Chuyện ly kỳ ở đền thiêng “Song thần ngọc nữ”
Bao đời nay người dân huyện Tân Kỳ (tỉnh Nghệ An) vẫn truyền tai nhau về ngôi đền kỳ lạ có thể tìm lại xác chết trôi. Linh thiêng về ngôi đền đang còn là điều bí ẩn.
Một trong những điều kỳ lạ về ngôi đền là xác chết trẻ hay già, thời gian bao lâu, khi thân nhân đến cầu xin thì ít giờ sau xác chết sẽ trôi về dưới chân ngôi đền.
Truyền thuyết về ngôi đền
Theo những câu chuyện kể của một số cụ cao niên, chúng tôi ngược lên miền Tây xứ Nghệ để tìm hiểu thực hư về ngôi đền.
Đền “Song thần ngọc nữ” nằm bên dòng sông Con hiền hòa, thơ mộng (thuộc xã Nghĩa Hợp, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An) đã hứng chịu sự bào mòn của nắng mưa, bao thăng trầm lịch sử,… ngôi đền vẫn sừng sững.
Trò chuyện với PV, một số già làng, trưởng bản cho biết, tài liệu ghi chép chi tiết về ngôi đền không rõ và cũng không còn ai lưu giữ nữa. Từ khi lớn lên đã thấy ngôi đền xuất hiện, địa thế ngồi đền tuyệt đẹp tọa lạc trên đỉnh núi Vực Lồ quay mặt về hướng Tây – Bắc. Phía trước là dãy núi hình “Hổ phục” phía trên là đám mây trắng có hình “Rồng chầu” xuống đền phía dưới là dòng sông Con làm yếu tố minh đường. Xung quanh ngôi đền có nhiều cây đại thụ tạo nên sự linh thiêng, uy nghi…
Ông Nguyễn Xuân Đôn chèo đò gần 20 năm tích góp tiền, gánh gạch xây đền
Theo truyền khẩu, đền “Song thần ngọc nữ” bắt nguồn từ sự tích hết sức ly kỳ. Xưa kia nơi đây là vùng núi hoang vu, cây cối rậm rạp, thú rừng rất nhiều, chưa có con người sinh sống. Một hôm, có hai chị em họ Trần (tuổi mười tám đôi mươi) khi đi qua khu vực này phát hiện rất nhiều cỏ nên ghé vào cắt về cho trâu. Đang cắt cỏ thì nhìn thấy cây thị sai quả nằm cheo leo bên vách núi, người chị leo lên hái, người em ở dưới gốc bị con hổ nhảy đến vồ chết, chị ở trên ngọn cây hoảng sợ rơi xuống sông chết đuối. Lạ thay, hổ không ăn thịt mà nhảy xuống kéo xác người chị lên núi, dùng móng vuốt nhọn bới thành một hố sâu vùi xác hai chị em bên gốc cây thị. Khi biết tin, dân làng đã kéo nhau đi tìm và đưa xác chị em về bãi Cồn Đồn (nghĩa trang) an táng. Nhưng một điều kỳ lạ, vừa chôn cất chiều hôm nay thì đêm đến ,con hổ lại tìm về bới lên đưa xác hai chị em về chỗ gốc cây thị.
Bà con dân làng cho rằng, hai chị em là do ý trời định, nếu làm trái ý trời sẽ bị trừng phạt. Sau đó bà con làm lễ tế trời đất, cầu nguyện cho linh hồn hai chị em được siêu thoát. Từ câu chuyện kỳ lạ này đã lan truyền đến tai vua nhà Trần. Vua đã phong ngôi đền là “Song thần ngọc nữ”, “Song” nghĩa là (đôi), “ngọc nữ” (con gái).
