Chuyển lời mời Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam năm 2020
Đại sứ Phạm Sao Mai chuyển lời mời của lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam mời Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình thăm lại Việt Nam trong năm 2020.
Chiều 22/11, tại Đại lễ đường nhân dân ở Bắc Kinh của Trung Quốc, Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam tại Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa, Phạm Sao Mai trình Thư ủy nhiệm lên Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình.
Theo phóng viên TTXVN tại Bắc Kinh, tại buổi lễ, Đại sứ Phạm Sao Mai chuyển lời thăm hỏi của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đến Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình; đồng thời chuyển lời mời của lãnh đạo cấp cao Đảng, Nhà nước Việt Nam mời Tổng Bí thư, Chủ tịch Tập Cận Bình thăm lại Việt Nam trong năm 2020 nhân dịp hai bên kỷ niệm 70 năm thiết lập quan hệ ngoại giao.
Đại sứ Phạm Sao Mai. (Ảnh: Thế giới & Việt Nam)
Video đang HOT
Đại sứ Phạm Sao Mai bày tỏ được đảm nhiệm chức vụ Đại sứ Việt Nam tại Trung Quốc là vinh dự và trách nhiệm lớn lao; khẳng định sẽ nỗ lực hết mình thúc đẩy quan hệ hai Đảng, hai nước phát triển ổn định, lành mạnh và bền vững.
Cũng tại buổi lễ, Tổng Bí thư, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình đã chuyển lời thăm hỏi thân thiết đến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng.
Chủ tịch Tập Cận Bình cho rằng quan hệ Trung Quốc-Việt Nam thời gian qua về tổng thể phát triển tích cực, hai bên cần nắm vững phương hướng phát triển quan hệ hai Đảng, hai nước, duy trì trao đổi cấp cao, đẩy mạnh hợp tác cùng có lợi, mở rộng giao lưu nhân dân, đưa quan hệ hai nước có bước tiến mới trong thời gian tới.
Nguồn: Vietnamplus.vn
Học giả quốc tế nói gì về "Giấc mơ Trung Hoa"?
Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình được mệnh danh là "Nhà chiến lược đằng sau các cải cách của Trung Quốc", "Kiến trúc sư hiện đại hóa cho kỷ nguyên mới".
Nhưng con đường thực hiện "Giấc mơ Trung Hoa" theo "Tư tưởng Tập Cận Bình" trong mắt các học giả quốc tế đang gặp những trở ngại nào?
Ông Yun Sun, Giám đốc Chương trình Đông Á tại Viện chính sách Stimson ở Washington cho rằng, trong khi nhà lãnh đạo Đặng Tiểu Bình có quan điểm "giấu mình chờ thời" thì ông Tập Cận Bình đã gạt bỏ quan niệm "khiêm tốn" đó bởi ông tin rằng "thời đại của Trung Quốc đã tới".
"Ông Tập rõ ràng tự tin hơn và sẵn sàng hơn để thể hiện sức mạnh ngày càng tăng của Trung Quốc. Mặc dù Trung Quốc không có khả năng sớm thay thế Mỹ trở thành cường quốc số 1 thế giới, nhưng các chính sách của họ sẽ thách thức trật tự quốc tế do phương Tây lãnh đạo", ông Ziqun Zhu, Giáo sư Khoa học chính trị tại Đại học Bucknell ở Pennsylvania nhận định.
Tuy nhiên, người vẽ ra "Giấc mơ Trung Hoa" cũng đang phải đối mặt với những trở ngại trong việc thực hiện các cam kết của mình để đạt được mục tiêu "Hai 100". Đó là mục tiêu đưa Trung Quốc trở thành "xã hội tương đối tốt" vào năm 2020, nhân kỷ niệm 100 năm thành lập Đảng Cộng sản và mục tiêu trở thành một quốc gia phát triển hoàn chỉnh vào khoảng năm 2049, kỷ niệm 100 năm thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa.
Theo chuyên gia Yun Sun, các cuộc biểu tình ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông, chiến tranh thương mại Mỹ-Trung đã góp phần tạo nên làn sóng chống lại ông Tập và chính quyền Bắc Kinh.
Các nhà quan sát cho rằng, việc Trung Quốc khao khát bá chủ khu vực và có lẽ là toàn cầu, đang tạo tiền đề cho một cuộc khủng hoảng. Bên cạnh đó, trong quá trình theo đuổi quyền lực và sự kiểm soát lớn hơn, Chủ tịch Trung Quốc dường như vô tình đặt mình vào một con đường đầy nguy hiểm trong lúc này.
Trong bài phát biểu ngày 3-9 tại Trường Đảng Trung ương, ông Tập Cận Bình đã nói về những thách thức to lớn đối với đất nước và Đảng Cộng sản Trung Quốc, kêu gọi các quan chức, đặc biệt là những người trẻ tuổi hơn, giữ vững tinh thần chiến đấu và tăng cường khả năng đấu tranh, phấn đấu để đạt được 2 mục tiêu trăm năm nói trên.
Đáng chú ý, trong bài phát biểu đó, ông Tập đã bất ngờ sử dụng từ "đấu tranh", thay vì "thử thách" hay "vượt chướng ngại vật" tới 56 lần. Theo David Bandurski - đồng tác giả bài phân tích thuộc The China Media Project, một chương trình nghiên cứu độc lập hợp tác với Trung tâm Nghiên cứu Báo chí và Truyền thông của Đại học Hồng Kông, điều đó chỉ ra một cuộc đấu tranh nội bộ gay gắt đang diễn ra. Chủ tịch Trung Quốc phải lựa chọn cụm từ đó nhằm gửi đi thông điệp đến những người đang muốn chống lại ông hoặc cố gắng chống lại mục tiêu mà ông đặt ra.
Theo anninhthudo
Ông Tập viếng lăng Mao Trạch Đông trước lễ quốc khánh Chủ tịch Tập Cận Bình thể hiện sự kính trọng với nhà lãnh đạo khai sinh nước Trung Quốc mới cách đây 7 thập kỷ. Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình cùng các quan chức hàng đầu đã đến viếng lăng Mao Trạch Đông tại quảng trường Thiên An Môn hôm 30/9, một ngày trước lễ kỷ niệm 70 năm thành lập...