Chuyện… loa phường
Tại Hội nghị của Sở Thông tin Hà Nội gần đây, đánh giá kết quả, tác dụng của việc dùng loa truyền thanh ở địa bàn phường, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng “ loa phường đã hoàn thành sứ mệnh”, nơi nào không còn hiệu quả thì cơ quan chức năng mạnh dạn đề xuất xóa bỏ.
Như vậy là chuyện đã, đang hiện hữu như một sự mặc nhiên giữa rất nhiều bất hợp lý, gây ra sự bức xúc của không ít bộ phận dân chúng đã được người đứng đầu chính quyền Thủ đô Hà Nội xem xét vai trò và “sứ mệnh” của nó. Nhìn nhận lại “lịch sử” của loa phường có thể thấy tác dụng rất hữu ích trong thời chiến tranh. Những năm 1960 và 1970 loa phường là một phương tiện thông tin gần gũi, nhanh nhạy để phổ biến tin tức từ tiền tuyến, thông báo cho người dân ra hầm trú ẩn khi máy bay Mỹ ném bom.
Hệ thống loa phường tại phường Đội Cấn (Ba Đình, Hà Nội). Ảnh: Xuân Cường.
Trong khi các phương tiện truyền thông chưa phát triển, báo giấy phát hành còn hạn chế thì việc phát thanh các bài trên báo in để cung cấp thông tin cho đại đa số nhân dân là một việc làm hết sức cần thiết và bổ ích. Loa phường không chỉ là một phương tiện thông tin sâu sát tận cơ sở mà đã cấu thành một nét trong đời sống của cộng đồng dân cư suốt mấy chục năm qua.
Nhưng hiện nay, các phương tiện truyền thông đã phát triển rất phong phú, đa dạng, người dân nào cũng có thể tiếp cận thông tin trong nước và quốc tế qua các loại hình báo chí như báo viết, báo nói, báo hình, báo ảnh, báo mạng; do vậy thông tin từ loa phường chỉ là thông báo về các chủ đề nội bộ của phường như thời gian lĩnh lương hưu, tiêm phòng cho trẻ nhỏ, phòng chống dịch cúm gia cầm, chế độ vitamin, tuyển tân binh, đôi khi là nghị quyết của Đảng ủy và HĐND phường…
Nội dung thông tin đã nghèo nàn, không còn tác dụng thiết yếu mà lại được phát thanh vào các khung giờ không hợp lý nên đã vô tình gây ra phiền phức cho cộng đồng dân cư. Chẳng hạn như mới 5 giờ sáng khi cả khu phố đang yên tĩnh thì tiếng loa phường vang lên phá tan bầu không khí yên tĩnh quí giá với cộng đồng, lại đưa các thông tin không liên quan với nhiều người, hoặc không còn tính thời sự, thiếu chuyên nghiệp đã cho nhiều người phải “hết sức chịu đựng” chương trình phát thanh.
Hoặc là vào giờ tan tầm chiều, khi qua các ngã tư đông nghẹt, kẹt cứng và ồn ào mà loa phường lại mở hết cỡ thì chẳng những không ai tiếp nhận được thông tin mà còn góp phần làm gia tăng ô nhiễm tiếng ồn. Ấy là chưa kể việc phát thanh loa phường còn làm tăng thêm biên chế, tiêu tốn kinh phí từ ngân sách.
Vì vậy, không ít lần đã có các bài báo phản ánh những ý kiến của người dân về sự bất hợp lý cùng những phiền phức do loa phường gây ra; đưa ra các đề nghị dẹp bỏ loa phường vì nó đã không còn phù hợp với thực tại nhưng chưa được những người có trách nhiệm quan tâm.
Nay đích thân Chủ tịch UBND Thành phố đưa ra ý kiến về việc loa phường đã hoàn thành sứ mệnh đã thể hiện sự sâu sát của người đứng đầu chính quyền thành phố và được nhân dân đồng tình ủng hộ. Khi người có trách nhiệm cao nhất của chính quyền thành phố bắt đúng nhịp đập của cuộc sống thì sẽ biết rõ những nhu cầu, đòi hỏi chính đáng của người dân.
Video đang HOT
Từ đó sẽ có quyết sách đúng đắn để đáp ứng những nhu cầu đòi hỏi đó; thể hiện tinh thần hành động tất cả vì dân. Loa phường là một tồn tại nhỏ nhưng thể hiện tinh thần trách nhiệm lớn vì xem xét bỏ loa phường là giải quyết một vấn đề lâu nay không được quan tâm, đã trở thành nỗi bức xúc nói không có ai nghe.
Vấn đề còn lại là việc triển khai thực hiện việc bỏ loa phường ở Thủ đô Hà Nội làm sao để cho các thành phố khác trong cả nước làm theo. Điều đó không chỉ là thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội mà còn góp phần xây dựng văn minh đô thị của các xã, phường.
(Theo Vietnam )
Loa phường ở Hà Nội
Hệ thống phát thanh cấp phường, xã hay quen gọi là loa phường đã trở nên quen thuộc với người Hà Nội nhiều chục năm qua. Nhưng nay được cho là đã "hoàn thành sứ mệnh".