Qua lời kể của một số nhân chứng sống, đã xác định được hai chị em đó là con của ông Trần Đắc Kiên, đời thứ 5 của dòng họ Trần
Video đang HOT
Một điều lạ kỳ người dân sống quanh đền “Song thần ngọc nữ” đều có sức khỏe phi thường, ít ốm đau, tuổi thọ cao, con em học hành đỗ đạt, làm ăn thì “mưa thuận gió hòa, mùa màng tươi tốt”.
“Hai bà” cứu giúp dân
Trao đổi với PV, chị Trần Thị Hoài, người sống gần ngôi đền cho biết: “Gần 20 năm sống gần đền “Song thần ngọc nữ”, nhiều người nói ra nói vào sống đó sẽ bị thần linh quở, làm ăn đại bại. Nhưng gia đình tôi làm ăn tấn tới, con cái học hành đến nơi đến chốn, bởi mình sống bằng cái tâm. Tôi còn có cơ hội hương khói cho “Hai bà”. Đền rất thiêng, nếu có người chết đuối không tìm được xác chỉ cần đến đền cầu xin là xác sẽ trôi về dưới chân ngôi đền. Ngoài ra bà con có thể đến cầu phúc, cầu duyên, cầu tự,…”.
Chị Hoài kể, cách đây 2-3 năm, bà Nguyễn Thị Q, (52 tuổi) có con gái là Cao Thị C (10 tuổi) ở xã Nghĩa Đồng đi chăn trâu không may sẩy chân rơi xuống sông chết đuối. Do sông sâu, nước chảy xiết, lại đục nên thân nhân thuê thợ lặn, huy động dân làng dùng mọi phương tiện tìm 4-5 ngày mà vẫn không tìm thấy xác. Bố mẹ khóc đứng khóc ngồi, không ăn không uống được gì thì nghe tin mua lễ lên đền “Song thần ngọc nữ” cầu xin, “Hai bà” sẽ chỉ xác cháu cho. Chẳng biết do lời cầu xin linh nghiệm hay trùng hợp, sau khi vừa cầu xin 1-2 giờ sau thì xác cháu C dập dờn trôi vào bên chân ngôi đền.
Trường hợp anh Trần Văn T, ở nông trường Cờ Đỏ, huyện Nghĩa Đàn sống bên bờ sông Con. Có con trai là Trần Văn T (4 tuổi), bố mẹ đi làm nương rẫy nên đành để người chị 10 tuổi ở nhà trông em, người chị mải chơi đã để em rơi xuống sông. Tá hỏa đi tìm, thuê thợ lặn tìm con nhưng vô vọng. Ông T lăn ra ốm, nghe bà con mách bảo mua lễ đến đền “Song thần ngọc nữ” cầu xin “Hai bà” là xác con sẽ nổi lên. Thật kỳ lạ, xác đứa con trai đã nổi lên bên ngôi đền.
Tiếng lành đồn xa, khi có người chết đuối không tìm thấy xác, thân nhân đã tìm đến đền “Song thần ngọc nữ” để cầu xin “Hai bà” tìm xác. Theo ông Trần Văn H (ở xã Nghĩa Hợp), từ khi người dân các xã Tây Hiếu (Nghĩa Đàn), Nghĩa Đồng, Nghĩa Hợp (Tân Kỳ),… chuyển lên đây khai hoang lập làng, làm ăn đã xảy ra hàng trăm trường hợp chết đuối phải đến đền để xin lại xác.
Theo nhiều người dân thì đền “Song thần ngọc nữ” còn là nơi cầu xin cho những cặp vợ chồng hiếm con, muộn con, xin sinh con trai. Để xác minh thực hư, PV đã tìm gặp anh Lê Duy L, 39 tuổi, ở phường Quang Tiến, thị xã Thái Hòa, huyện Nghĩa Đàn, anh cho biết: Là con trưởng, gia đình gia giáo, tôi được ăn học đến nơi đến chốn có nghề nghiệp ổn định.
