Chuyện ly kỳ về đại ca “lâm tặc” lột xác thành vua bảo vệ rừng
Từng là lâm tặc khét tiếng một thời, nhưng sau quá khứ đau buồn đó, cuộc đời của Minh “lâm tặc” rẽ sang hướng mới, hoàn lương làm lại cuộc đời nhờ điểm tựa gia đình và nghị lực vươn lên của bản thân.
Làm lại cuộc đời sau bản án
Chúng tôi tìm về nhà ông Nguyễn Văn Minh (57 tuổi, ngụ thôn Thọ An, xã Bình An, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi) không quá khó. Nhắc đến tên ông, từ trẻ đến già tất thảy đều biết. Ông Minh được cư dân ở xã núi Bình An mệnh danh là “vua rừng”.
“Vua rừng” Nguyễn Văn Minh.
Xen lẫn giữa những ngôi nhà cấp bốn còn nhiều khó khăn, ngôi nhà lầu hai tầng khang trang của gia đình ông Minh hiện lên như điểm xuyết nét hiện đại của miền quê heo hút. Chúng tôi đến đúng lúc ông Minh đang đào ao chuẩn bị thả cá. Thấy có người đến tìm, ông bỏ ngay công việc đang làm dở, vồn vã đón khách.
Trải lòng với chúng tôi, ông Minh nhớ lại những tháng ngày như mây mù đen tối che trên đầu mình. Như bao thanh niên khác, từ năm 14 tuổi, ông Minh tham gia vào đội du kích địa phương. Từng vào sinh ra tử trong nhiều trận chiến suốt một thời trai trẻ, có lẽ cuộc đời của ông sẽ đẹp biết bao nếu không có lầm lỗi năm ấy.
Đất nước giải phóng, ông trở về địa phương và lập gia đình. Sống trên mảnh đất Bình An khô cằn, sỏi đá, anh thương binh hạng 4/4 một mình chạy vạy nuôi vợ và 5 con còn nhỏ ăn học, cuộc sống vô cùng túng quẫn.
Bình An thời đó với những cánh rừng bạt ngàn, các cây gỗ quý như chò, sến, lim… nhiều vô kể, trong khi đất trồng lúa và hoa màu lại chẳng bao nhiêu nên nhiều người dân ở đây đổ xô vào rừng đốn gỗ để bán. Sáng sớm họ đùm cơm kéo nhau vào rừng, chặt cây rồi đẽo thành từng khúc bán cho dân buôn gỗ. Vào thời điểm đó, số tiền bán gỗ gấp hàng chục lần so với trồng lúa.
Đói ăn vụng, túng làm liều. Thấy được lợi nhuận từ gỗ, không ít lần ông Minh lên rừng đốn gỗ, bán đổi lấy miếng cơm manh áo cho vợ con. Rồi dần dần ông trở thành một lâm tặc chuyên nghiệp, cai quản cả khu rừng Bình An.
Không chỉ đốn gỗ, ông Minh còn thu mua gỗ của người dân địa phương rồi chuyển đi các tỉnh khác để thu lợi. Nhưng rồi trong một lần đi đốn hạ gỗ trong rừng sâu, ông Minh bị lực lượng kiểm lâm phát hiện và bắt giữ. Sau đó, TAND huyện Bình Sơn xét xử, tuyên phạt 18 tháng tù giam về tội Vi phạm những điều quy định bảo vệ rừng, phải thi hành án tại trại giam Công an tỉnh Quảng Ngãi (xã Nghĩa Kỳ, huyện Tư Nghĩa).
Trả nợ rừng
Năm 2003, sau gần hai năm sống trong trại giam, ông Minh ra tù với hai bàn tay trắng. Cuộc sống vốn đã túng thiếu càng thêm khó khăn. Vợ ông phải chạy vạy khắp nơi làm thuê, làm mướn để lo từng bữa ăn cho gia đình. Con cái vì cảnh túng quẫn phải nghỉ học, càng đau đớn hơn khi gia đình ông bị bà con hàng xóm kỳ thị chỉ vì ông là một kẻ đi tù về.
“Lúc đó, tôi chẳng biết đi đâu về đâu. Gia đình tôi phải chịu bao điều tiếng của xã hội. Tôi nhớ lúc tôi mới ra tù, đứa con út bị đau nặng cần tiền để đi bệnh viện nhưng tôi đi mượn tiền không ai dám giúp vì tôi là người mới ở tù ra”, ông Minh chua xót kể. Nhìn cảnh vợ con đói khổ, ông Minh quyết tâm làm lại cuộc đời từ những mảnh ghép bị vỡ. Ông đi khắp nơi để xin làm thuê, làm mướn, nhưng không nơi nào dám nhận một kẻ tù tội như ông.