Phát biểu tại Hội nghị của Sở Thông tin Hà Nội ngày 9/1, Chủ tịch UBND TP Hà Nội Nguyễn Đức Chung cho rằng "loa phường đã hoàn thành sứ mệnh". Ông yêu cầu thuộc cập rà soát, nơi nào không còn hiệu quả thì cơ quan chức năng mạnh dạn đề xuất xóa bỏ.
Theo nhiều người dân Thủ đô, loa phường có lịch sử lâu đời. Thời chiến tranh, hệ thống truyền thanh này bên cạnh những thông tin kinh tế xã hội hàng ngày, còn có nhiệm vụ cảnh báo mỗi khi máy bay đến, báo động trong tình huống khẩn cấp.
Ngày nay loa phường tiếp tục làm nhiệm vụ tuyên truyền chủ trương, chính sách của nhà nước; trong đó tập trung vào những thông tin liên quan trực tiếp đến địa bàn nơi phát thanh, như lịch tiêm phòng, mời lĩnh lương hưu, họp phụ nữ, dọn vệ sinh khu phố, thông báo cắt điện, thông báo nghĩa vụ quân sự...
Loa phường thường được gắn trên cột điện. Nhiều nơi loa vỡ, không rõ còn tiếp tục "sứ mệnh" được nữa hay không, nhưng vẫn tồn tại giữa bùng nhùng dây điện, cáp truyền thông.
Năm 2013, bên cạnh hệ thống loa phường, Công an TP Hà Nội phối hợp với Sở Giao thông lắp đặt loa phát thanh tuyên truyền giao thông ở 16 vị trí công cộng trọng điểm trên địa bàn.
Tháng 9/2015, hàng trăm chiếc loa cũ kỹ trên địa bàn nhiều phường ở Hà Nội đã được đầu tư, thay mới bằng hệ thống loa hiện đại bắt tín hiệu không dây.
Tháng 4/2016, thành phố yêu cầu chính quyền địa phương thông báo tên các cơ sở vi phạm về an toàn vệ sinh thực phẩm trên "loa phường" để người tiêu dùng biết, không sử dụng.
Những năm gần đây, hoạt động của loa phường nhận được các ý kiến trái chiều trong cộng đồng. Có ý kiến cho rằng nên duy trì loa phường, vì một số thông tin đặc thù cần được thông báo tập trung trên địa bàn dân cư, đặc biệt là ở nông thôn. Song có ý kiến phân tích với sự phát triển của công nghệ thông tin ngày nay, nên chấm dứt sự tồn tại của loa phường, thay thế bằng các loại hình thông tin hiện đại, thân thiện hơn.
Ở nhiều khu đô thị, loa phường bị phản đối vì âm thanh phát ra ảnh hưởng đến sinh hoạt của người dân. Một số hộ dân phản ánh, những người già trong gia đình hay bị giật mình vì tiếng rè rè phát ra từ chiếc loa phường cũ, trẻ em đang ngủ cũng giật mình. Thông thường, tiếng từ chiếc loa cũ không rõ, phải chăm chú lắm mới có thể định hình được câu chữ. Theo họ, loa phường mang lại phiền phức là chủ yếu, hiếm thấy thông tin hữu ích.
Trong đời sống hàng ngày, nhiều bạn trẻ sử dụng từ "loa phường" để chỉ những người nói nhiều.
Gần đây, Hãng tin Reuters và AP nhắc đến lịch sử của loa phường và chỉ ra những rắc rối nó đem đến với cư dân Hà Nội.
Khảo sát độc giả VnExpress với gần 13.000 lượt tham gia cho thấy, hơn 50% số người cho rằng loa phường không còn phù hợp với cuộc sống hiện đại, gần 40% nhận thấy hình thức này chỉ nên duy trì ở vùng sâu, vùng xa và 10% thừa nhận tính hữu ích loại hình truyền thanh này.
Từ thực tế hoạt động của loa phường, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu cơ quan chức năng đánh giá nghiêm túc, chọn vài điểm lấy ý kiến nhân dân. Nơi nào còn tác dụng tốt, như ở ngoại thành thì có thể giữ, những nơi dân trí đã cao có thể bỏ đi. Cùng với đó, thành phố sẽ thí điểm cung cấp thiết bị đầu cuối thông minh cho các gia đình, giải quyết thông tin đến từng hộ.
Lãnh đạo Hà Nội giao Sở Thông tin hoàn thành công tác đánh giá hiệu quả loa truyền thanh phường trong quý I năm 2017.
Giang Huy
Theo VNE
Hà Nội sẽ lấy ý kiến dân về sự tồn tại của loa phường Lãnh đạo Sở TT&TT Hà Nội cho biết đang lên kế hoạch ra soát hệ thống loa phường trên địa bàn TP theo đúng chỉ đạo của ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND Hà Nội. Trao đổi với báo chí, ông Nguyễn Minh Khánh - Phó giám đốc Sở TT&TT Hà Nội cho biết đang lên kế hoạch phối với với...