Chuyện “Lục Vân Tiên xa lộ” kết nghĩa với người đã… chết
Phạm Văn Lương (SN 1984, ngụ khu dân cư Lam Sơn, thị trấn Vĩnh Bảo, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng) vốn chỉ là một thanh niên buôn gà ở chợ huyện, thế nhưng Lương nổi tiếng vì… có “duyên” gặp các vụ tai nạn giao thông và trở thành “Lục Vân Tiên” bất đắc dĩ cứu giúp người gặp nạn. Xã hội có nhiều người tận tâm cứu giúp người bị nạn trên đường, nhưng tận tình đến mức hoãn đám cưới để vào bệnh viện chăm sóc người dưng, kết nghĩa anh em với người gặp nạn đã chết như Lương thì có lẽ có một không hai.
Duyên nợ với người gặp nạn
Đặc điểm nạn nhân trong vụ tai nạn giao thông: Nam thanh niên tuổi từ 23-27. Cao 1m72, thể trạng người gầy, sống mũi thẳng, dái tai trung bình; mặc áo sơ mi kẻ vàng đen, áo khoác vải bò màu đen, quần bò màu xanh. Nạn nhân bị tai nạn giao thông vào ngày 20/12/2009 trên đường Phạm Hùng – Hà Nội. Ai biết thông tin về nạn nhân, xin báo về cơ quan CSĐT công an huyện Từ Liêm, SĐT: 0437642774; 0438373022 hoặc Phạm Văn Lương, ĐT: 0978663005.
Lương kể lại, có lẽ số phận đã sắp đặt cho anh những tình huống oái oăm. Chiều ngày 20/12/2009, khi anh trên đường đi đám ma một người thân trở về, đến đoạn đường Phạm Hùng (Từ Liêm, Hà Nội), rẽ vào quán nước ngồi nghỉ chân thì gặp một vụ tai nạn. Nhìn sang bên kia đường, thấy mọi người đi đường đang xúm đông xúm đỏ, anh hỏi chị hàng nước: “Có gì đó chị?” thì nhận được câu trả lời lơ đễnh: “Tai nạn ấy mà. Ở đây tai nạn liên tục, hơi đâu mà để ý hả chú? Nghe nói bị nặng lắm, nằm bất động 15 phút rồi mà chẳng ai cứu. Chắc chết”.
Lương thuật lại: “ Người đi đường lại qua nườm nượp như mắc cửi mà không thấy ai dừng lại cứu giúp, có đứng lại xem cũng chỉ vì tò mò chứ không ai có ý định cứu giúp. Tôi đau lòng quá vì không hiểu sao người ta nhẫn tâm đến vậy. Ai cũng có thể rơi vào trường hợp tương tự, nếu mình hoặc người thân mình lỡ không may gặp nạn, cũng bị bỏ mặc nằm bên vệ đường thì sao nhỉ?”. Nghĩ đến đó, Lương móc tiền trả tiền nước mà không kịp lấy lại tiền thừa, lao sang bên đường rẽ đám người, xe hiếu kỳ để vào xem xét. Trên vỉa hè là người đàn ông ôm đầu, máu me be bét. Có người nói: “Nó chết rồi, đừng đụng vào”. Lương bất bình: “Đang còn thở, để thế mới chết!”. Nhận thấy nạn nhân còn đang thoi thóp thở, ngay lập tức Lương bảo mọi người đứng ra làm chứng, anh kiểm tra túi quần nạn nhân thấy 55 ngàn đồng và 1 chùm chìa khóa, không có giấy tờ tùy thân. Không mảy may suy nghĩ, anh gọi xe taxi bế người bị nạn lên xe đưa vào viện cấp cứu, không quên dìu người đàn ông gây tai nạn trên lề đường đi cùng vào viện 19/8 (Bộ Công an) trước sự ngạc nhiên của hàng trăm người hiếu kỳ.
Phạm Văn Lương và mẹ.
Video đang HOT
Kết nghĩa với… người đã chết
Câu chuyện tưởng chỉ đơn giản là một trong nhiều vụ cứu người bị tai nạn giao thông trước đây Lương đã từng làm. Thế nhưng Lương không ngờ đã có một sợi dây ràng buộc nào đó khiến anh mất cả năm trời theo đuổi vụ việc này. Cùng vào bệnh viện với Lương là người đàn ông gây tai nạn bị thương ở đầu. Người này sau khi đưa anh 1 triệu đồng để lo tiền viện phí cho nạn nhân thì trốn mất, bỏ lại mình Lương với người bị nạn trong viện.