Khi tôi lập gia đình, bố mẹ tôi rất vui sướng, nhưng không biết nguyên nhân là do vợ hay chồng, con trai đầu của chúng tôi có dấu hiệu bệnh bại não, nhiều lần sau vợ tôi cứ mang bầu đi siêu âm lại phát hiện thai có triệu chứng như vậy. Tôi buồn chán, bỏ bê công việc,…. Nghe tin sắm lễ lên đền “Song thần ngọc nữ” cầu xin là sinh được con trai. Lúc đầu tôi ái ngại, cho đó là chuyện hoang đường, nhưng bố mẹ và anh em khuyên nên đi. Đúng mấy tháng sau vợ tôi mang bầu đi siêu âm là con trai, thai nhi phát triển bình thường, khỏe mạnh. Đúng 9 tháng 10 ngày, vợ tôi sinh hạ thằng con trai bụ bẫm, khỏe mạnh, ai ai cũng đến chúc mừng. Sau đó tôi và bố mẹ đã đến tạ ơn “Hai bà”.
Tuy nhiên, nhiều người nghe chuyện này cũng cho rằng đó chỉ là sự trùng hợp.
Những câu chuyện ly kỳ
Về tìm hiểu sự việc tại đây, chúng tôi còn được nghe nhiều chuyện kỳ lạ khác, ông lão chèo đò đã cầu khấn nếu “Hai bà” có linh thiêng thì mọc lên hai cây thị trước cửa đền để che bóng mát cho du khách thập phương nghỉ ngơi, tôi sẽ xây đền thờ “Hai bà”, đúng 2 tháng sau đã mọc lên 2 cây thị (gọi là thị chị và thị em).
Ông lão chèo đò là Nguyễn Xuân Đôn (77 tuổi) hơn 20 năm gắn bó với nghề đưa khách qua sông. Làm theo lời hứa với “Hai bà” cũng là có chỗ thờ cúng cho du khách đến viếng đền, ông lão chèo đò đã tích góp tiền bạc, tự tay xây dựng lên ngôi đền linh thiêng này. Ông Trần Đắc Tuyển (75 tuổi) thuộc Hội đồng gia tộc dòng họ Trần cho biết: Thời gian tới, dòng họ Trần chúng tôi sẽ bàn bạc với nhau gặp cụ Đôn xin phép trùng tu, tu bổ và xây dựng thêm Hạ viện để hoàn thành tổng thể ngôi đền, có Thượng viện, Trung viện và Hạ viện. Đồng thời, tạo điều kiện cho du khách thập phương cả nước đến cầu nguyện có chỗ nghỉ ngơi,
Trao đổi với PV, ông Nguyễn Ngọc Quỳnh, Chủ tịch UBND xã Nghĩa Hợp, cho biết: Ngôi đền “Song thần ngọc nữ” rất linh thiêng, đã trên 1000 tuổi. Đền là điểm đến tâm linh cho du khách khắp nơi cầu an, cầu phúc… Đền “Song thần ngọc nữ” là một trong những di tích văn hóa lâu đời ở huyện Tân Kỳ nói riêng và tỉnh Nghệ An nói chung cần được bảo tồn và gìn giữ.
Theo 24h
Những bị can không... cô độc
"Lớp" mà Thượng úy Kiều Thị Thu Phương, quản giáo Trại tạm giam số 1, CA TP Hà Nội, quản lý có 65 "học trò" nữ. Họ đều là những bị can lần đầu vào trại.
Cô Phương kể, "học trò" nhỏ tuổi nhất là 18, "già làng" gần 70 họ mang thân phận bị can nhưng không phải ai cũng xấu...
"Kiều nữ" trẻ nhất!
Nhắc tới cô "học trò" nhỏ nhất, ánh mắt cô Phương đượm buồn. Như lời nữ quản giáo, Võ Thị Vinh, 18 tuổi, quê Nghệ An, nom xinh gái. Sinh ra ở mảnh đất miền Trung nắng gió nhưng Vinh có nước da trắng trẻo. Cả nhà trông vào ruộng vườn nhưng Vinh không phải đụng chân tay. Trong 5 người con, bố mẹ cưng Vinh hơn cả vì Vinh "ngu ngơ". Khi Vinh ngỏ ý muốn ra Hà Nội tìm việc, gia đình không ai đồng ý nhưng họ không giữ được chân con gái.
