Chuyện mất đồng hồ nước: Không thay được vì… không có tiền
Đồng hồ nước gắn trước nhà dân có thể dễ dàng bị đánh cắp ở các quận trung tâm, đơn vị quản lý không thể được báo động ngay vì không có kết nối cảnh báo về hệ thống chung.
Đồng hồ nước gắn trước nhà dân rất dễ bị trộm cắp do được bảo vệ khá đơn giản – Ảnh: CHÂU TUẤN
Ngành nước vẫn còn lạc hậu về công nghệ.
Dễ dàng bị tháo gỡ
Đồng hồ nước vẫn thường được gắn phía trước, bên ngoài nhà và chỉ được bảo vệ bằng một hộp nhựa, kẻ gian có thể tháo gỡ quá dễ dàng. Một đoạn clip từ camera nhà dân ghi lại cho thấy chỉ với một vài dụng cụ đơn giản, người đàn ông đi xe đạp đã nhanh chóng tháo được đồng hồ nước mang đi.
Đồng hồ điện có thể “tự bảo vệ” mình vì sự nguy hiểm của dòng điện (có thể gây thương vong), trong khi kẻ trộm đồng hồ nước hầu như không gặp khó khăn nào. Và đồng hồ điện có thể truyền tín hiệu về trung tâm xử lý. Ngành điện có trung tâm xử lý phân tích, đánh giá tất cả dữ liệu để giám sát, điều khiển, chẩn đoán xem thiết bị đang mạnh hay yếu, có sự cố hay tiềm tàng sự cố.
Ngành điện họ tự hào vì có thể giám sát, điều khiển từng thiết bị từ xa 24/7, chẩn đoán được tình trạng của từng thiết bị để sửa chữa, bảo dưỡng, thay mới trước khi nó hỏng. Còn nếu sự cố có bất ngờ xảy ra đi nữa thì lưới điện thông minh sẽ tự cô lập vùng sự cố sao cho nhỏ nhất.
Đồng hồ nước vẫn chỉ là một vật gắn vào hệ thống ống dẫn để đo đếm khối lượng nước sử dụng. Ngoài ra không được kết nối với bất kỳ hệ thống giám sát thông minh nào. Khi đồng hồ bị gỡ đi, đơn vị quản lý chỉ biết khi… được người dân báo.
Với những nhà không sử dụng do đi vắng mà lỡ bị gỡ mất thì việc phát hiện còn khó gấp nhiều lần. Tiếp tục duy trì loại đồng hồ cơ thủ công này thì những sự cố mất cắp rất có thể tiếp tục xảy ra trong thời gian tới.
Nên thay bằng đồng hồ điện tử
Lãnh đạo Tổng công ty Cấp nước Sài Gòn TNHH MTV thông tin ngành nước cũng có chủ trương thay thế toàn bộ đồng hồ nước cơ (trong đó có hàng trăm ngàn cái còn đang gắn ngoài vỉa hè) bằng đồng hồ điện tử nhưng hiện tại không đủ nguồn lực.
Đại diện Công ty cổ phần Cấp nước Gia Định cho biết tại địa bàn đơn vị này thí điểm loại đồng hồ thông minh giúp tiết kiệm được thời gian và nguồn nhân lực công nhân đi đọc số. Trước đây mỗi ngày công nhân có thể đọc số thủ công khoảng 250 nhà, giờ mỗi công nhân sử dụng thiết bị đọc số từ xa có thể đọc 450-500 nhà/ngày.
Dữ liệu đọc số từ xa chính xác, liên tục, có thể kiểm tra khi cần thiết (tránh được sai số do con người, dữ liệu rời rạc), có thể đọc số được tất cả các địa chỉ. Đọc số thủ công có thể phải đọc đi đọc lại nhiều lần khi nhà vắng chủ, nhà đóng cửa, khó tiếp cận đồng hồ nước.
Về phía khách hàng, đồng hồ nước thông minh giúp người dân dễ dàng chủ động theo dõi, quản lý chỉ số nước thường xuyên qua ứng dụng trên điện thoại. Có thể phát hiện sớm các trường hợp rò rỉ nước, bể ống thông qua cảnh báo của ứng dụng để có biện pháp khắc phục xử lý kịp thời.
Cái khó là chi phí cao nên chưa thể đầu tư đồng loạt. Nhưng còn cái khó khác nữa là so với các hạ tầng kỹ thuật khác, ngành nước vẫn còn chưa được ưu tiên đầu tư. TP.HCM với 10 triệu dân, cần đầu tư mạnh hơn nữa cho ngành nước để hiện đại hóa đồng hồ và tiết kiệm nhân lực đi ghi chỉ số nước.
