Chuyện lạ xe máy bật đèn ban ngày gây lãng phí, nhiêu khê
Nhiều chuyên gia ngạc nhiên khi nghe tin về việc xe máy đi ban ngày cũng phải bật đèn. Thậm chí, có chuyên gia nói việc này nhiêu khê, gây lãng phí, ô nhiễm môi trường.
Trời nắng bật đèn = phản cảm
Những tin tức mới nhất về việc sử dụng công nghệ đèn tự động chiếu sáng phía trước của xe máy đang khiến dư luận xã hội xôn xao. Nhiều chuyên gia về ngành giao thông cũng đã lên tiếng.
TS. Nguyễn Xuân Thủy, chuyên gia giao thông tỏ ra hết sức ngạc nhiên khi nghe thông tin này. Ông nói: “Đề xuất bật đèn cho xe máy vào ban ngày, tôi thấy là chuyện lạ. Việt Nam là đất nước nhiệt đới, ánh sáng mặt trời cả năm lên đến cả 70-80% như tôi được biết, chỉ có mấy tháng mùa đông trời có phần tối hơn và cũng tập trung sương mù ở một số vùng núi cao.
Có thể có những vụ tai nạn giao thông xảy ra do không bật đèn phá sương, nhưng đó chỉ là phần rất ít. Không thể đổ lỗi tai nạn giao thông là do không có đèn chiếu sáng bật vào ban ngày được.
Theo tôi, những ngày có sương mù, tối trời ở Việt Nam chiếm không đáng kể, chỉ 10-15%. Hơn nữa, những lúc thời tiết bất thường như vậy thì người đi xe máy sẽ tự động hiểu được mức độ nguy hiểm khi tham gia giao thông như thế nào chứ không cần phải có một chế tài áp dụng bắt buộc”.
Nhiều chuyên gia đề xuất nên áp dụng bật đèn với xe phân khối lớn trước. Ảnh chỉ có tính minh họa.
“Trong luật giao thông cũng đã nêu rõ, những trường hợp trời tối, có sương phải bật đèn. Trời tối đó không quy định giờ giấc mà rất có thể tự nhiên trời tối, sương mù chẳng hạn do thời tiết bất thường thì trong luật đều đã quy định cần phải bật đèn.
Theo tôi, Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia cần có những giải pháp mang tính tập trung hiệu quả hơn, ví dụ như giải pháp đặc biệt ở những nơi ngã tư đông người dễ tắc. Các biện pháp cần thực tế hơn là khó hiểu”, TS. Nguyễn Xuân Thủy tiếp tục đưa quan điểm.
“Bật đèn như vậy vừa lãng phí vừa nhiêu khê, người dân sẽ không thể hiểu được vì sao mà trời sáng trưng như vậy lại phải bật đèn? Như thế sẽ gây phản cảm với người đi lại.
Video đang HOT
Trong các phương tiện như ô tô xe máy đều có hệ thống ác quy. Nếu phải bật đèn cả ban ngày thì các hệ thống sẽ nhanh hỏng hơn, tiêu hao năng lượng nhiều hơn. Sự tiêu hao đó còn có thể gây ô nhiễm môi trường.
Mùa đông như những ngày hôm nay (21/12) tại Hà Nội nắng to như thế này thì bật đèn cũng không có tác dụng gì” TS.Nguyễn Xuân Thủy nhấn mạnh.
Do vậy, theo chuyên gia giao thông này thì: “Với những ngày và những vùng xuất hiện thời tiết bất thường, tôi nghĩ các kênh truyền thông nên tuyên truyền thông tin thêm chứ không nhất thiết ra một chế tài mang tính cứng nhắc như vậy”.
TS. Đinh Thị Thanh Bình cho rằng, không nên áp dụng đại trà. Ảnh NVCC.
Không nên áp dụng đại trà
Còn theo TS. Đinh Thị Thanh Bình, Trưởng bộ môn Quy hoạch Quản lý giao thông vận tải (Đại học Giao thông Vận tải) thì, cần phải nghiên cứu kỹ hơn về đề xuất này bởi vì điều kiện thời tiết thiên nhiên ở nước ngoài không giống với Việt Nam.
TS. Thanh Bình cho rằng, về khoa học mà nói thì việc lắp thêm đèn pha tự động cũng là hợp lý để các phương tiện giao thông khi tham gia giao thông dễ dàng được nhận diện hơn. “Tuy nhiên, cần xem xét thật kỹ tính hiệu quả của nó và không nên áp dụng đại trà, chỉ nên áp dụng tùy vào địa bàn với thời tiết cụ thể”, bà Đinh Thanh Bình nhấn mạnh.
Bà Bình cũng đưa thêm phân tích, ở nhiều nước, thời tiết sương mù, bão tuyết, cộng thêm việc phương tiện xe máy là không phổ biến, khó để nhận dạng trên đường nên việc lắp đèn pha tự động là cần thiết. Tuy nhiên ở Việt Nam, mức độ chiếu sáng của mặt trời vào ban ngày tương đối cao, nhất là ở các đô thị lớn, vùng đồng bằng thì việc có cần thiết có đèn pha để bật chiếu sáng vào ban ngày hay không là phải tính toán kỹ.