17 tuổi, Vinh theo bạn thuê nhà ở quận Ba Đình, Hà Nội và học nghề ở một tiệm cắt tóc, gội đầu. Chậm chạp nhưng Vinh được tiếng chịu khó nên được chủ tiệm thương. Nếu cứ thế mà sống, cuộc đời Vinh đã sáng sủa. Nhưng từ buổi tối ấy, cái đêm Vinh cùng 4 người bạn đi hát tại một quán karaoke trên phố Cát Linh, quận Ba Đình, Hà Nội, số phận của cô gái này rẽ sang lối bất hạnh. Chỉ vài câu nói qua lại, nhóm hát của Vinh xô xát với tốp khách phòng bên. Vinh đã "chỉ điểm" để người trong hội "xử" đối thủ. Dạy quá tay, bạn của Vinh tước đi mạng sống một "thượng đế" của quán.
Những bị can không đơn độc
Vinh nói, khi biết người lạ mất mạng, Vinh hoảng hốt. Lúc đưa tay hướng về người đàn ông ấy, Vinh không lường được hậu quả lại nghiêm trọng đến thế. Tháng 4/2010, Vinh bị bắt tạm giam về hành vi cố ý gây thương tích. Vinh khai, có tiền sử bệnh tâm thần nên được tại ngoại. Tháng 5/2012, cơ quan giám định kết luận, Vinh bị tâm thần nhưng khi phạm tội vẫn nhận thức đầy đủ. Do đó, Vinh bị bắt tạm giam lại với tội danh thay đổi từ "Cố ý gây thương tích" sang "Giết người".
Cô Phương kể, ngày nhập trại, Vinh khóc ròng, la hét. Mất vài ngày đầu, cô gái này không thiết ăn, còn nói cười suốt ngày. Nữ Thượng úy này những tưởng Vinh bị "sốc" mà mất khôn. Một tuần sau Vinh vẫn vậy, lúc tỉnh, lúc "dại". "Học trò" bất thường, cô Phương đã tách Vinh ở buồng riêng (có 2 người). Mỗi ngày, cô giáo không bỏ sót từng cử chỉ của "trò nhỏ", lặng lẽ quan sát. Chờ lúc Vinh tỉnh táo, nữ quản giáo gần gũi chuyện trò. Nghe chuyện của Vinh, cô Phương phân tích để bị can hiểu được sự khoan hồng của pháp luật nếu Vinh thành khẩn, hối hận. Cô phân tích, Vinh đỡ "hốt" cô gái này ngộ ra và bớt "phá phách". Thấy tinh thần "học trò" ổn định, cô Phương để Vinh sinh hoạt cùng phòng đông người. "Vinh nhận thức hạn chế nên vô tình tiếp tay cho kẻ xấu.
Tôi thấy cô gái này đáng trách nhưng cũng thật thương. Suốt thời gian Vinh bị tạm giam, bố mẹ chưa một lần tiếp tế. Chỉ có duy nhất người chị gái làm "ô sin" ở Hà Nội thi thoảng gửi quà" - cô Phương chia sẻ. "Đàn chị" cùng buồng được thăm nom chu đáo khiến Vinh càng tổn thương. Hiểu lòng cô "học trò" nhỏ, quản giáo Phương lúc "giúi" kem đánh răng, khăn mặt, lúc gói bánh. Trong lúc trống trải, lo lắng nhất nhận được sự động viên của cô, Vinh thấy ấm lòng. Bị can này đã "lên dây cót", chờ đợi phiên tòa xét xử mình vào ngày 24/10/2012. Cô Phương hy vọng, với sự thay đổi trong nhận thức, Vinh sẽ thành khẩn để tòa cho hưởng mức án thấp nhất.