Chán nản, ông trở về quê. Nhìn những mảnh đất cằn cỗi bị bỏ hoang, ông nghĩ sao mình không trồng cây rồi khai thác, sao phải vào rừng làm lâm tặc. “Phải trồng rừng, một ý nghĩ chợt lóe lên trong đầu tôi. Trong cái khó ló cái khôn, trồng rừng không chỉ giúp tôi phát triển kinh tế gia đình mà còn trả món nợ rừng xanh mà mình từng gây ra”, ông Minh chia sẻ.
Nói là làm, ban ngày ông đạp xe hơn 30 cây số vào TP. Quảng Ngãi để bán vé số. Còn đêm, ông cùng vợ khai hoang mảnh đất phía sau nhà trồng các loại cây ngắn ngày như ngô, sắn để có tiền nuôi con ăn học. Sau đó, ông tiếp tục khai hoang hơn 15ha đất rừng bị bỏ hoang nhiều năm ở địa phương để trồng keo lai. May mắn thay, vùng đất ấy ngày càng phủ màu xanh, trở thành đất lành nuôi dưỡng quyết tâm làm lại cuộc đời của một lâm tặc từng một thời khét tiếng.
Cơ duyên đổi đời được đánh dấu từ khi ông Minh tiếp cận được nguồn vốn của chương trình phủ xanh đất trống đồi trọc, góp phần xóa đói giảm nghèo (chương trình 327) của Chính phủ. Nhờ đồng vốn quý này, vợ chồng ông có thêm động lực phấn đấu thay đổi số phận. Có vốn, ông cùng vợ lăn lộn, khai hoang được 25ha đất rừng. Đến năm 2006, diện tích tăng lên 60ha. Năm 2007, gia đình ông khai thác lứa keo đầu tiên, thu về hơn 700 triệu đồng. Điều này nằm ngoài mong ước của ông.
Video đang HOT
Đến năm 2010, ông tiếp tục khai thác và thu về hơn 1 tỉ đồng, ông trích ra 700 triệu đồng để xây dựng căn nhà khang trang trên đất núi Bình An. Nhìn cơ ngơi hôm nay, ông ngậm ngùi: “Cất nhà xong, tôi và vợ nhìn nhau mà khóc vì quá hạnh phúc. Trước đây chỉ mong có chỗ che nắng che mưa chứ không dám nghĩ đến căn nhà khang trang thế này. Còn bây giờ, tôi cất được căn nhà to, con cái được ăn học thì còn gì bằng”.
Ngôi nhà khang trang của gia đình ông Minh.
Sau hơn 10 năm, nhờ sự chăm chỉ, kiên trì và quyết tâm, ông Minh đã làm được việc mà nhiều người khó có thể vượt qua. Hiện nay, bình quân mỗi năm, gia đình ông có thu nhập hơn 300 triệu đồng. Ngoài diện tích đất rừng gần 100ha, ông còn sở hữu 3ha đất trồng mỳ, lúa, đậu… và 2 chiếc ô tô tải chạy đường dài. Ông Minh cho biết, sắp tới ông dự định mua thêm ô tô tải và mở rộng quy mô thành doanh nghiệp vận tải, vận chuyển hàng hóa liên tỉnh. Bên cạnh đó, ông sẽ xây dựng mô hình trang trại nuôi bò, cá và trồng cây ăn quả…
Không chỉ làm giàu cho gia đình, ông Minh còn góp phần giúp người dân địa phương phát triển kinh tế, vươn lên làm giàu. Và không biết từ bao giờ, căn nhà của gia đình ông trở thành địa điểm tin cậy để nhiều người đến học hỏi mô hình làm kinh tế hiệu quả. Ông Minh “lâm tặc” ngày nào trở thành người “thầy” chia sẻ kinh nghiệm, hướng dẫn cách trồng rừng.
Đấu tranh chống lâm tặc
Ông Lê Quốc An, Phó Chủ tịch UBND xã Bình An cho biết tin tức, trước đây, tình trạng vi phạm luật Bảo vệ rừng xảy ra thường xuyên ở Bình An. Địa phương luôn trăn trở tìm mọi biện pháp ngăn chặn. May mắn thay có sự đồng hành của những người như ông Minh.
Đều đặn mỗi tháng một lần, cùng với lực lượng kiểm lâm địa phương, ông Minh cần mẫn tham gia vào công tác bảo vệ rừng, đấu tranh chống lại nạn khai thác gỗ trái phép và tình trạng lấn chiếm đất rừng ở địa phương.
Như Ý
Theo_Người Đưa Tin
"Cô đồng" xinh như mộng bị tố "chiếm tiền tỷ"
Theo gia đình, suốt 5 năm từ khi quen biết với "cô đồng", bà H có biểu hiện lạ khi luôn tin tưởng tuyệt đối và liên tục đòi tiền để đem giao cho "cô đồng"...
