Chuyện mới kể về 4 lần khuất phục tử thần của phi công Su-30MK2
Trong 4 lần gặp sự cố khi bay, phi công Cường đều khuất phục tử thần, thậm chí, nhiều lần trong số đó anh còn cứu được cả máy bay. Đã gần 1 tháng kể từ ngày chiếc tiêm kích Su-30MK2 gặp nạn khi đang bay huấn luyện. Phi công Nguyễn Hữu Cường thoát nạn đã trở về đơn vị, nhưng trong lòng anh luôn khắc khoải về người đồng đội, người anh – phi công Trần Quang Khải.
Đại tá Nguyễn Xuân Tuyến (phải) người từng cứu máy bay Su-30MK2 – Ảnh Tuổi Trẻ
Tôi vẫn còn nhớ như in hình ảnh hơn chục con người trắng đêm đợi tin anh Cường trong ngày đầu anh gặp nạn. Lúc ấy, dù người lạc quan nhất cũng không dám tin rằng anh còn sống. Bởi thời điểm chúng tôi có mặt tại gia đình, lúc đó đã gần 1 ngày trôi qua mà lực lượng tìm kiếm vẫn chưa hề có thông tin.
Ngồi tần ngần, tay cầm khư khư cái điện thoại, đôi mắt ông Ngọ (bố anh Cường) liên tục nhìn vào màn hình trang báo để xem có thông tin gì mới về việc tìm kiếm không. Các trang báo vẫn chỉ là những thông tin cũ, ông đọc một lượt rồi lắc đầu lẩm bẩm “đây là lần thứ 3 nó bị cháy máy bay rồi, không còn hy vọng gì rồi.”
Bà Đài (mẹ anh Cường) đôi mắt sưng húp, rệu rã bước ra từ căn buồng phía trong: “hết rồi, hết thật rồi, giờ này chưa có tin thì không còn hy vọng gì nữa rồi.”
Thực tình trong hoàn cảnh ấy, mọi lời chia sẻ động viên với gia đình đều trở nên vô nghĩa.
Nhớ về chi tiết ông Ngọ nói anh Cường bị cháy máy bay 3 lần, tôi lái không khí u buồn đang phủ lên gia đình sang câu chuyện khác. Nhắc lại kỷ niệm ấy, bà Đài bước vào buồng lấy ra 1 tập báo cũ, giọng bà lúc này khá hơn, đầy vẻ tự hào.
“Đây này, thằng Cường đây này, cái lần này máy bay nó lái bị cháy, nó cứu được cả máy bay mà người vẫn an toàn, còn được đơn vị biểu dương nữa” – bà chỉ vào bài báo có tấm hình anh Cường.
Những người có mặt tại nhà ông bà ngày hôm đó đều xúm lại, mỗi người kể vào một câu, một đoạn, ai cũng tự hào về người con, người anh, người em là phi công của mình. Chỉ đến khi ông Ngọ lên tiếng, mọi người mới chịu nhường lời để lắng nghe.
Ông kể, ngày 15/5/2010, khi đó anh Cường đang là thượng úy – Biên đội trưởng, Phi đội 1, Đơn vị C21 (Đoàn B71) gặp sự cố cháy máy bay. Hôm đó, anh lái chiếc tiêm kích MiG-21 mang số hiệu 5284 bay huấn luyện thực hành. Khi đang ở độ cao lớn anh thấy đèn báo cháy nhấp nháy, ngay lập tức anh báo với chỉ huy bay.
Trước khi tìm thấy anh Cường, bà Đài (mẹ anh Cường) vẻ mặt thất thần, chuẩn bị cho tình huống xấu nhất nhưng điều kỳ diệu đã xảy ra.
Trong lúc đang bay ở tốc độ lớn, hiệu ứng phanh kém hơn bình thường nên không thể đột ngột giảm tốc độ nên anh Cường bình tĩnh điều khiển máy bay bay theo đường xuống chuẩn, thu vòng quay nhẹ phù hợp với trọng lượng rơi của máy bay.
Video đang HOT
Bay vòng thứ nhất, anh nhìn ra phía sau thì thấy đuôi máy bay đang cháy. Đứng trước nguy hiểm đang cận kề tính mạng, anh vẫn bình tĩnh quyết định bay vòng thứ 2 đề hạ cánh.
Khi tốc độ đã giảm đáng kể, anh cho máy bay hạ thấp độ cao, tiếp đất chỉ bằng 2 bánh chính. Máy bay trượt trên đường băng rồi dừng lại, các đồng đội đã chờ sẵn cùng với phương tiện chữa cháy ra ứng cứu. Thấy anh Cường nhảy ra từ buồng lái, đồng đội ai cũng mừng vui khôn siết.
Sau 2 ngày nghiên cứu, các chuyên gia kỹ thuật kết luận nguyên nhân do nứt đường ống dẫn dầu thừa phía ngoài động cơ do lâu ngày bị oxy hóa.
Bài báo viết về việc anh Cường cứu máy bay mà gia đình giữ lại đến bây giờ.
