nhắc xét tuyển hay thi tuyển mà dựa vào từng trường hợp cụ thể của ngành, địa phương, đơn vị, nhu cầu của một số trường... Ví dụ như, một trường đang cần giáo viên thể dục chuyên ngành bơi, nhưng lại điều đến người có chuyên ngành vật lý, hay trường thiếu giáo viên dạy Địa lý lại điều về giáo viên dạy Ngữ văn...

Cho rằng, công tác tuyển dụng sẽ thực sự trở thành khâu quan trọng trong việc lựa chọn những giáo viên có đủ năng lực, phẩm chất đạo đức, lòng nhiệt tình, PGS Trần Xuân Nhĩ nhấn mạnh: Không nên đặt vấn đề hình thức tuyển dụng thế nào mà là cách thực hiện ra sao để bảo đảm công bằng, khách quan, nhất là đối với những GV hợp đồng công tác lâu năm và có thành tích tốt. Việc tuyển dụng nên phân chia thành nhiều đối tượng và mỗi đối tượng có hình thức tuyển dụng khác nhau cho phù hợp với tình hình thực tế.

Giải pháp về lâu dài, kiến nghị Chính phủ khi thực hiện Luật Viên chức cần tính tới đặc thù của nghề giáo. Nên thống nhất về một đầu mối theo hướng nhân lực ngành Giáo dục phải do ngành Giáo dục quản lý, tuyển dụng, tránh tình trạng tréo ngoe như hiện nay là ngành Giáo dục chịu trách nhiệm về chất lượng, về chương trình đào tạo nhưng một trong những yếu tố quyết định chất lượng là tuyển dụng giáo viên lại do ngành Nội vụ thực hiện.

Theo PGS.TS Đặng Bá Lãm, để khắc phục hạn chế này, nếu thi tuyển, các khâu như thi lý thuyết, thực hành cần có camera ghi hình để giám sát, bảo đảm tính khách quan và làm căn cứ sau này phục vụ yêu cầu phúc khảo của thí sinh. Thành viên ban giám khảo phải là những người có trình độ, uy tín, công tâm. Cán bộ quản lý của các trường có nhu cầu tuyển dụng cần được trực tiếp tham gia vào quá trình tuyển dụng.

Công tác tuyển dụng sẽ thực sự trở thành khâu quan trọng không chỉ góp phần nâng cao chất lượng giáo dục của mỗi nhà trường, mà còn tạo sự tin tưởng trong đội ngũ nhà giáo và nhân dân.

Nghề giáo là nghề đặc thù, do vậy, dù xét tuyển hay thi tuyển cũng nên xét đến yếu tố đặc thù mới đảm bảo tính công bằng. Việc xét tuyển hay thi tuyển giáo viên phải tính đến nhiều yếu tố, trong đó nên ưu tiên cho những giáo viên có phẩm chất đạo đức tốt, có kinh nghiệm, dạy giỏi và tâm huyết với nghề... mới góp phần phát triển nền giáo dục.

Lê Đăng

Theo giaoducthoidai

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tiêu điểm

Cháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạmCháy quán cà phê 11 người tử vong: Lời khai của nghi phạm
05:59:17 19/12/2024
Dịch lạ tại Công-gô phức tạp, Hà Nội tăng cường kiểm dịch sân bayDịch lạ tại Công-gô phức tạp, Hà Nội tăng cường kiểm dịch sân bay
07:12:56 18/12/2024
Mẹ chết lặng khi xem video con trai 1 tháng tuổi bị giúp việc quăng némMẹ chết lặng khi xem video con trai 1 tháng tuổi bị giúp việc quăng ném
09:58:01 18/12/2024
Nam thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ vào lan can cầu ở Tiền GiangNam thanh niên tử vong trong tư thế treo cổ vào lan can cầu ở Tiền Giang
11:45:26 19/12/2024
Vụ Mercedes-Benz dừng giữa làn ngược chiều: Xe đang "treo" 5 lỗi phạt nguộiVụ Mercedes-Benz dừng giữa làn ngược chiều: Xe đang "treo" 5 lỗi phạt nguội
09:26:50 18/12/2024
Nam sinh giành 7,5 tỷ đồng học bổng Mỹ nhờ bài luận về mất kết nốiNam sinh giành 7,5 tỷ đồng học bổng Mỹ nhờ bài luận về mất kết nối
14:55:26 18/12/2024
Hiện trường vụ cháy quán 'Hát cho nhau nghe' khiến 11 người chết ở Hà NộiHiện trường vụ cháy quán 'Hát cho nhau nghe' khiến 11 người chết ở Hà Nội
09:04:02 19/12/2024
Nhân chứng và camera ghi hình ảnh kẻ đổ xăng phóng hỏa quán ở Phạm Văn ĐồngNhân chứng và camera ghi hình ảnh kẻ đổ xăng phóng hỏa quán ở Phạm Văn Đồng
06:05:34 19/12/2024