Cơ quan CSĐT Công an huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) xác nhận đang thụ lý điều tra đơn tố cáo của gia đình ông Mai Xuân Đại (trú tại Hà Nội) phản ánh về việc vợ ông là bà Bùi Thị H bị một "cô đồng" lừa để chiếm đoạt số tài sản hơn 4 tỷ đồng của gia đình.
Theo miêu tả có xác nhận của địa phương, D.T.H (SN 1977, trú tại thôn Đoàn Kết - xã Hòa Sơn - Hiệp Hòa), người này nổi tiếng được nhiều người biết đến với biệt danh "cô đồng". Một số người dân địa phương cho biết: "Cô đồng" có gương mặt xinh xắn, dáng người cao khoảng 1,55m, luôn bôi phấn son đâm, mắt lóng lánh, đặc biệt là rất hoạt ngôn.
"Cô đồng" D.T.H. (Ảnh: Độc giả cung cấp)
Dâng cả gia tài cho "cô đồng" vì một lần xem bói?
Theo phản ánh của anh Mai Xuân D (30 tuổi, con trai bà H), khoảng đầu tháng 9.2010, do vợ chồng anh D làm ăn sa sút nên mẹ của anh là bà H đã tìm đến "cô đồng" H nức tiếng tại đất Hiệp Hòa (Bắc Giang) để làm lễ giải hạn cho gia đình.
Vợ chồng anh D đã lên điện thờ của "cô đồng" H tại nhà ở thôn Đoàn Kết để làm lễ giải hạn. Anh D cho biết: Để buổi lễ linh nghiệm, ngoài số mũ mã, vàng hương cô ta yêu cầu gia đình chuẩn bị 70 triệu đồng cùng mũ áo của thành viên trong gia đình để làm vía giải hạn.
Khuôn viên bên trong nhà "cô đồng".
Thế nhưng sau khi đi giải hạn, công việc làm ăn của gia đình cũng chẳng khấm khá hơn. Tháng 10.2011, bà H tiếp tục cầm cố 1 mảnh đất tại Đông Anh (Hà Nội) lấy số tiền 1 tỷ 200 triệu đồng. Số tiền này bà H tiếp tục dùng để đưa cho "cô đồng" mà gia đình không biết lý do.
Một thời gian sau, bà H thuyết phục chồng ký tên nhờ "cô đồng" bán giúp ngôi nhà tại đường Trường Chinh (Hà Nội) được hơn 4 tỷ đồng.
Theo ông Đ và anh D, số tiền này được bà H dùng trả nợ hết 1,5 tỷ, còn lại khoảng 2,5 tỷ vẫn ở trong túi "cô đồng". Sau nhiều lần mòn gót đòi nhưng "cô đồng" H vẫn án binh bất động.
Đòi tự tử nếu gia đình đòi "cô đồng" trả tiền
Bức xúc trước việc làm của "cô đồng" này, vợ chồng anh D cùng bố mình là ông Đ ròng rã suốt 5 năm trời đi đòi số tiền trên nhưng không có kết quả. Đáng chú ý, trong khi cả gia đình cố gắng đòi lại số tiền thì bà H lại ra sức ngăn cản, thậm chí dọa tự tử nếu có người dám đòi tiền "cô đồng".
Theo gia đình, suốt 5 năm từ khi quen biết với "cô đồng", bà H có biểu hiện lạ khi luôn tin tưởng tuyệt đối vào người này và liên tục đòi tiền để đem giao cho "cô đồng".
"Mẹ tôi lúc nào cũng trong trạng thái mê muội, đòi có nhiều tiền để gửi lên cho người này. Không có tiền bà lăn lóc, chửi bới người thân trong gia đình" - anh D nói.
Ông Dương Thanh Trí - Trưởng Công an xã Hòa Sơn.
Ngoài ra, bà H còn tự nguyện sang tên sổ hưu của mình cho "cô đồng". "Nhiều lần chúng tôi yêu cầu nhờ pháp luật can thiệp để lấy lại tiền nhưng mẹ tôi nói rằng: "Nếu chúng mày làm căng quá, tao sẽ nhảy sông tự tử để hết bằng chứng" - vợ chồng anh D cho hay.
Mặc dù chồng con đã nhiều lần thuyết phục can ngăn nhưng bà H vẫn không thay đổi tính nết và luôn dọa nạt lại gia đình mỗi khi nhắc tới việc đòi tiền của "cô đồng" này.
Không làm cách nào được, ông Đ cùng con cái, người thân trong nhà buộc phải gửi đơn tố cáo việc làm của "cô đồng" lên các cơ quan chức năng tỉnh Bắc Giang cùng Cục Cảnh sát hình sự (C45) - Bộ Công an.