Ông Ngọ nhắc lại, “đây là lần thứ 3 nó bị cháy máy bay rồi”. Ông cũng không thể nhớ cụ thể chính xác là bao lần, vì chỉ có lần anh được đăng báo thì gia đình còn giữ lại, những lần khác thì chỉ nghe qua thông tin từ đơn vị đồng đội hoặc trong những lần về nhà hiếm hoi anh kể cho mọi người.
Nhắc lại kỷ niệm lần cứu máy bay, anh Cường chia sẻ: “Trong những lúc khó khăn anh chỉ nghĩ hãy cố gắng để hoàn thành nhiệm vụ”.
Nếu tính cả lần gặp nạn với Su-30MK2 vừa rồi thì không phải là 3 mà đã là lần thứ 4 anh gặp bất trắc trong quá trình bay, 3 lần trước anh đều hạ cánh an toàn, còn tai nạn vừa rồi đã cướp đi của anh người đồng đội, người anh thân thương như ruột thịt.
Dũng cảm cứu máy bay
Không chỉ riêng nước ta mà theo thống kê, năm 2015, trên thế giới Mỹ có 10 vụ rơi máy bay quân sự, điển hình là hai vụ tai nạn tại Căn cứ không quân Nellis, Nevada năm 2004 và 2009 đã khiến Mĩ mất hai tiêm kích tàng hình F22 có giá 361 triệu USD mỗi chiếc.
Trong đó những nước như Trung Quốc cũng có 5 vụ, Nga, Pháp (mỗi nước 2 vụ)… Riêng về dòng tiêm kích Su-30, Ấn Độ đã từng mất 6 chiếc trong mấy năm qua, Nga mất một chiếc tại Triển lãm hàng không quốc tế tại Paris tháng 5/1999 và Venezuela cũng bị rơi một chiếc vào tháng 9 năm 2015.
Những dẫn chứng trên cho thấy tai nạn máy bay quân sự là một rủi ro mà ngay cả những cường quốc về khoa học kỹ thuật quân sự cũng không bị loại trừ. Tất cả chỉ là tương đối, ngay cả những chiến đấu cơ hiện đại nhất, tối tân nhất cũng chưa phải tuyệt đối an toàn.
Với những người phi công của Quân đội Nhân dân Việt Nam, máy bay ngoài là cỗ máy chiến đấu thì nó còn là người bạn, là tài sản của nhân dân.
Thế nên, từ trước đến nay không ít trường hợp phi công bay gặp nạn đều quyết tâm bảo vệ máy bay an toàn bằng mọi giá.
Đơn cử như Trung tá Phi đội trưởng Nguyễn Xuân Tuyến cứu máy bay Su 30-MK2 trên biển ngày 9/4/2011, khi đang làm nhiệm vụ bay tuần tiễu quần đảo Trường Sa.
Khi hoàn thành nhiệm vụ trở về, cách đất liền 600km, đèn báo nguy trên máy bay bật sáng. Đồng hồ báo áp suất dầu của động cơ trái đã tụt về 0 cùng lúc người bay phía sau thông báo có khói đen phụt ra từ động cơ.
Ngay lập tức, phi đội trưởng Nguyễn Xuân Tuyến báo cáo về chỉ huy bay và xin tắt một động cơ.
Trước tình huống khẩn cấp, tổ bay báo cáo chỉ huy xin hạ cánh khẩn cấp ở Phan Rang chỉ cách đó 400km. Khi quỹ đường bay còn 139km, tổ bay phải giảm tốc độ bay xuống dưới 600km/h để tránh bị rung lắc. Phi công bình tĩnh giảm độ cao từ từ.
Với kinh nghiệm của người có trên 1.500 giờ bay, Nguyễn Xuân Tuyến đã bình tĩnh điều khiển chiếc tiêm kích tiếp đất thành công.
Vì thế, khi các chuyên gia kỹ thuật Nga sang làm việc và được nghe những câu chuyện về phi công của ta cứu máy bay đã phải thốt lên: “Chúng tôi thật sự ngưỡng mộ phi công của các bạn. Họ giỏi và rất dũng cảm. Có những tình huống nếu là phi công ở Nga hay các nước khác thì họ đã nhảy dù để bảo toàn tính mạng. Nhưng với phi công Việt Nam, họ vẫn bám máy bay đến cùng, bình tĩnh xử lý và hạ cánh an toàn.”
Theo VTC
Lễ tiễn đưa Phi đội trưởng CASA 212 ở Sài Gòn
Hài cốt đại tá Nguyễn Đức Hảo được gia đình đưa vào TP HCM tổ chức viếng và an táng tại nghĩa trang liệt sĩ thành phố.
Sáng 3/7, cả nghìn người là những đồng đội, thân nhân, bạn bè... đã có mặt tại Nhà tang lễ Bộ Quốc Phòng (TP HCM) để viếng và tiễn đưa đại tá Nguyễn Đức Hảo - Phi đội trưởng Lữ đoàn 918, thành viên phi hành đoàn CASA - 212 đã hy sinh trong lúc làm nhiệm vụ bay tìm kiếm cứu nạn máy bay Su-30MK2.