Tin đang nóng

Danh tính 11 nạn nhân tử vong trong vụ cháy quán cà phêDanh tính 11 nạn nhân tử vong trong vụ cháy quán cà phê
20:22:09 19/12/2024
Vào tiệm tạp hóa hỏi mua dao rồi bất ngờ tấn công nữ chủ tiệmVào tiệm tạp hóa hỏi mua dao rồi bất ngờ tấn công nữ chủ tiệm
21:19:11 19/12/2024
Chàng trai 20 tuổi kể lại khoảnh khắc lao vào cứu hộ trong vụ cháy quán cà phêChàng trai 20 tuổi kể lại khoảnh khắc lao vào cứu hộ trong vụ cháy quán cà phê
20:15:36 19/12/2024
Showbiz có 1 nam ca sĩ huyền thoại "chạy" 100 show mỗi năm cứu vợ diễn viên vỡ nợ 7.000 tỷ đồngShowbiz có 1 nam ca sĩ huyền thoại "chạy" 100 show mỗi năm cứu vợ diễn viên vỡ nợ 7.000 tỷ đồng
19:49:38 19/12/2024
Việt Hương lên tiếng thông tin xích mích với Hoài LinhViệt Hương lên tiếng thông tin xích mích với Hoài Linh
21:53:18 19/12/2024
Chị đẹp đạp gió: Rộ tin Châu Tuyết Vân bị loại, hành động của chính chủ gây nghi ngờChị đẹp đạp gió: Rộ tin Châu Tuyết Vân bị loại, hành động của chính chủ gây nghi ngờ
19:40:22 19/12/2024
Người phụ nữ gửi tiết kiệm 3 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút tài khoản chỉ còn 3 nghìn: Cảnh sát vào cuộc vạch trần thủ đoạn tinh vi, ngân hàng cũng không ngờ tớiNgười phụ nữ gửi tiết kiệm 3 tỷ đồng, 5 năm sau đi rút tài khoản chỉ còn 3 nghìn: Cảnh sát vào cuộc vạch trần thủ đoạn tinh vi, ngân hàng cũng không ngờ tới
23:42:53 19/12/2024
Diệp Lâm Anh bạc cả tóc sau khi chạm mặt chồng cũ một cách "sượng trân"Diệp Lâm Anh bạc cả tóc sau khi chạm mặt chồng cũ một cách "sượng trân"
23:15:11 19/12/2024

Tin mới nhất

Tìm cách giải cứu khỉ mắc bẫy "hàm của quỷ" trên núi Sơn Trà

Tìm cách giải cứu khỉ mắc bẫy "hàm của quỷ" trên núi Sơn Trà

23:02:41 19/12/2024
Cá thể khỉ đuôi lợn bị mắc bẫy kẹp trên núi Sơn Trà (Đà Nẵng), vết thương đang có dấu hiệu thối rữa. Lực lượng chức năng gặp khó khi tiếp cận để cứu hộ.
50 hộ dân gấp rút di tản vì sạt lở đê bao sông Cổ Chiên

50 hộ dân gấp rút di tản vì sạt lở đê bao sông Cổ Chiên

22:12:41 19/12/2024
Tối 18/12, tin từ UBND xã An Bình (huyện Long Hồ, Vĩnh Long) cho biết, địa bàn xã vừa xảy ra vụ sạt lở đê bao sông Cổ Chiên. Sự cố làm ảnh hưởng 50 hộ dân và 55ha vườn cây ăn trái.
Người đàn ông ngã tử vong vì vấp ổ gà trên đường

Người đàn ông ngã tử vong vì vấp ổ gà trên đường

11:52:10 19/12/2024
Theo Công an thị xã Hoài Nhơn, thời gian gần đây, mưa liên tục dẫn đến Quốc lộ 1A đoạn qua thị xã Hoài Nhơn xuống cấp nghiêm trọng, xuất hiện nhiều ổ gà, ổ voi. Đây cũng là một trong những nguyên nhân xảy ra nhiều vụ tai nạn giao thông.
Thiếu nữ 17 tuổi bị bố và chú tát nhiều cái gây bầm tím mặt

Thiếu nữ 17 tuổi bị bố và chú tát nhiều cái gây bầm tím mặt

14:42:33 18/12/2024
Bước đầu cơ quan điều tra xác định, nguyên nhân xảy ra sự việc xuất phát từ mâu thuẫn trong việc phân chia tài sản sau ly hôn giữa bố và mẹ cháu MA(17 tuổi).
Tài xế tử vong sau khi 2 ô tô đối đầu ở Long An