Kinh hãi clip bé gái bị 2 con chó tấn công, người bố liều mạng giằng co với thú dữ
Xem đoạn clip này, nhiều người cảm thấy xót xa cho bé gái khi bị 2 con chó dữ tấn công.
Đoạn video ghi lại toàn bộ sự việc được trích xuất từ một camera của nhà dân gần hiện trường. Theo đó, khoảng hơn 7h30 phút sáng ngày 22/5, không biết trước đó 2 bố con nhà kia có va chạm gì với 2 con chó (1 con lông đen, 1 con lông vàng đen) không nhưng 2 con vật này lao vào tấn công dữ dội bé gái được bố bế trên tay.
Con chó màu đen lao tới, ngoạm cắn vào đùi bé gái. Con chó màu vàng cũng chạy vòng quanh định lao vào tấn công. Thấy con gặp nguy hiểm, người bố dùng hết sức mình ngăn cản. Nhưng con chó đen quá hung hăng, nhất định không buông tha cho bé gái. Thậm chí để đẩy con chó đen ra, người bố đã bị nó tấn công vào tay.
Chỉ đến khi có người dân gần đó cầm chiếc chổi có cán dài lao tới thì lũ chó mới sợ hãi mà buông tha cho 2 bố con nhà kia.
Sau khi bị chó tấn công, bé gái hoảng sợ, gào khóc. Một bé gái khác ở gần đó chứng kiến vụ việc cũng sợ hãi không dám nhúc nhích.
Theo thông tin ban đầu thì vụ việc xảy ra tại Đồng Nai.
Ngay sau khi clip được đăng tải đã nhận về nhiều lượt quan tâm của dân mạng. Đa phần mọi người đều cảm thấy xót xa khi chứng kiến em bé bị 2 con chó hung hăng tấn công.
Nhiều bình luận khuyên người bố nên cho con đi khám và tiêm phòng, đề phòng trường hợp 2 con chó kia phát dại, bé gái sẽ gặp hậu quả khôn lường.
Đây cũng là bài học cho những ai đang nuôi chó. Đồng ý là yêu thương động vật nhưng chủ nuôi phải biết cách phòng tránh nguy hiểm cho chính mình và mọi người. Khi nuôi chó, nếu thả chúng ra đường, chủ nuôi cần rọ mõm chúng lại.
Dưới đây là một số bình luận của dân mạng:
- Xem mà thấy kinh hoàng! Thảo nào nhà mình bố mẹ không cho nuôi chó, mèo.
- Chủ chó phải chịu trách nhiệm hình sự nếu gây tổn hại đến sức khỏe người khác.
- Thương con quá! Sợ nhất mấy con chó bị điên!
- Nuôi mấy con chó to dữ trong nhà mà không xích không khác gì tự hại mình.
- Nói thật lòng nhé. Con chó có khôn đến mấy nó vẫn mang phần "con nhiều nên nhà có trẻ nhỏ tốt nhất không nên nuôi. Nhiều nhà cứ bảo nó khôn lắm, nó hiền lắm nhưng đã là con vật thì nhiều lúc không biết thế nào. Đi ra đường thấy nhiều nhà thả chó không rọ mõm, đã thế thấy người lạ cứ đến gần ngửi, chủ thì nói nó hiền lắm không cắn đâu. Đến lúc nó cắn chắc nó bảo. Xem clip mà thương em bé, có khi ám ảnh cả đời.
- Kinh nghiệm bị chó cắn muốn nó nhả ra thì chỉ có lấy tay bấm vào mắt nó thôi. Chứ gặp loại chó Tây với chó dữ thì càng đánh nó, nó càng hăng.
- Quả này phải bỏ cháu bé ra. 2 tay kẹp siết cổ con chó lại nó mới nhả ra.
Nước lũ cuồn cuộn kéo theo bùn đất "lấp cổng" nhà dân, chặn đường đi lại Trận nước lũ kèm mưa đá cuồn cuộn đổ đèo Phú Gia, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế đã khiến bùn đất tràn vào nhà dân; 14 hộ phải di dời khẩn cấp. Lượng đất đá theo cơn lũ từ đèo Phú Gia (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên Huế) tràn xuống khu dân cư. Dòng nước lớn, chảy xiết đã chia...