Chuyện lạ: Vườn sầu riêng cỏ mọc um tùm, dùng kiến bắt nhện
Thấy vườn sầu riêng để cỏ mọc um tùm vẫn chưa đủ, những nông dân của Hợp tác xã Trường Sinh lại trồng xen nào chuối, bưởi, cà phê…Để thuận tự nhiên, các vườn sầu riêng này không hề dùng phân bón hóa học và thuốc trừ sâu hóa học, nếu có nhện hại thì dùng kiến để bắt…Kiểu trồng sầu riêng “độc”, lạ này khiến nhiều người tò mò.
Cứu vườn sầu riêng bằng thảo mộc, vỏ tôm
Phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN đến thăm vườn sầu riêng của ông Đoàn Văn Trường – Giám đốc Hợp tác xã Nông nghiệp Trường Sinh (xã Đắk Ru, huyện Đắk R’lấp, tỉnh Đắk Nông) khi vợ chồng ông vừa phun thuốc xong. Tuy nhiên trong vườn không khí vẫn trong lành, không hề có mùi nồng nặc, khó thở do thuốc bảo vệ thực vật. Để giải thích điều này, ông Trường chìa ra 4, 5 chiếc can nhỏ, trên nhãn ghi “thảo mộc”, “vỏ tôm”…
Vườn sầu riêng sạch của gia đình anh Sở đang cho hoa bói, hứa hẹn và mong chờ một vụ sầu riêng bội thu. (Ảnh: Phạm Ly)
Chỉ vào phần biểu bì bị khuyết, trơ thân gỗ trên nhiều cây sầu riêng do bệnh xì mủ đang được lấp đầy, ông Trường kể lại với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: “Trước đây vườn sầu riêng này canh tác theo lối truyền thống, bón phân, xịt thuốc hóa học nên đất xấu, bệnh hại, cây sầu riêng dần yếu đi không “chữa” được. Hơn một năm nay, vợ chồng tôi chuyển qua sử dụng chế phẩm sinh học để chữa bệnh hại và dưỡng cây sầu riêng. Thế mà lại hóa hay, cây sầu riêng dần hồi tỉnh rồi phát triển tốt…”.
Với cách trồng sầu riêng này, thay vì tốn công làm cỏ, vợ chồng ông Trường để cỏ mọc lan, có thời điểm cỏ mọc tốt um nhằm giữ ẩm, rồi trồng thêm chuối để giải độc cho đất.
Bà Phạm Thị Thủy (vợ ông Trường) cho phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN biết, dùng chế phẩm vi sinh có hiệu quả nhưng không phải ngày một, ngày hai” mà có kết quả tốt ngay đuowjc, nhưng bà rất tự tin vì từng gốc cây sầu riêng đang dần khỏi bệnh, phục hồi.
Ông Trường trồng nhiều chuối trong vườn sầu riêng để giải độc cho đất. (Ảnh: Phạm Ly)
Mặt khác bà Thủy cho rằng, với cách trồng sầu riêng truyền thống, không chỉ người tiêu dùng mà người trồng cũng phải chịu độc hại. “Trước đây cứ 4 – 5 ngày mình phải phun thuốc trừ sâu, trừ nấm một lần, không thì cây sầu riêng bị sâu bệnh, không đậu trái. Giờ nghĩ lại vẫn còn sợ. Mình còn sợ, huống hồ người tiêu sùng”, bà Thủy nói.
Để tiết kiệm nước và bảo vệ môi trường, mới đây ông Trường còn đầu tư một bể xử lý nước trị giá gần 100 triệu đồng để bơm nước từ hồ tự nhiên lên, xử lý bằng vi sinh cho độ pH lớn hơn 6.0 rồi mới bơm tưới cho sầu riêng và chuối, bưởi trồng xen. Ông Trường cho rằng chi phí đầu tư vẫn thấp hơn so với cách làm truyền thống, giá sầu riêng có giảm cũng không lo.