Tài xế tử vong sau khi 2 ô tô đối đầu ở Long An

14:35:03 18/12/2024
Cú va chạm giữa ô tô 7 chỗ và xe tải trên quốc lộ N2, đoạn qua huyện Tân Thạnh (Long An), khiến một tài xế tử vong.
Hạn chế hoạt động ngoài trời sau vụ học sinh phải cởi áo ấm giữa trời lạnh

Hạn chế hoạt động ngoài trời sau vụ học sinh phải cởi áo ấm giữa trời lạnh

10:05:52 18/12/2024
Trường Tiểu học Bùi Thị Xuân (quận Liên Chiểu, Đà Nẵng) đã gây tranh cãi khi yêu cầu học sinh cởi áo khoác trong một hoạt động của trường, mặc dù thời tiết lạnh.
Xe đầu kéo rơi xuống vực sâu 30m, một người tử vong

Xe đầu kéo rơi xuống vực sâu 30m, một người tử vong

10:03:11 18/12/2024
Ngày 18/12, ông Nguyễn Mạnh Hùng, Chủ tịch UBND huyện A Lưới (Thừa Thiên Huế) cho biết, trên địa bàn vừa xảy ra vụ tai nạn giao thông khiến 1 người tử vong.
Công an vào cuộc vụ tài xế xe con dừng giữa đường ngược chiều ở Hà Tĩnh

Công an vào cuộc vụ tài xế xe con dừng giữa đường ngược chiều ở Hà Tĩnh

07:31:39 18/12/2024
Cảnh sát giao thông ở Hà Tĩnh đã vào cuộc xác minh để xử lý tài xế xe Mercedes-Benz C-Class có hành vi dừng đỗ giữa làn ngược chiều, chặn hướng lưu thông của phương tiện khác.
Bé gái 10 ngày tuổi bị bỏ trước cửa quán bi a giữa đêm lạnh

Bé gái 10 ngày tuổi bị bỏ trước cửa quán bi a giữa đêm lạnh

22:05:04 17/12/2024
Ngày 17/12, lãnh đạo UBND xã Mỹ Thắng (huyện Phù Mỹ, tỉnh Bình Định) cho biết, chính quyền địa phương đang nỗ lực tìm người thân của một trẻ sơ sinh bị bỏ rơi trên địa bàn.
Vụ cô gái bán rau củ bị sàm sỡ ở TPHCM: Cần mạnh mẽ lên tiếng

Vụ cô gái bán rau củ bị sàm sỡ ở TPHCM: Cần mạnh mẽ lên tiếng

22:02:20 17/12/2024
Theo chuyên gia, những nạn nhân bị sàm sỡ cần mạnh mẽ lên tiếng, cơ quan chức năng cần trừng trị nghiêm minh các hành vi biến thái để ngăn ngừa tình trạng trên.
Đốt than sưởi ấm, 4 người trong một gia đình bị ngộ độc khí CO

Đốt than sưởi ấm, 4 người trong một gia đình bị ngộ độc khí CO

21:31:24 17/12/2024
Lãnh đạo Trung tâm Y tế huyện Thạch Hà cho biết trường hợp 4 bệnh nhân trên may mắn chỉ mới bị ngộ độc khí CO (carbon monoxide) ở giai đoạn nhẹ, kịp nhận biết được tình trạng cơ thể để tới bệnh viện chữa trị kịp thời.
Quyết liệt ngăn chặn 'nạn' phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại Krông Bông

Quyết liệt ngăn chặn 'nạn' phá rừng, lấn chiếm đất rừng tại Krông Bông

21:29:27 17/12/2024
Mặc khác, năng lực của chủ rừng còn hạn chế, chưa thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ rừng tận gốc, dẫn đến công tác quản lý, bảo vệ rừng chưa tốt và rừng vẫn bị xâm hại.

Có thể bạn quan tâm

Cuộc sống của 3 thành viên trong căn hộ vỏn vẹn 10m đã "phơi bày" một sự thật đáng sợ, nhiều người phải bật khóc

Cuộc sống của 3 thành viên trong căn hộ vỏn vẹn 10m đã "phơi bày" một sự thật đáng sợ, nhiều người phải bật khóc

Netizen

23:15:54 19/12/2024
Theo một bài đăng trên mạng xã hội Tiểu Hồng Thư (Trung Quốc), tại Hồng Kông ghi nhận trường hợp về gia đình chị Tiểu Bi gồm 3 người (bố mẹ và con nhỏ) cùng sống trong một căn hộ rộng 10m.
Phú bà quyền lực nhất showbiz đóng phim Chị dâu: "Ca sĩ trẻ sao dám lấy cây đập lên đầu tôi"

