Chuyện ‘ma cà rồng’ ở vùng sơn cước
“Ban ngày thì nó là người bình thường, nhưng ban đêm nó biến thành ma đi hút máu người”.
Tưởng rằng những câu chuyện về ma cà rồng chuyên đi hút máu người chỉ có trong phim kinh dị, ai ngờ nay giữa thế kỷ XXI, nhiều người dân sinh sống tại xã Xuân Sơn (xã Xuân Đài, huyện Tân Phú, tỉnh Phú Thọ) vẫn truyền tai nhau những câu chuyện rùng rợn về ma cà rồng xảy ra tại địa phương.
Lời đồn rợn tóc gáy
Một người dân ở Tân Sơn cho biết: “Tôi có nghe đến chuyện ma cà rồng ở xã Xuân Sơn. Ban ngày thì nó là người bình thường, nhưng ban đêm nó biến thành ma đi hút máu người. Nghe nói có cả dòng họ là ma, nó “ăn hang ở lỗ”, sinh sống cạnh suối, đến mùa nước lớn nó vào làng để hút máu người, bắt trộm gà qué”.
Một người dân ở xã Xuân Sơn cho biết: Vì xã nằm trên đỉnh đồi nên không khí ở đây bất thường, trong cùng 1 ngày lúc thì lạnh căm căm nhưng lúc lại có ánh nắng rọi. Vùng hẻo lánh này trông giống như những khu rừng thời nguyên thủy. Những thân cây lớn có dây leo, những cây dương xỉ khổng lồ. Mặc dù mới hơn 4h chiều nhưng vì không khí ở đây rất âm u nên trời như sắp tối.
Một cụ già nơi đây cho biết, cụ từng nghe nhiều chuyện về ma cà rồng nhưng đó là những chuyện thời xa xưa, ngày nay người ta chỉ kể để “dọa trẻ con”. Theo lời đồn ngày trước, ma cà rồng là “bệnh” thường có trong cả một gia đình hoặc dòng họ. “Tôi còn nghe nói ngày trước có cả 1 làng toàn là ma cà rồng, nhưng thực tế như thế nào thì không ai biết được”, cụ nói.
Thông tin ma cà rồng chỉ là tin đồn thất thiệt tại huyện miền núi Tân Sơn
Ông Bàn Xuân Lâm, Chủ tịch UBND xã Xuân Sơn xác nhận, chuyện “ma cà rồng” ở địa phương đều là những câu chuyện truyền miệng từ xưa để lại. “Ngày xưa tôi cũng có nghe các cụ nói về ma cà rồng đi hút máu người. Bây giờ lời đồn vẫn còn tồn tại, nhưng thực tế thì đó là lời đồn nhảm, chưa từng phát hiện trường hợp nào là “ma”.
Ông giải thích, lời đồn tai hại này đã có một số tác hại đến đời sống tâm linh người dân địa phương, thế nên ở vùng này từ ngày xưa đã có tục khi người phụ nữ đẻ, phải treo một túi ớt tươi ở trước cửa nhà.
Video đang HOT
“Theo quan niệm của các cụ, túi ớt này vừa thông báo với người lạ là nhà có người đẻ, vừa ngăn được ma cà rồng vào nhà để hút máu người vì người xưa cho rằng ma cà rồng sợ ớt nhất trên đời”.
Ngày xưa, cũng vì những đồn đại này mà địa phương còn có tục lệ cực kỳ khác lạ khác: Không bao giờ người ở nơi khác đến chơi mà ngủ lại ở địa phương qua đêm vì theo quan niệm mê tín ngày xưa, “ma cà rồng” thích “xơi” người lạ. Ngày ấy, nếu có người lạ đến chơi, ban ngày thì không sao nhưng cứ đến buổi tối thì chủ nhà lại phải đóng chặt cửa, bố trí người thay nhau canh gác suốt đêm.
Một số người địa phương đến nay còn hay lan truyền những lời đồn nhảm nhí như khi không có người lạ hay bà đẻ để hút máu, ma cà rồng chuyển sang đi ăn những con vật có mùi tanh như ếch, nhái. Rồi chuyện có khi hai vợ chồng đang ngủ, ma cà rồng chồng tỉnh giấc, đi ra ngoài đồng bắt ếch nhái ăn sau đó về nhà uống nước vo gạo trong những chiếc lu, khi ăn uống xong, nó nôn ra toàn ếch nhái… “Thế nhưng những lời đồn nhảm nhí đó giờ chẳng ai tin. May ra chỉ có hiệu quả khi dùng để… dọa trẻ con”, ông Lâm cho biết.