Video đang HOT
Lớp biểu bì trên nhiều thân cây sầu riêng trồng, chăm sóc theo kiểu “độc” lạ trong vườn nhà ông Trường dần được tái tạo. (Ảnh: Phạm Ly)
Cũng tại xã Đắk Ru, vườn sầu riêng xen canh với cà phê rộng hơn 2 ha của anh Ngô Văn Sở (thành viên HTX Nông nghiệp Trường Sinh) năm nay cho thu bói. Theo hướng dẫn của HTX, anh Sở đã chuyển qua chăm sóc vườn sầu riêng bằng chế phẩm sinh học hơn một năm nay. Dạo vườn và tỉa bớt hoa sầu riêng, anh Sở vui vẻ trò chuyện với phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN: “Làm sầu riêng theo cách mới, sử dụng chế phẩm sinh học và xen canh, vườn sầu riêng dần trở lại thế cân bằng. Nhện cắn đọt sầu riêng vẫn còn nhưng kiến bắt đầu xuất hiện. Kiến-loài thiên địch này sẽ bắt nhện, giúp hạn chế nhện hoành hành, phá hại đọt non sầu riêng…”.
Trồng sầu riêng sạch để bán cho Tây
Tháng 12/2019, ông Trường cùng 12 hộ gia đình có diện tích trồng sầu riêng và các loại cây ăn trái khác như bưởi, cam, bơ, mít… thành lập HTX Nông nghiệp Trường Sinh. Đến nay toàn bộ diện tích canh tác của các thành viên đều thực hành theo phương pháp hữu cơ: Không dùng thuốc trừ sâu hóa học, không xịt thuốc nấm, không bón phân hóa học.
Ông Trường cho rằng, làm sầu riêng hữu cơ thật ra không khó, nhưng để quen với cách làm hữu cơ này lại là một quá trình dài. Việc thay đổi tư duy của người nông dân, quyết tâm thay đổi cách làm truyền thống, bỏ thuốc bảo vệ thực vật và phân bón hóa học trong canh tác rất quan trọng.
Bưởi da xanh trong vườn sầu riêng hữu cơ của Hợp tác Trường Sinh (Ảnh: Phạm Ly)
Nói về đầu ra cho trái cây hữu cơ, ông Trường cho biết: “Tại sao sầu riêng Musang King của Malaysia bán đến 1 triệu đồng/kg mà mình không bán được 100 ngàn/kg?. Theo tôi trước hết là do chúng ta phụ thuộc một thị trường nên dễ bị ép giá, hai là phải trồng được sầu riêng sạch, trồng được sầu riêng hữu cơ thì người tiêu dùng mới chấp nhận”.
Với nhận định trên, ông Trường và các thành viên HTX Nông nghiệp Trường Sinh đã quyết tâm, kiên trì thay đổi cách làm, kết nối với các công ty để xuất khẩu sầu riêng sang thị trường khó tính, tiêu chuẩn cao về an toàn vệ sinh thực phẩm như châu Âu, Nhật Bản…
Vợ chồng ông Trường đã cứu được vườn sầu riêng nhờ chế phẩm sinh học, chăm bón, canh tác sầu riêng theo hướng hữu cơ. (Ảnh: Phạm Ly)
Hiện sản lượng sầu riêng hướng hữu cơ của HTX Nông nghiệp Trường Sinh ước đạt khoảng 200 tấn/năm. Và với phương pháp trồng cây trái hữu cơ, theo đúng yêu cầu của nhà nhập khẩu, HTX đã được một doanh nghiệp nhận bao tiêu sầu riêng sạch. HTX Trường Sinh cũng đang làm thủ tục để được công nhận đạt chuẩn sầu riêng VietGAP, hướng đến xây dựng chuẩn GlobalGAP, đồng thời mở rộng thêm đối tác liên kết để tiếp cận các thị trường xuất khẩu mới.