Trung úy Phạm Thế Quyền, Đội điều tra hiện trường tai nạn giao thông Công an huyện Từ Liêm, người thụ lý giải quyết vụ tai nạn này cho biết, những trường hợp này bị coi như vô thừa nhận, gây rất nhiều khó khăn trong việc xác định nhân thân, khám chữa bệnh vì không có người thân đứng ra bảo lãnh, chăm sóc. Trung uý Quyền nói: “Anh Lương tự nguyện đứng ra chăm sóc, bảo lãnh người bị nạn. Lúc đầu chúng tôi cứ tưởng anh ấy là người nhà của nạn nhân, mãi về sau này ai cũng ngạc nhiên khi biết Lương chỉ là một người đi đường chứng kiến vụ việc”.
Y tá Vũ Đức Thao (cán bộ Khoa Hồi sức cấp cứu Bệnh viện 19/8) kể lại: “Ban đầu, khi mới tiếp nhận nạn nhân, chúng tôi chỉ nghe loáng thoáng là nạn nhân không có người thân, chỉ có người thanh niên tình nguyện bỏ tiền của mình ra xin làm thủ tục nhập viện. Thú thực lúc đó tôi và nhiều đồng nghiệp không tin lắm. Nhưng những ngày sau khi mọi chuyện được làm rõ thì chúng tôi tin và vô cùng cảm động. Lòng tốt của Lương cũng là động lực khiến anh em chúng tôi cố gắng về mặt chuyên môn để cứu chữa nạn nhân, dù cơ hội sống cho nạn nhân rất mong manh”.
Khi gặp vụ tai nạn, Lương đang trên đường về Hải Phòng, sau khi trả tiền nhập viện cho người bị nạn thì chẳng còn tiền ăn cơm, nhiều đêm thức canh chừng người vô danh, đói bụng anh phải nhai mì tôm sống. Tiền mua thuốc cho nạn nhân, Lương phải gọi điện về quê nhờ bạn bè gửi lên. Sau này cảm phục tấm lòng nghĩa hiệp của chàng trai trẻ, Bệnh viện 19/8 đã hỗ trợ anh tiền thuốc men và viện phí. Các bác sĩ trong Khoa Hồi sức cấp cứu còn mua cơm cho anh trong những ngày lưu lại đây.
Lòng nhiệt tình cứu chữa của các bác sĩ và sự tận tâm của Lương không giúp được nạn nhân qua cơn nguy kịch. Sau 6 ngày hôn mê, nạn nhân trút hơi thở cuối cùng. Thi thể nạn nhân được giữ lại trong nhà xác bệnh viện 13 ngày để phục vụ công tác điều tra. Thời gian đó Lương cũng đang chuẩn bị cưới vợ. Gia đình hai bên gọi điện tới tấp yêu cầu về nhà, anh ngậm ngùi rời bệnh viện về Hải Phòng dù “trong lòng lúc nào cũng áy náy”.
Câu chuyện đến đây cứ tưởng kết thúc nhưng không phải thế. Cưới vợ xong, lúc nào Lương cũng thấy ám ảnh với câu hỏi: “Nghĩa tử là nghĩa tận, mình đã đưa người ta vào đấy, sao giờ việc chưa xong mà mình đã phủi tay?”. Anh lại bắt xe ngược lên Hà Nội, đợi công an điều tra xong thì nhận xác người xấu số mang ra Văn Điển chôn cất. Lương làm lễ cầu siêu cho nạn nhân và xin được nhận làm em kết nghĩa, đặt tên cho người đã mất là Phạm Văn Duy như lời anh nói “Tôi lấy tên cậu ấy theo họ của tôi để người chết còn có tên tuổi, khỏi thành cô hồn không nơi bấu víu”.
Phạm Văn Lương thắp hương cho người em kết nghĩa.