Chỉ là lời đồn nhảm nhí
Ông Bùi Văn Huấn, Phó Chủ tịch huyện Tân Sơn cho biết: “Đã nhiều năm công tác tại địa bàn nhưng tôi chưa bao giờ nghe thông tin về chuyện ma cà rồng ở đây. Tôi nghĩ, ma cà rồng chỉ là một tin đồn thất thiệt của những người mê tín dị đoan”. Theo ông Huấn, ngày trước trình độ dân trí của một số người còn hạn chế nên mới sinh ra những tin đồn thất thiệt nêu trên.
Ông Bàn Xuân Lâm, Chủ tịch xã Xuân Sơn: “Tôi sống ở đây 50 năm rồi nhưng chưa biết “mặt ngang mũi dọc” ma cà rồng như thế nào”
Cũng theo ông Huấn, câu chuyện về ma cà rồng đi hút máu người là thuộc về truyền thuyết của người dân tộc Mường sinh sống tại địa bàn. Tuy nhiên truyền thuyết ngày xưa thì vẫn là truyền thuyết. Ông khẳng định: “Giờ tại địa phương này, tôi khẳng định không có ma cà rồng”.
Ông Huấn tiết lộ: “Ngày trước ở xã Đồng Sơn cũng thuộc huyện Tân Sơn có tin đồn về trăn nuốt bò. Nhưng rồi có phải thế đâu, tất cả chỉ là những tin đồn nhảm nhí được người dân truyền tai nhau”.
Ông Bàn Xuân Lâm, Chủ tịch xã Xuân Sơn cũng nhấn mạnh: “Tôi cũng là người dân tộc Dao, sinh sống ở đây hơn 50 năm rồi nhưng chưa biết “mặt ngang mũi dọc” con ma cà rồng nó như thế nào. Các anh thử nghĩ xem, nếu có ma cà rồng thật thì những người từ nói khác đến đây lập nghiệp hay các cán bộ từ nơi xa đến Vườn Quốc gia Xuân Sơn bị chúng hút máu hết rồi chứ còn đâu mà sống nữa”.
Còn theo ông Nguyễn Văn Nam, Phó phòng Lao động Thương Binh xã hội huyện Tân Sơn thì “chuyện ma cà rồng tại địa bàn có thể do ngày xưa người dân tộc Mường bịa ra để dọa trẻ con. Lâu ngày những thông tin ấy bị “thêm mắm, thêm muối” thành truyền thuyết. Đến ngày nay, nhiều người cũng lấy cái thuyết đó để dọa trẻ con cho bọn chúng không dám ra khỏi nhà vào ban đêm chứ trên thực tế tôi khẳng định là không có”.
Theo Người đưa tin
Vén màn bí mật hồ "ma ám" ở làng đại học
Bất cứ ai một lần tìm đến hồ Đá, hồ Hoang, hồ Lạnh, buổi xế chiều đều có cảm nhận về khung cảnh đẹp thơ mộng nơi đây, nhưng cũng ở các hồ này, mọi người còn biết đến bởi cái tên rợn tóc gáy: Hồ "ma ám".
Thực hư những câu chuyện "ma quỷ" chỉ là lời đồn đại, truyền tai nhau của sinh viên xung quanh khu vực làng Đại học Thủ Đức và các xã ven cạnh ấp Tân Lập, xã Đông Hòa, TX Dĩ An, Bình Dương. Thế nhưng, có một thực tế không thể phủ nhận là chính các hồ nói trên đã ghi danh, điểm mặt chỉ tên nhiều nạn nhân xấu số.
Những câu chuyện rùng rợn
Vào một buổi xế chiều, ánh nắng gắt lùi dần về phía góc hồ, hàng chục cặp đôi sinh viên xung quanh làng Đại học lũ lượt kéo nhau ra ngồi trên bãi cỏ, hốc đá hóng mát....phía xa xa, đám thợ câu ngoắc cần dõi theo chiếc phao dập dình mặt nước chờ đợi chiến lợi phẩm, bỗng mọi người giật mình khi nghe tiếng hét thất thanh: "Cứu, cứu, có ai cứu không?".
Theo hướng chỉ tay của cô bạn gái đang gào khóc trên bờ, mọi người nhìn thấy dưới khu vực hồ một nam sinh mặc áo lót, tay chấp chới, vùng vằng giữa dòng nước. Bóng nam sinh chìm dần và biệt tăm trước khi những người trên bờ dũng cảm liều mình lao ra cứu vớt.
Cuộc quần thảo giữa dòng nước với hy vọng mỏng manh tìm thấy nạn nhân xấu số lịm tắt. Tất cả đám người ngoi lên bờ thở dốc, chân tay run rẩy, lắc đầu đưa ánh mắt nhìn cô gái tỏ vẻ bất lực.