Trong không khí trầm mặc, từng dòng người đến thắp hương, chào vĩnh biệt người lính của quân đội Việt Nam. Nén nỗi đau, vợ đại tá Hảo cùng hai con trai túc trực, tiếp dòng người đến viếng.
Lễ viếng đại tá Nguyễn Đức Hảo tại nhà tang lễ. Ảnh: Duy Trần
Đại tá Nguyễn Đức Hảo sinh năm 1962, là con út trong gia đình có 5 anh em, tất cả đều phục vụ trong lực lượng vũ trang nhân dân. Sau khi nhập ngũ năm 1983, đại tá Hảo được Nhà nước cử đi học ở Liên xô.
Trở về nước năm 1985, ông được phân công nhiệm vụ tại TP HCM. Khoảng 4 năm trở lại đây, khi thành lập lực lượng Cảnh sát biển, ông được điều động ra Bắc, tăng cường lực lượng làm nhiệm vụ tại Lữ đoàn 918, đóng quân tại sân bay Gia Lâm.
Người nhà đại tá Hảo cho biết, ông ra Hà Nội công tác nhưng gia đình vẫn sinh sống ở TP HCM. Do điều kiện công việc nên mỗi năm ông chỉ về nhà vài lần, mỗi lần 1-2 ngày. Có Tết do trực đại tá Hảo cũng không thể cạnh gia đình.
Vợ chồng đại tá Hảo có hai người con trai, tất cả đều đi theo nghiệp của bố. Cậu con trai cả hiện theo học năm thứ 2 tại Trường Sĩ quan Không quân ở Nha Trang. Người con còn lại, cũng được ông chuẩn bị cho theo học ngành phi công dân sự. Ý nguyện của người cha chưa được thực hiện thì ông đã ra đi mãi mãi.
Người thân đại tá Hảo không kiềm được nước mắt trong lễ đưa tiễn. Ảnh: Duy Trần
Lần về thăm nhà gần đây nhất của đại tá Hảo là sau khi cùng đồng đội thực hiện chuyến công tác đầu tiên ra Trường Sa trên chiếc máy bay tuần thám CASA-212 vào đầu tháng 6. Đây cũng là lần cuối cùng, vợ con gặp được ông.
Anh trai liệt sĩ Nguyễn Đức Hảo bày tỏ sự xúc động và thay mặt gia đình nói lời cảm ơn người dân, lãnh đạo Nhà nước, Bộ Quốc phòng. Sau lễ viếng, hài cốt của đại tá Hảo được an táng tại Nghĩa trang liệt sĩ TP HCM (quận 9).
Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã quyết định nâng lương, thăng một bậc quân hàm với đại tá Nguyễn Đức Hảo. Chủ tịch nước cũng quyết định tặng thưởng Huân chương Bảo vệ Tổ quốc hạng Nhất đối với ông cũng như các thành viên của phi hành đoàn CASA-212. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ký quyết định cấp bằng Tổ quốc ghi công cho liệt sĩ Nguyễn Đức Hảo.
Vợ và hai con của đại tá Hảo trong lễ viếng sáng 3/7. Ảnh: Duy Trần
Cất cánh từ sân bay Gia Lâm (Hà Nội) lúc 9h10 sáng 16/6, tuần thám CASA 212 số hiệu 8983 mất liên lạc gần vùng biển Bạch Long Vỹ (Hải Phòng) khi đang trên đường tìm kiếm tung tích phi công Su-30MK2. Phi hành đoàn mất tích gồm 6 sĩ quan và 3 quân nhân, cầm lái chính là đại tá Lê Kiêm Toàn, Lữ đoàn trưởng Lữ đoàn 918, Quân chủng phòng không không quân.
Sau nhiều ngày tìm kiếm, lực lượng cứu hộ phát hiện nhiều mảnh vỡ, bộ phận của máy bay CASA ở vùng biển cách Nam đảo Bạch Long Vỹ (Hải Phòng) khoảng 16 hải lý. Các lực lượng đã tìm thấy thi thể của 8 phi công máy bay CASA 212, riêng phi công Lê Đức Lam vẫn còn mất tích. Ngày 30/6, Bộ Quốc phòng đã tổ chức lễ truy điệu 9 phi công trên 2 máy bay gặp nạn.
Duy Trần - Hải Duyên
Theo VNE
Tìm thấy mảnh vỡ, xác định chính xác nơi Su-30 rơi Lực lượng tìm kiếm máy bay Su-30MK2 đã phát hiện một số mảnh vỡ và xác định vị trí chiếc tiêm kích, sau 10 ngày rơi ở biển Nghệ An. Ngày 23/6, tại vùng biển Nghệ An, lực lượng tìm kiếm máy bay Su-30MK2 đã thấy một số mảnh vỡ của máy bay tại tọa độ 18 độ 57 phút vĩ độ bắc,...