Tìm tên thật cho “em trai”
Người chết nhưng chưa hết chuyện. Lương vét những đồng tiền cuối cùng trong gia đình đi đến nhiều địa phương tìm người thân của nạn nhân, đăng thông tin tìm người nhà nạn nhân trên các phương tiện thông tin đại chúng. Lương quay trở lại Công an huyện Từ Liêm nhiều lần để nhờ công an phối hợp, gặp lại các bác sĩ trong Bệnh viện 19/8 để dò hỏi các thông tin về người chết… Thế nhưng những cố gắng này đều không có kết quả. Điều khó khăn nhất trong hành trình đi tìm người thân cho kẻ nằm dưới mộ là nạn nhân không có bất kỳ căn cứ nào giúp anh có thể xác định quê quán nạn nhân. Lương chỉ còn biết đi tìm “quê hương” ấy dựa vào những giấc mơ và hy vọng vào duyên phận. Việc đầu tiên là anh đấu mối với Cơ quan công an huyện Từ Liêm, Bệnh viện 19/8 để tìm phương pháp khoa học nhất tìm gia đình nạn nhân, anh được mách nước là đăng tin tìm người thân trên cả các báo Nhân dân, Tuổi trẻ, Công an nhân dân, An ninh thủ đô, trên VTV2, VTV6, VTV4, VTV9… Mới đây, khi chúng tôi có mặt tại cơ sở kinh doanh của anh là nhà nghỉ Hải Sơn ở Quán Toan, Hồng Bàng, Hải Phòng cũng là lúc anh vừa ở trên Đài Truyền hình Việt Nam về. Anh cho biết, VTV vừa làm một chương trình về anh để biểu dương gương thanh niên tiêu biểu trong năm 2010. Anh là một trong bốn thanh niên trên toàn quốc được vinh danh học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh do Đoàn thanh niên Cộng sản HCM Việt Nam phát động. Nhưng Lương nói: “Cái tôi quan tâm không phải là cần lên tivi, lên báo để nổi tiếng mà mong muốn duy nhất muốn ra công luận để công bố tin tức nạn nhân đến mọi miền đất nước để qua các kênh thông tin biết đâu tìm được gia đình cho Duy”.
Trung úy Phạm Thế Quyền, công an huyện Từ Liêm cho biết, Cơ quan cảnh sát điều tra Công an huyện Từ Liêm cũng đã ra Công văn yêu cầu số 116 (ngày 25/12/2009) gửi C27, Phòng PC 27 các tỉnh, thành phố để tra cứu cơ sở dữ liệu, tàng thư công dân xác định tung tích nạn nhân. “Lần đầu tiên một nạn nhân vô thừa nhận được sự quan tâm đặc biệt của nhiều người, nhiều cơ quan đến thế”, trung uý Quyền cho biết.
Về phần Lương, sau khi thông tin được phát đi, đã có nhiều người tìm đến anh để mong nhận thân nhân, nhưng kết quả miêu tả không trùng khớp. Anh cũng đã hàng chục lần về nơi có người nhận nạn nhân là thân nhân để điều tra thêm kết quả trước khi khẳng định, nhưng tới nay kết quả nhận được vẫn chỉ là những cái lắc đầu.
Chúng tôi tìm đến Khu 5A nghĩa trang Văn Điển, nơi người thanh niên gặp nạn được chôn cất. Ngôi mộ nạn nhân được Lương xây cất đẹp đẽ, bia đá nổi bật chữ màu vàng Phạm Văn Duy chứ không cô đơn dòng chữ vô danh. Các nhân viên quản trang kể: “Cậu Lương tốt lắm, tháng nào cũng từ Hải Phòng lên thắp hương 2 – 3 lần cho “em”. Lần nào lên cũng có lễ, cúng xong phát lộc cho chúng tôi hết”. Phạm Văn Lương suy tư: “Ai một lần sinh ra trong đời cũng có tên tuổi, cũng có người thân, chẳng lẽ khi không may chết đi lại không còn dấu tích gì trên đời? Nhiều người khác trong trường hợp ấy cũng suy nghĩ và hành động như tôi mà thôi”.
Theo SK&ĐS
Người yêu lảng tránh vì gia đình phản đối
Bố mẹ muốn bảo lãnh anh sang nước ngoài để sống. Tôi thật sự không biết phải sống sao "nơi đất khách quê người" với tiền lương ít ỏi. Tôi đã nói ra suy nghĩ của mình và mong anh thuyết phục bố mẹ nhưng không hiểu anh nói gì lại khiến họ hiểu lầm ý tôi. Giờ họ ngăn cấm chúng tôi yêu nhau còn anh lại nói lời chia tay.