“Thêm nữa, chưa nói đến việc có lãng phí hay không nhưng khi những dòng xe có thêm thiết kế với hệ thống đèn pha này thì chi phí mua xe sẽ bị đội lên và đương nhiên, người dân sẽ chính là người phải chi trả”, TS. Đinh Thị Thanh Bình nói thêm.
Mới đây, tại Hà Nội, Ủy ban An toàn giao thông (ANGT) Quốc gia đã tổ chức Hội thảo “Kinh nghiệm quốc tế về đảm bảo ATGT cho người đi môtô, xe máy và khả năng áp dụng tại Việt Nam”. Tại đây, các chuyên gia nêu ra giải pháp bật đèn pha xe máy vào ban ngày để giảm số người tử vong vì tai nạn giao thông. Nếu được sự đồng thuận cao, đề xuất xe máy phải mở đèn ban ngày sẽ trở thành quy định bắt buộc. Ông Khuất Việt Hùng, Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban ATGT Quốc gia nói: “Hiện có 7/10 nước ở khu vực Đông Nam Á như Thái Lan, Indonesia, Malaysia… đã quy định bật đèn chiếu sáng phía trước. Quy định trên giúp tai nạn giao thông (TNGT) ở những nước này giảm trung bình 25%. Ủy ban ATGT Quốc gia kỳ vọng việc áp dụng đèn chiếu sáng phía trước tại Việt Nam sẽ giúp giảm khoảng 10% TNGT (tức là giảm từ 500 đến 600 người chết/năm). Ông Hùng cũng khẳng định khi đưa ra một đề xuất nào thì Ủy ban ATGT Quốc gia đều nghiên cứu kỹ về tính thực tiễn cũng như lợi ích cho người dân. “Sắp tới Ủy ban ATGT Quốc gia sẽ tổ chức tuyên truyền, vận động người dân về lợi ích của việc bật đèn chiếu sáng phía trước khi tham gia giao thông. Cùng lúc, chúng tôi cũng nghiên cứu và gửi nghiên cứu đó đến các bộ, ngành để xin ý kiến về lộ trình áp dụng quy định buộc xe máy sử dụng đèn chiếu sáng phía trước”, ông Hùng cho biết.
Tiền Đông
Theo_Người Đưa Tin
Sở Xây dựng Hà Nội: 'Đánh giá chung cư cũ bằng mắt cho đỡ lãng phí'
Để có cơ sở phân loại và tiến hành kiểm định, thành phố Hà Nội đã thành lập một đoàn đi khảo sát đánh giá 940 nhà chung cư bằng "mắt thường và kinh nghiệm".
Tại buổi giao ban báo chí do Ban Tuyên giáo Thành ủy tổ chức chiều 15/12, Sở Xây dựng Hà Nội đã báo cáo kết quả công tác rà soát tổng thể việc kiểm định chất lượng, cải tạo xây dựng công trình chung cư cũ trên địa bàn Hà Nội.
Trưởng phòng phát triển nhà, ông Vũ Ngọc Đạm thông tin, trong năm 2014, thành phố đã chỉ đạo Sở Xây dựng thành lập đoàn kiểm tra liên ngành khảo sát 940/1.516 chung cư cũ tại 4 quận nội thành cũ và 3 quận, huyện Thanh Xuân, Cầu Giấy, Đông Anh làm cơ sở xây dựng kế hoạch tổ chức kiểm định.
Lãnh đạo Sở Xây dựng Hà Nội cho hay 100% chung cư cũ bị cơi nới. Ảnh: Quý Đoàn.
Ông Đạm cho hay, từ kết quả khảo sát, 42 chung cư cũ được đưa vào kiểm định trong năm 2015. Đây là những chung cư cũ bị lún, lún lệch ở mức độ lớn (hơn 1%), hoặc đã được xây dựng từ lâu, qua kiểm tra đánh giá chuyên gia xác định được mức độ hư hỏng nặng cần được kiểm định ngay để xác định những nhà nguy hiểm phải di dời, chống đỡ.
Theo lãnh đạo Phòng phát triển nhà, dự kiến năm 2016, 135 công trình chung cư cũ sẽ được kiểm định. Đây là những công trình đã có biểu hiện lún nghiêng, về tổng thể đã hư hỏng hoặc có bộ phận đã xuống cấp phải kiểm định để đưa vào kế hoạch sửa chữa, cải tạo hoặc xây lại.
Nói rõ hơn về kết quả khảo sát, Phó giám đốc Sở Xây dựng Hà Nội, ông Chí Dũng cho rằng việc "khảo sát đánh giá bằng mắt thường của các chuyên gia cho đỡ lãng phí".