Hồ Đá mỗi buổi chiều, nhiều bạn thân thường ra đây nhìn về phía xa xăm, nơi từng lưu giữ kỷ niệm buồn về những người bạn xấu số
Trong câu chuyện đẫm nước mắt, cô gái nấc lên từng tiếng cho biết đó chính là bạn trai quen biết từ thời học cấp 3, hai đứa cùng thi đỗ vào Đại học và đã gắn bó được 2 năm. Buổi chiều định mệnh ấy, bạn trai chính thức ngỏ lời yêu. Thấy mình im lặng nên bạn trai đưa tay lên thề: "Anh sẽ xuống hồ nhặt cành rêu lên tặng em làm kỷ niệm. Anh mong ước tình yêu của tụi mình năm tháng dù có bị bào mòn theo thời gian nhưng vẫn như loài rêu kia, hiên ngang sống và tồn tại". Dứt lời, chàng trai cởi áo và quần dài lao xuống hồ đi tìm "vật kỷ niệm tình yêu".
Nhưng đó cũng chính là giây phút cuối cùng của cặp đôi này có thể nhỏ to tâm sự. Cô gái mãi mãi ôm kỷ niệm đau nhói khi tận mắt chứng kiến bóng người mình yêu bị nước xô đẩy ra xa khu vực bờ, ánh mắt tuyệt vọng nhìn mình.
Câu chuyện của cô gái tên Lan nói trên là khởi đầu cho chuỗi tang thương mà sau này mọi người mỗi khi nhắc đến các hồ đó đều có cảm giác rùng mình. Bởi, chính tại đây, mọi người đã không thể nhớ nổi hồ đã "nuốt chửng" bao nhiêu người, chỉ biết rằng, những câu chuyện rùng rợn cũng bắt đầu xuất phát từ đây.
Mới đây, ở khu vực hồ Đá, người dân chứng kiến thêm một nạn nhân nghi bị giết, buộc gạch nổi lên trên mặt nước
Nguyễn Anh Đức, cựu sinh viên Trường Đại học KHXH&NV nhớ lại: "Hồi ấy, tụi em cũng ra đây hóng mát, vừa tò mò, vừa để tìm hiểu thực hư những lời đồn đại của hồ này. Có một thực tế là không biết vì sao nhiều trường hợp khi xuống hồ lại chết đột ngột như vậy. Một thời, tụi em vẫn nói hồ này có ma, nó sẽ "bắt" người nào nếu thấy thích".
Đức đưa ra dẫn chứng, có lần từng chứng kiến vụ chết rất thương tâm. Đó là một bạn học bên khoa Thể dục, bạn này là dân chài, bơi lặn đều rất cừ khôi. Mỗi buổi chiều khi tan học đều cũng đám bạn chạy xuống hồ tắm. Thế nhưng, buổi chiều ấy, không hiểu sao, khi vừa đặt chân xuống hồ, chơi trò lặn trốn tìm, nam sinh viên này đã "lặn" luôn mãi mãi. 3 ngày sau người ta mới phát hiện xác nổi nằm sát bên bờ.
Thi thể 4 cô gái xấu số được vớt lên từ hồ Đá
Cũng có lần ở hồ Đá, mọi người chứng kiến cảnh tượng 4 cô gái vào Nam lập nghiệp chết thảm. Do kiêng chụp 3 người, nên nhóm nữ chia làm hai tốp. Hai người đầu tiên nắm tay nhau đứng trên mỏm đá bị trượt chân ngã xuống hồ. Thấy vậy, hai bạn nữ còn lại vội nhảy xuống cứu bạn, nhưng cả 4 cô gái trẻ đã bị lòng hồ "tử thần" nuốt gọn. Lúc 2 bạn nam đi cùng phát hiện, chạy đến nơi thì đã quá muộn.
Ngay sau đó, những người dân sống quanh khu vực hầm đá đã nhảy xuống hồ, bắt đầu công việc mò xác nạn nhân. Mất khoảng 1 giờ, 4 thợ lặn giỏi nhất của vùng mới đưa được nạn nhân lên bờ trong tình trạng toàn thân tím tái, chân tay co quắp.
Danh tính của các cô được xác định gồm: Nguyễn Thị Hoa (21 tuổi), Nguyễn Thị Hải (21 tuổi), Nguyễn Thị Lài (22 tuổi) và Nguyễn Thị Bình (20 tuổi), đều quê Nghệ An, cùng làm công nhân trong khu chế xuất Linh Xuân 2, phường Linh Trung, quận Thủ Đức. Cả 4 nữ công nhân này là người cùng làng, có người mới vào làm được vài tháng. Tranh thủ ngày chủ nhật được nghỉ, họ rủ nhau ra khu vực hầm đá chụp ảnh kỷ niệm.