"Gia đình tôi mong muốn "cô đồng" này phải chịu tội trước pháp luật về hành vi của mình, để không còn ai bị đối tượng này lừa đảo, chiếm đoạt tài sản như gia đình tôi nữa. Tôi cũng mong mẹ có thể tách khỏi người đàn bà này và không bị mê muội. Gia đình chúng tôi đã bất hạnh lắm rồi" - anh D cho hay.
Chân dung "cô đồng" xinh đẹp làm náo loạn vùng quê?
Một ngày giữa tháng 6, men theo con đê lổm ngổm những ô voi ổ gà tìm về thôn Đoàn Kết - xã Hồng Sơn (Hiệp Hòa), hỏi "cô đồng" H, từ xa nhiều người dân đã nức tiếng khen ngợi khi cho rằng cô có tài hô mưa gọi gió, tìm mộ bằng quả trứng, được người tứ phương tìm đến.
Từ xa, giữa chốn quê đất đai cằn cọc kinh tế nghèo nàn, ngôi nhà "cô đồng" H 3 tầng hiện lên cao vút với mái tôn đỏ phủ kín từ cổng vào khiến người ta nhầm tưởng nhà một vị đại gia nào đó. Càng bất ngờ hơn khi biết được vợ chồng "cô đồng" đều là nông dân quanh năm bám vài sào ruộng.
"Cô ta chỉ nhảy múa suốt ngày, còn người chồng thì làm ruộng" - ông Phí Văn Việt - Trưởng thôn Đoàn Kết thông tin.
Chồng "cô đồng" trao đổi với PV trước cổng nhà.
Theo ông Việt, cách đây hơn chục năm, người phụ nữ tên H sau khi vào miền Nam trở về bỗng nhiên trở thành "cô đồng" nổi tiếng. Nhiều người thậm chí ở xa cũng mò đến để xem bói, cúng khấn, ô tô xếp hàng dài trên đê...
Cũng theo ông Việt, ngay người thân của ông cũng bị đối tượng lừa cầm chiếc sổ đỏ nhiều năm không trả và việc nhiều người kéo đến đòi nợ "cô đồng" là có.
Anh Định cùng vợ (Gia Lâm - Hà Nội) từng đến nhà "cô đồng" này xem bói tình cờ phản ánh với chúng tôi: "Lúc chúng em đến xem, cô ấy bảo trên người nhà em có 50 con ma và phải dùng tiền bắt ma. Mới nghe nói em đã không tin nhưng nỡ đi rồi nên không làm cách nào... Chúng em phải mất hơn 700 ngàn đồng sau buổi hôm đó".
Tiếp cận với người chồng của "cô đồng" xinh đẹp này, anh cho biết ngay bản thân cũng không biết hành tung của vợ mình. Anh cũng thừa nhận việc bói toán và tìm mộ của vợ mình cách đây vài năm, nhưng hiện tại đã không làm ở nhà.
Tuy nhiên, sau khi PV nói là đến nhờ tìm mộ thì người chồng của "cô đồng" sau một hồi vào nhà thảo luận với ai đó đã cung cấp cho PV số điện thoại bảo có gì chiều gọi. Chồng "cô đồng" nhắn cẩn thận rằng: "Tôi chỉ nghe điện thoại các anh trong ngày hôm nay vì tôi không thích nghe máy người lạ".
Thông tin với PV, ông Dương Thanh Trí - Trưởng Công an xã Hòa Sơn - xác nhận việc ngoài đơn thư của gia đình anh D, Công an xã này còn nhận được một số phản ánh tương tự từ một số người trước đó.
Về việc đối tượng có dấu hiệu hành nghề mê tín dị đoan, ông Trí cho rằng Công an xã đã nhiều lần nhắc nhở nhưng chưa đủ bằng chứng để xử lý.
Trao đổi với PV, đại diện Công an huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang) xác nhận đã tiếp nhận đơn thư của gia đình anh D và nhận được hồ sơ vụ việc chuyển từ Cục Cảnh sát hình sự và Công an tỉnh Bắc Giang.
Theo vị cán bộ điều tra: "D.T.H có dấu hiệu hành nghề mê tín dị đoan".
"Chúng tôi đã gửi giấy triệu tập nhưng chưa thấy người này lên trình diện" - vị cán bộ điều tra nói thêm.
Theo NTD
Khởi tố chủ tịch xã 'nắn đường' vào nhà riêng VKSND tỉnh Đắk Nông đã phê chuẩn quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với ông Nguyễn Văn Minh - nguyên chủ tịch UBND xã Tân Thành (huyện K"Rông Nô, Đắk Nông) về tội lợi dụng chức vụ quyền hạn trong khi thi hành công vụ. Năm 2013, UBND xã Tân Thành được Nhà nước hỗ trợ xây dựng...