Tôi và anh quen nhau đã gần một năm. Tôi và anh đều từng trải qua nỗi đau của mối tình cũ, chúng tôi đã đến với nhau bằng sự cảm thông và chia sẻ trong lúc cô đơn nhất. Anh mất người yêu cũ chỉ vì gia đình của cô ấy không chấp nhận anh, chê anh làm nghề lao động chân tay, không có tương lai. Tôi nghĩ khác, nghề nào cũng là nghề chân chính, miễn sao hai người thương yêu nhau là được. Ngược lại với anh, tôi được sống trong gia đình có truyền thống làm giáo viên, tốt nghiệp đại học và hiện đang làm nhân viên ngân hàng.
Hai bên gia đình đều đồng ý cho chúng tôi yêu nhau và chúng tôi định năm sau sẽ tổ chức đám cưới. Tuy nhiên, cha mẹ của anh sống và làm việc ở nước ngoài. Ở đó, ba anh cũng làm thợ tiện như anh ở đây. Còn mẹ chỉ làm nội trợ. Họ có ý định muốn bảo lãnh anh cùng qua bên ấy để định cư. Tôi đã suy nghĩ rất nhiều vì không biết phải làm gì và sẽ ra sao trên đất nước xa lạ ấy? Đã nhiều lần tôi tâm sự với anh, muốn anh có thể thuyết phục ba mẹ vài năm nữa về Việt Nam sinh sống cùng chúng tôi. Tôi biết ở bên đó điều kiện và môi trường văn minh hơn nhưng lương chưa được 2.000 USD/tháng thì làm sao sống nổi trong khi ba anh đã lớn tuổi? Nếu vài năm nữa chỉ có một mình anh nuôi bốn, năm miệng ăn rồi nếu có con, tôi cũng không biết cuộc sống sẽ ra sao?
Ở Việt Nam, tôi đi làm một tháng cũng được 500USD, nếu dành dụm thì tôi nghĩ có thể sống tốt. Đồng thời, nếu có một số vốn, chúng tôi có thể buôn bán thêm hay kinh doanh cái khác. Lúc buồn hay rảnh rỗi, chúng tôi cũng có thể đi chơi để khuây khỏa... Tôi không biết anh đã nói và khuyên cha mẹ thế nào mà họ lại hiểu lầm ý tôi. Họ nói là tôi khinh rẻ gia đình họ và ngăn cấm chúng tôi quen nhau. Tôi đã điện thoại để giải thích với cha mẹ của anh rằng ý của tôi không phải như thế. Tôi chỉ có một suy nghĩ là muốn tốt cho tương lai của hai đứa và muốn cha mẹ của anh cũng đỡ phải vất vả hơn thôi. Tuy tôi đã giải thích nhưng tất cả đều là vô vọng vì cha mẹ của anh không chấp nhận. Tôi vẫn đang cố sức để thuyết phục họ nhưng anh đã không ở bên cạnh để ủng hộ tinh thần cho tôi, anh đã điện thoại cho tôi để nói lời chia tay. Anh tránh mặt tôi.
Tôi cảm thấy như rơi vào hố sâu của vực thẳm khi tôi phải chịu thêm áp lực của công việc. Giờ tôi chẳng biết mình phải làm như thế nào. Những ngày tết vừa qua, tôi lao vào các cuộc vui thâu đêm suốt sáng cùng bạn bè để mong tìm lại cảm giác vui vẻ của ngày xưa nhưng càng lúc tôi càng thấy khổ tâm. Tôi nghĩ là mình chẳng làm gì sai để phải bị đối xử như thế. Giờ tôi rất buồn và tôi chỉ muốn lao vào công việc để quên đi mọi chuyện. Tôi thật sự rất hoang mang. Tôi mong nhận được sự chia sẻ của các bạn độc giả để tôi có thêm niềm tin vững bước trong cuộc sống.
Theo Ngoisao
Có phải duyên nợ ? Cô gái ấy không hề lừa dối người đàn ông si mê mình về hoàn cảnh xuất thân, về công việc "đáng xấu hổ" một thời đã làm và cũng không ngần ngại thể hiện tình cảm dạt dào, cháy bỏng của cô dành cho anh. Cô kể với Thanh Tâm rằng để nói ra với anh ấy toàn bộ sự thật về...