Chuyện mắc màn nuôi “ông lợn” ở một làng quê Hà Nội
Ngày 3/3 (13 tháng Giêng Âm lịch) tại làng La Phù, huyện Hoài Đức, Hà Nội mở hội rước “ông lợn”.
“Ông lợn” đã làm thịt sạch sẽ được đưa lên giá để chuẩn bị trang trí
Từ lâu, lễ rước “ông lợn” đã trở thành một nét đẹp văn hóa tâm linh của người dân làng La Phù (Hoài Đức, Hà Nội). Người dân sinh sống ở đây cho biết, lễ rước “ông lợn” là dịp để dân làng tưởng nhớ công ơn của Tĩnh Quốc Tam Lang dưới thời Hùng Duệ Vương thứ 6 đã có công đánh giặc giữ vững bờ cõi.
Trước khi lên đường đi đánh giặc ông thường thổi xôi, mổ lợn khao quân. Người dân trong làng khi đó thường mang lợn đến dâng và tôn ông là thành hoàng làng.
Video đang HOT
Việc làm thịt diễn ra rất cẩn thận bởi đây là dâng tế Thành Hoàng làng nên “ông lợn” phải làm sạch
Ông Tạ Văn Thắng, Chủ tịch UBND xã La Phù (Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, đúng 13 tháng Giêng hàng năm, người dân làng La Phù lại mang lợn ra đình dâng tế thành hoàng. Lợn được dâng tế do các xóm tuyển chọn và nuôi dưỡng kỹ lưỡng từ hàng năm trước. Mỗi xóm sẽ chỉ được chọn một con duy nhất và đó phải là con lợn to béo, chăm sóc cẩn thận và tắm rửa hàng ngày.
Sau đó, những con lợn này được đưa đến nhà các gia đình đăng cai tổ chức rước lợn cho xóm rồi được làm thịt, trang trí đẹp và đưa lên kiệu đợi giờ đẹp rước ra đình làm lễ dâng tế. Nhiều người dân ở đây cho biết, “ông lợn” năm nay to nhất, trên 300 kg.
Nói về tiêu chuẩn để được nuôi và chọn lợn cúng tế, ông Tạ Tương Tùng, Trưởng thôn Trần Phú (La Phù, Hoài Đức, Hà Nội) cho biết, việc nuôi và chọn lợn đòi hỏi những tiêu chuẩn rất khắt khe. Gia đình được nuôi “ông lợn” phải là gia đình đuề huề con cái, đủ trai lẫn gái, vợ chồng đều có đôi, gia đình có truyền thống nề nếp theo nếp sống văn hóa, nhà không có tang trong vòng một năm. Trường hợp gia đình có tang bất ngờ phải chuyển “ông lợn” qua gia đình khác.
Theo yêu cầu, gia đình nuôi “ông lợn” chuồng trại phải sạch sẽ, phải mắc màn tránh trường hợp “ông lợn” bị muỗi đốt. Cứ đến ngày 13 Âm lịch, cả dân làng phải gọi là “ông lợn”, không ai được gọi là “con lợn”.
“Truyền thống này mang tính chất cổ truyền, lịch sử văn hóa do vậy chúng tôi luôn muốn duy trì nét đẹp văn hóa cổ xưa cha ông để lại, vừa văn hóa, vừa lịch sử”, ông Tùng chia sẻ.
Được biết, sau lễ rước “ông lợn”, tất cả 18 “ông lợn” của 15 xóm ùa ra đường chính để nhập đoàn. Đến 0h đêm ngày 14 tháng Giêng Âm lịch bắt đầu nghi thức tế lễ và đến 6 giờ sáng tiến hành nghi thức xẻ lộc cho tất cả các hộ gia đình trong làng.
Theo Lê Tươi (Báo Giao thông)
Giải tỏa "trang trại" trên dải phân cách đại lộ Thăng Long
Toàn bộ diện tích trồng rau màu, cây ăn quả trái phép tại dải đất phân cách dọc theo tuyến đại lộ Thăng Long đã bị cơ quan chức năng giải tỏa, trả lại mặt bằng an toàn cho tuyến đại lộ đẹp nhất Việt Nam.
Sau khi báo chí phản ánh về tình trạng người dân sinh sống dọc 2 bên đường của tuyến đại lộ Thăng Long (Hà Nội), thuộc địa bàn 3 huyện Hoài Đức, Quốc Oai và Thạch Thất của TP Hà Nội, tự ý tận dụng diện tích đất lưu không của dải phân cách trên đại lộ Thăng Long để trồng rau màu, cây ăn quả, vi phạm hành lang an toàn của tuyến đại lộ, UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo các cơ quan chức năng như Thanh tra Sở GTVT Hà Nội, Công ty Công viên cây xanh và chính quyền sở tại tiến hành phối hợp với nhân dân để giải tỏa phần diện tích đất lưu không này.
Hôm nay (24/1), trao đổi với PV Dân trí, ông Trần Đăng Hải - phụ trách Thanh tra Sở GTVT Hà Nội - cho biết: "Ngay khi nhận được ý kiến chỉ đạo của thành phố, chúng tôi đã tiến hành phối hợp với các đơn vị chức năng liên quan, chính quyền địa phương và bà con nông dân để giải tỏa toàn bộ diện tích cây trồng, rau màu trái phép đó, trả lại mặt bằng an toàn cho tuyến đường. Trước khi làm, chúng tôi cũng đã lập hồ sơ vi phạm, thông báo cho bà con tự thu hoạch những sản phẩm rau màu đó".
Cũng theo ông Hải, cho đến cuối ngày hôm qua (23/1), dọc tuyến đại lộ Thăng Long, những diện tích đất lưu không ở 2 bên dải đất phân cách mà có những cây rau màu, cây ăn quả trồng trái phép đã được giải tỏa xong.
Những cây ăn quả trồng trong phần diện tích lưu không, vi phạm hành lang an toàn của đại lộ, buộc phải chặt bỏ.
Lều trông coi đã bị tháo dỡ.
Nguyễn Dương
Theo Dantri
Phá bỏ các "trang trại" giữa đại lộ đẹp nhất VN - Sau khi báo chí đưa tin về việc một số người dân sống hai bên đại lộ Thăng Long đã tận dụng diện tích đất trên dải phân cách để trồng rau và cây ăn trái, các cơ quan chức năng đã "lập lại trật tự". Trước đó, báo chí đưa tin một số người dân đã trồng cây ngắn ngày trên...