Theo Danviet
Đắk Nông: Bán khoán sầu riêng cho thương lái, lợi bất cập hại
Do một số lý do, nhiều nông dân đã bán sầu riêng theo kiểu khoán vườn cây cho thương lái. Hình thức bán sầu riêng này mang lại nhiều thuận lợi cho nông dân, nhưng cũng tiềm ẩn những điều rủi ro...
Lợi ích trước mắt
Bán sầu riêng theo dạng khoán vườn là hình thức được khá nhiều nhà vườn áp dụng lâu nay. Theo đó, các chủ vườn ký hợp đồng giao hẳn vườn cây cho người khác chăm sóc, thu hoạch theo giá thỏa thuận.
Theo ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ sầu riêng Thiên Phú (xã Nhân Cơ, huyện Đắk R'lấp, tỉnh Đắk Nông), hình thức này về trước mắt, các nhà vườn không cần phải lo đầu ra sản phẩm. Mặc khác, khi bán khoán vườn cho thương lái, vườn sầu riêng phát triển khá tốt, sản lượng cao, chất lượng sầu riêng thương phẩm cũng tốt hơn.
Ông Nguyễn Quốc Khánh ở thôn 8, xã Nhân Cơ (Đắk R'lấp) luôn tự mình chăm sóc để vườn sầu riêng sinh trưởng, phát triển ổn định.
Tuy nhiên, bán khoán vườn cũng có hại, vì thương lái thường chú trọng vào lợi nhuận, nên sử dụng một lượng lớn phân hóa học, thuốc kích thích để bồi bổ, thúc ép cây ra nhiều quả. Do đó, về sau nếu không theo chế độ chăm sóc, bón phân đó nữa thì vườn cây phát triển chậm lại, thoái hóa nhanh, mất năng suất.
Gia đình ông Trần Văn Lâm, ở thị trấn Kiến Đức (Đắk R'lấp) có 3 ha sầu riêng trồng xen đang trong thời kỳ kinh doanh. Hai năm nay, gia đình ông vì thiếu công lao động, không thể chăm sóc vườn sầu riêng được nên đã bán khoán cả vườn cho một thương lái tại địa phương.
Theo ông Lâm, gia đình ông đã thỏa thuận với bên "mua vườn" với giá 40.000 đồng/kg quả và bên mua đặt cọc trước 100 triệu đồng. Những năm trước, dù giá cả sầu riêng lên xuống thất thường, nhưng nguồn thu nhập của gia đình ông Lâm vẫn duy trì mức ổn định.
Thế nhưng, vụ sầu riêng vừa qua, vào thời điểm thu hoạch rộ, giá sầu riêng giảm mạnh, thương lái cứ để vậy mà không đến hái. Trong khi sầu riêng đến tuổi thì phải thu hoạch, nếu để lâu ngày sẽ ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng của cây, làm giảm năng suất từ vụ sau.
Ông Lâm cho biết: "Khi để sầu riêng lưu quả quá lâu và không kịp thời chăm sóc vườn sau thu hoạch sẽ làm cây bị suy yếu. Đây là những hạn chế khi khoán vườn.
Còn theo Hoàng Tuấn Khanh, ở thôn 8, xã Nhân Cơ (Đắk R'lấp), thương lái nào cũng rất tinh vi khi mua sầu riêng dạng khoán vườn. Vì họ có nhiều kinh nghiệm về thị trường và khả năng dự đoán năng suất, định giá vườn cây trong mỗi mùa vụ... Vì thế, đa số thương lái đều sử dụng các biện pháp để can thiệp vào quá trình sinh trưởng của cây để không bị thua lỗ khi mua khoán vườn.