Phó giám đốc Sở Xây dựng Nguyễn Chí Dũng cho rằng việc khảo sát đánh giá chất lượng chưng cư bằng mắt thường và kinh nghiệm của chuyên gia cho đỡ lãng phí. Ảnh: Võ Hải.
Phó giám đốc Sở cho biết, đoàn công tác (các chuyên gia của Viện nghiên cứu Bộ Xây dựng, thành phố Hà Nội, các chuyên gia đầu ngành về kết cấu) đi kiểm tra, rà soát bằng mắt thường và trên cơ sở kinh nghiệm để xếp loại từ 1 đến 4 chứ không phải theo quy chuẩn của Bộ Xây dựng theo cấp độ A, B, C, D.
"Nếu đồng loạt đi kiểm định trên 900 chung cư thì rất khó khăn về nhân lực, chi phí. Nên trước mắt rà soát bằng mắt thường và chuyên môn. Trên cơ sở những chung cư xếp loại 4 thì đưa vào diện kiểm định năm 2015. Việc kiểm định 42 chung cư đã có kết quả nhưng chưa công bố vì chưa được thành phố phê duyệt", ông Dũng nói.
Chia sẻ câu chuyện tại nhà C8 Định Công (Ba Đình), lãnh đạo Sở Xây dựng cho hay, thành phố đã tổ chức kiểm định và chuẩn bị quỹ nhà tái định cư di dời người dân để đảm bảo an toàn, nhưng người dân không đồng tình với lý do "không tin vào kết quả kiểm định". Sau đó, thành phố phải mời Viện Khoa học công nghệ xây dựng (Bộ Xây dựng) kiểm định lại. Dù kết quả giống như Viện khoa học công nghệ của Hà Nội đã kiểm định, nhưng các hộ dân vẫn không di dời.
Từ thực tế trên, ông Nguyễn Chí Dũng cho biết, trong 42 chung cư đã được kiểm định năm 2015 trên có 2 chung cư được xếp loại D (phải di dời người dân để đảm bảo an toàn). Sở đã thận trọng mời các đơn vị chuyên ngành thẩm định lại và chuẩn bị quỹ nhà tái định cư cho cư dân 2 chung cư này để khi thành phố thông qua kết quả kiểm định có thể di dời người dân đến nơi ở mới.
Theo thống kê của Sở Xây dựng Hà Nội, toàn thành phố có khoảng 1.516 chung cư cũ có quy mô 2-5 tầng, chủ yếu được xây dựng từ năm 1960 đến cuối những năm 1980. Ngoài ra, còn một số nhà được xây dựng từ trước năm 1954. Riêng 4 quận nội thành cũ là Ba Đình, Hoàn Kiếm, Đống Đa, Hai Bà Trưng có 935/1.516 nhà chung cư cũ.
Chung cư cũ có 5 loại kết cấu chính là: Nhà xây, nhà lắp ghép tấm lớn, nhà khung bê tông cốt thép và một số ít nhà lắp ghép khung khớp, nhà hỗn hợp, nhà có kết cấu khác. Do những yếu tố khách quan, hầu hết móng chung cư cũ đều được xây dựng với giải pháp nông. Vì vậy, đã có không ít chung cư bị lún, lún lệch ở mức độ lớn như nhà E6-E7 Quỳnh Mai, nhà A-B Ngọc Khánh, nhà C1 Thành Công (đã phải tháo dỡ); nhà B7 Thành Công (đã phải xây dựng lại); nhà B Ngọc Khánh (Nhà B2 đã phải tháo dỡ và xây lại 3 tầng).
Các nhà chung cư cũ đều được cơi nới hoặc đã được các chủ nhà tháo dỡ xây lại (như E1, E2, E3 ngọc Khánh). Việc này đã ảnh hưởng đến việc thoát nạn khi xảy ra sự cố hỏa hoạn và làm tăng tải trọng công trình. Bên cạnh đó, việc cải tạo, sửa chữa tùy tiện đã dẫn đến thấm dột, ảnh hưởng đến khả năng chịu lực của kết cấu.
Việc duy tu bảo dưỡng chưa được quan tâm đúng mức dẫn đến hư hỏng, xuống cấp nhanh gây nguy hiểm và ảnh hưởng đến chất lượng sống. Đặc biệt, hầu hết chung cư cũ đều không có hệ thống phòng cháy chữa cháy.
Sau 10 năm kể từ khi HĐND TP Hà Nội có nghị quyết về cải tạo chung cư cũ đến nay mới cải tạo được 14 chung cư (đạt 1%).
Võ Hải
Theo VNE
Thiếu vốn, 9 km đường với 5 cầu trăm tỷ thành dang dở Người dân nhiều lần kiến nghị tiếp tục cấp vốn để hoàn thành công trình, vừa đảm bảo an toàn giao thông trong mùa lũ, đồng thời tránh lãng phí và xuống cấp công trình. Công trình nâng cấp, mở rộng tuyến đường cứu nạn, cứu hộ, phòng chống lụt bão ở phía bờ bắc sông Thạch Hãn, thuộc xã Triệu Thượng (Triệu...