Mới đây thôi, ở khu vực hồ Đá, một người dân đi câu cá sớm đã kinh hãi khi vừa đặt chân xuống bờ vực, đập vào mắt là nam thanh niên mình bị buộc gạch nổi trương phình lên mặt nước.
Và tính tổng cộng đến thời điểm này, đã có hơn 60 người gồm sinh viên, học sinh, công nhân và dân thường đã bị các hồ đó chỉ mặt điểm tên. Từ những vụ chết người ấy, lời đồn về hồ này bị "ma ám" càng được lan rộng. Tuy nhiên, khi đi sâu vào tìm hiểu, chúng tôi phát hiện, ở đây không có chuyện "ma, quỷ" nào hết, mà căn nguyên những tai nạn đều xuất phát từ chính ý thức chủ quan của con người.
Giải oan cho hồ "ma ám"
Ở khu vực các hồ Đá, hồ Hoang, hồ Lạnh trước đây chính là công trường khai thác đất đá của xã Đông Hòa. Sau khi đơn vị khai thác rút đi để lại một hồ sâu khoảng 60m, rộng hàng chục hecta. Mặt hồ thơ mộng kết hợp với những hàng cây mới trồng đã tạo cho nơi đây cảnh quan khá đẹp mắt, hấp dẫn nhiều người đến vui chơi, dạo mát.
Mang câu chuyện thấm màu sắc huyền bí về các hồ nói trên, chúng tôi đi gặp nhiều người nhằm tìm đáp án, hầu hết những biết chuyện đều cười, cho rằng chẳng có "ma quỷ hay cô hồn" nào hết.
Chính quyền đã lập biển cấm, cảnh báo nguy hiểm, lập hàng rào bằng sắt...
Người dân giải thích ở khu vực các hồ này do nền tảng là bãi khai thác đất đá nên có nhiều dốc đá lởm chởm, nằm cheo leo, có nhiều vật sắc nhọn dựng đứng. Dưới đáy hồ, là một "ma hồn trận" các hố lớn, nhỏ, nông cạn, sâu hoắm bằng mắt thường không thể nào quan sát. Trong bán kính khoảng 5m nhưng có nơi nước chỉ đến đầu gối hoặc ngang ngực, có nơi thì lút tầm với. Chính vì điều này nên với những người không biết bơi, chỉ cần rơi đúng khu vực sâu thì sẽ rất nguy hiểm và xảy ra tai nạn.
Một nguyên nhân nữa chính là do hồ bị đóng băng bởi các vách tường bằng đá, nước trong hồ luôn ở trạng thái đứng, rất lạnh nên người xuống bơi nếu cơ thể chưa thích ứng kịp sẽ bị chuột rút. Điều này là cơ sở giải thích rõ vì sao có rất nhiều trường hợp vừa xuống bơi đã bị dòng nước trong hồ nhấn chìm.
...Nhưng mỗi buổi chiều, dòng người vẫn đổ xô về đây hóng mát, tâm sự và tắm
Do có nhiều vụ tai nạn xảy ra, chính quyền địa phương đã lập hàng rào cô lập khu vực nhưng vẫn còn nhiều người đến tắm và nhiều đôi sinh viên nam nữ đến tâm sự, tắm....nhưng hầu như những tấm biển cảnh báo nguy hiểm hay hàng rào bắng sắt bảo vệ cũng không ngăn nổi được dòng người cứ mỗi buổi chiều đổ dồn về đây hóng mát.
Gió thổi, mặt nước hồ hắt lên phấn khích thêm sự thơ mộng, tình cảm cho những đôi trai gái tỏ tình, thanh niên bơi lội nhưng cũng làm tăng thêm cảm giác ớn lạnh nếu ai đó đến đây và được truyền tai nhau "sử tích". Và không biết đến bao giờ, bảng danh sách ghi danh các nạn nhân xấu số nơi đây sẽ dừng lại khi mỗi buổi chiều, dòng người đổ dồn về đây ngày càng nhiều.
Theo Giang Uyên (Bưu Điện Việt Nam)
Cụ Rùa cũng tuân theo quy luật "Sinh Lão Bệnh Tử" Hình ảnh cụ Rùa gắn với đời sống tâm linh của người dân cả nước. Tuy nhiên, suy cho cùng, cụ Rùa cũng chỉ là một sinh vật, không thể thoát khỏi quy luật của tự nhiên, vì thế không nên đặt nặng "vấn đề gì" ở đây, GS Hà Đình Đức, thành viên Ban chỉ đạo khẩn bảo vệ cụ rùa hồ...