Phú bà quyền lực nhất showbiz đóng phim Chị dâu: "Ca sĩ trẻ sao dám lấy cây đập lên đầu tôi"

Sao việt

23:09:53 19/12/2024
Dù chỉ mới ra mắt chưa lâu nhưng phim điện ảnh Chị dâu đã gây bão dư luận vì nội dung hấp dẫn, xúc động. Đảm nhận vai nữ chính, Việt Hương nhận nhiều câu hỏi từ truyền thông.
Vụ cháy 11 người chết: Hà Nội truy trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan

Vụ cháy 11 người chết: Hà Nội truy trách nhiệm tổ chức, cá nhân liên quan

Pháp luật

23:07:20 19/12/2024
Hà Nội yêu cầu khẩn trương điều tra nguyên nhân vụ cháy khiến 11 người tử vong, đồng thời làm rõ và xử lý trách nhiệm của tổ chức, cá nhân liên quan.
Quyền Linh vỡ òa khi bố đơn thân chinh phục được cô giáo tiểu học

Quyền Linh vỡ òa khi bố đơn thân chinh phục được cô giáo tiểu học

Tv show

23:06:38 19/12/2024
Bố đơn thân đến Bạn muốn hẹn hò tìm hạnh phúc, được Quyền Linh mai mối cho cô giáo tiểu học có chung hoàn cảnh đổ vỡ hôn nhân.
Về quê bạn gái, tôi sững sờ khi nhìn thấy bức ảnh treo trên tường nhà

Về quê bạn gái, tôi sững sờ khi nhìn thấy bức ảnh treo trên tường nhà

Góc tâm tình

23:05:05 19/12/2024
Tôi nhìn bức ảnh gia đình Linh, ánh mắt dừng lại ở người đàn ông lớn tuổi nhất trong nhà. Tuy mới nhìn lần đầu, tôi vẫn có cảm giác gương mặt ấy vô cùng quen thuộc, như thể đã gặp ở đâu đó rồi.
6 lỗi thiết kế nội thất khiến nhà bạn luôn bừa bộn, luộm thuộm

6 lỗi thiết kế nội thất khiến nhà bạn luôn bừa bộn, luộm thuộm

Trắc nghiệm

23:00:17 19/12/2024
Thiết kế nội thất hợp lý, thuận tiện cho việc dọn dẹp đóng vai trò quan trọng khiến căn nhà luôn gọn gàng, sạch sẽ.
'Mufasa': Phần tiền truyện 'Vua sư tử' nặng hình thức, yếu nội dung

'Mufasa': Phần tiền truyện 'Vua sư tử' nặng hình thức, yếu nội dung

Phim âu mỹ

22:57:32 19/12/2024
Mufasa: The Lion King tạo thiện cảm với bối cảnh thiên nhiên rộng lớn cùng phần kỹ xảo vi tính mướt mắt, song khiến người xem hụt hẫng do kịch bản lan man, nhiều tình tiết bất hợp lý.
'Nữ hoàng ngoại hình' của các nhóm nhạc nữ Kpop thế hệ mới là ai?

'Nữ hoàng ngoại hình' của các nhóm nhạc nữ Kpop thế hệ mới là ai?

Sao châu á

22:54:47 19/12/2024
Trong số những nhóm nhạc nữ Kpop thuộc thế hệ thứ 5, những thần tượng sau đang cạnh tranh cho danh hiệu nữ hoàng ngoại hình .
Tên lửa Nhật Bản phát nổ ngay sau khi cất cánh

Tên lửa Nhật Bản phát nổ ngay sau khi cất cánh

Thế giới

22:52:49 19/12/2024
Tên lửa tư nhân Kairos 2 của Nhật Bản đánh dấu lần thất bại thứ 2 trong năm 2024, gây cú sốc lớn cho tham vọng chinh phục không gian của xứ sở mặt trời mọc.
Nhiều chị em hỏng mặt, vỡ mộng đẹp cấp tốc đón Tết

Nhiều chị em hỏng mặt, vỡ mộng đẹp cấp tốc đón Tết

Sức khỏe

22:43:56 19/12/2024
Theo bác sĩ, số lượng bệnh nhân gặp biến chứng do sử dụng các dịch vụ làm đẹp cấp tốc trong thời gian qua đã tăng gấp 2-3 lần so với bình thường.
Khán giả bình phim Việt: 'Không thời gian' đâu chỉ là câu chuyện của người lính

Khán giả bình phim Việt: 'Không thời gian' đâu chỉ là câu chuyện của người lính

Hậu trường phim

22:43:34 19/12/2024
Không thời gian được giới thiệu là bộ phim hướng đến kỷ niệm 80 năm ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và nói thật tôi đã lo đây là một bộ phim tuyên truyền, không nhiều cảm xúc.