Qua tìm hiểu, đa số các nhà vườn cho bán sầu riêng khoán vườn cây đều do các lý do bất đắc dĩ như: Thiếu kỹ thuật chăm sóc, thiếu công lao động, thiếu vốn... Cái lợi trước mắt là họ nhận được số tiền lớn một lúc, nhưng sau đó cũng nảy sinh vô số những vướng mắc không mong muốn trong suốt quá trình bán sầu riêng theo dạng khoán vườn.
Thiệt hại về lâu dài
Gia đình bà Lê Thị Hồng, ở xã Quảng Sơn (Đắk Glong), có khoảng 150 cây sầu riêng 8 năm tuổi. Những năm trước, gia đình bà tự chăm sóc, thu hoạch và có thu nhập hàng chục triệu đồng. Theo bà Hồng, vài năm gần đây, do gia đình bận rộn với rẫy cà phê, bơ, do diện tích lớn hơn nên đã cho thương lái thuê lại vườn sầu riêng với giá thỏa thuận theo thị trường.
Cũng theo bà Hồng, những năm gia đình bà chăm sóc vườn sầu riêng bình thường, vườn cây đạt ổn định khoảng từ 7 - 10 tấn quả. Thế nhưng, khi thương lái chăm sóc, năng suất sầu riêng tăng lên 15 tấn quả. Điều này cho thấy, khả năng về kỹ thuật chăm sóc, khai thác vườn cây của người mua sầu riêng là hết sức cao.
Bà Hồng cho biết thêm, những tháng sau thu hoạch, người thuê đã tạo sự tin tưởng cho chủ vườn bằng cách chỉ chăm sóc cây vừa phải. Khi bước vào thời kỳ cây tăng trưởng mạnh, cây cần kích thích mầm hoa, thương lái bắt đầu chăm sóc, phun thuốc kích thích, bón phân một cách ồ ạt, quy trình chăm sóc này họ đều không cho chủ vườn biết. Mặt khác, nếu biết thì chủ vườn cũng không thể lên tiếng vì đã giao toàn bộ vườn cây cho họ chăm sóc theo hợp đồng.
Ông Nguyễn Quốc Khánh, Chủ nhiệm Câu lạc bộ sầu riêng Thiên Phú, cho biết: "Với cách cho thuê này, đa số vườn sầu riêng đạt năng suất rất cao trong những vụ đầu. Càng về sau thì sản lượng sầu riêng càng giảm đáng kể. Bởi nhiều chủ vườn không nắm được mức độ đầu tư phân bón do thương lái sử dụng để chăm sóc theo cho cây lại sức".
Theo ông Phạm Quang Vượng, Trưởng Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Đắk R'lấp, khi người dân bán khoán vườn sầu riêng thì cái lợi trước mắt là bán được giá đã cam kết, ổn định đầu ra. Trước đây, người dân giao hẳn vườn cho thương lái tự chăm bón, kích thích cây ra hoa, nhưng sau này, nhiều người đã biết được tác hại của việc khoán vườn là sẽ làm cho vườn cây bị suy kiệt, nên đã hạn chế bớt.
"Nông dân nên thực hiện hình thức hợp đồng theo kiểu nhà vườn chăm sóc, thương lái chỉ quản lý, bảo quản và thu hoạch. Như vậy, các nhà vườn mới tự bảo vệ được vườn cây và đầu tư phát triển sản xuất một cách lâu dài, bền vững được", ông Vượng khuyến cáo.
Theo Văn Tâm (Báo Đắk Nông)
Tiền Giang: Giá nước ngọt 300 ngàn/khối, phải mua cứu sầu riêng Anh Huỳnh Văn Thắng (Ấp Bình Hòa B, Tam Bình, huyện Cai Lậy, tỉnh Tiền Giang) - một nông dân đang trồng sầu riêng cho biết, hiện giá nước ngọt tại đây đang ở mức 300.000 đồng/m3. Tuy nhiên, để có nước tưới vườn sầu riêng đang khô khốc, nông dân đã cắn răng mua nước ngọt giá cắt cổ. Hiện, tại "thủ...