Bị can mạnh miệng nhất phòng!
Trong lớp của cô Phương, Nguyễn Thị Mây, SN 1963, trú tại huyện Phú Xuyên, Hà Nội, được "phong" là lắm lời nhất. Mây là bị can trong vụ án chống người thi hành công vụ ở thôn Tư Sản, xã Phúc Túc, huyện Phú Xuyên, Hà Nội. Trước Tết âm lịch 2012, Mây bị bắt cùng một người khác. Cũng như Vinh, Mây chẳng được người thân ngó ngàng suốt thời gian tạm giam. Kể về hoàn cảnh của Mây, cô Phương nói, cuộc đời của bị can này lắm truân chuyên. Mây bị lợi dụng, bị lôi kéo cũng vì không được ăn học như người ta.
Cuộc hôn nhân của Mây đứt gánh giữa đường vì người chồng đột ngột bỏ mẹ con Mây ra đi. Chồng mất, suốt 10 năm qua, Mây ở vậy nuôi con. Trông cậy nhiều ở thằng con duy nhất nhưng Mây hụt hẫng vì nó "bập" vào ma túy năm 12 tuổi. Bố mất, mẹ mải miết với cuộc mưu sinh, thằng con thấy bơ vơ.
Nó theo đám bạn xấu đi "dạt" rồi sinh hư. Nói nặng, nói nhẹ nhưng con vẫn "chứng nào, tật ấy", Mây bất lực. Cách đây 6 năm, hay tin con nhiễm HIV, Mây chết lặng. Là hộ nghèo trong xã, Mây chẳng có tiền đưa con đi chữa chạy. Chán cảnh nhà, cảnh mình, cũng từ đó, con trai Mây bỏ nhà đi biền biệt. Ngay cả khi mẹ vướng vào vụ án này, bị bắt tạm giam, nó cũng không hay biết.
Một mình vò võ, nghĩ đời mình không còn gì để mất, Mây tỏ ra bất cần. Ngày vào trại, người phụ nữ này la ó, khóc thét để gây "nhiễu". Càng răn, Mây càng lớn giọng. Cán bộ quản giáo đã phải phạt "học trò" nổi loạn này bằng 5 ngày tạm giam riêng. Khi Mây "mệt lả" vì gào thét, cô Phương mới gần gũi, hỏi han. Tỏ tường cảnh nhà éo le của bị can, nữ Thượng úy rất thông cảm.
- Cô Phương: Chị còn muốn gặp con không?
- Mây: Đó là nguyên vọng duy nhất của tôi!
Đánh vào tâm lý, cô Phương đã thức tỉnh tình yêu, trách nhiệm của người mẹ trong Mây. Được "cô giáo" khuyên giải, Mây bớt tiêu cực. Bị can nung nấu, phải thay đổi nếp nghĩ, hợp tác với CQĐT để được hưởng đặc ân, sớm trở về tìm con. Ngày Mây bị TAND huyên Phú Xuyên xử, cô Phương vẫn dõi theo "học trò" của mình. Nữ quản giáo này mừng ra mặt khi nhận được tin, Mây được tòa cho hưởng 18 tháng tù treo. Trước khi rời trại tạm giam số 1, Mây trải lòng khiến cô Phương không giấu được nuối tiếc: "Cả đời tôi chưa bước ra khỏi lũy tre làng mà giờ phải ở chốn này và phải đối mặt với án tù. Cay đắng quá!"
Theo 24h
Lời ru buồn ở bản "gà trống nuôi con" Ở xã Cốc Mỳ (Bát Xát, Lào Cai) đang phải đối mặt với một bài toán khó khăn mà chưa ai tìm ra lời giải. Đã 5 năm nay hàng chục phụ nữ đột ngột vượt biên mà không rõ nguyên nhân. Nhưng vượt lên trên nó là những hậu quả khôn lường mà ít ai có thể ngờ tới. Chồng thiếu vợ,...