Chuyện lạ võ sĩ giác đấu từ chối tự do vì ‘cuồng’ chiến đấu
Đấu trường La Mã là nơi diễn ra nhiều cuộc chiến đẫm máu và chết chóc giữa các võ sĩ giác đấu hay với thú dữ. Nhưng vì ‘ phát cuồng’ các cuộc chiến sinh tử, đấu sĩ Flamma khước từ lời đề nghị trao trả tự do.
Dưới thời La Mã cổ đại, người dân thích thú khi xem các cuộc so tài của các võ sĩ giác đấu. Đấu trường La Mã là một trong những nơi nổi tiếng nhất diễn ra những cuộc chiến sinh – tử của đấu sĩ. Tại đấu trường, các võ sĩ giác đấu sẽ chiến đấu với nhau hoặc đấu sĩ so tài với các quái thú như hổ, báo, sư tử…
Đấu sĩ thường là nô lệ hoặc tù binh chiến tranh. Nếu người nào thắng cuộc có thể nhận được phần thưởng lớn là tiền bạc hay được thả tự do. Trong khi đó số phận võ sĩ bại trận sẽ phụ thuộc vào khán giả có mặt tại đấu trường.
Nếu khán giả muốn võ sĩ bại trận chết thì người thắng cuộc sẽ giết đối thủ mà không có bất cứ sự nương tay nào. Trong trường hợp khán giả muốn tha mạng cho võ sĩ thua cuộc thì người đó sẽ được sống.
Trong số các võ sĩ giác đấu, một nhân vật đặc biệt và nổi tiếng có tên Flamma. Võ sĩ này tham gia tất cả 34 trận đấu trên đấu trường La Mã.
Flamma có 21 trận giành chiến thắng tuyệt đối trước đối thủ và 9 trận mà ông và đối thủ đều được tuyên bố là người chiến thắng.
Tuy nhiên, võ sĩ Flamma có 4 lần thua cuộc tại đấu trường La Mã. Điều may mắn là tất cả những lần đó ông đều được khán giả tha chết.
Do dành được nhiều chiến thắng trên đấu trường nên Flamma được giới chức trách đề nghị trả tự do 4 lần. Thế nhưng, võ sĩ này kiên quyết từ chối cơ hội rời khỏi đấu trường để trở thành công dân tự do.
Theo các nhà nghiên cứu lịch sử, Flamma từ chối được trả tự do là vì ông “phát cuồng” các cuộc so tài đẫm máu trên đấu trường cũng như muốn tận hưởng sự ca ngợi của khán giả, và có cuộc sống giàu sang khi giành được các chiến thắng.
Flamma chẳng thể ngờ được rằng đây là quyết định sai lầm bởi ông không thể mãi là người chiến thắng. Vào năm 30 tuổi, ông tham gia một trận đấu với một đối thủ mạnh.
Trong trận chiến này, Flamma bị đối thủ đánh bại và giết chết ngay trên đấu trường. Cái chết của ông khiến nhiều người tiếc nuối vì bỏ mạng cho môn thể thao chết chóc trong khi trước đó có hội sống sót lâu hơn nếu chấp nhận đề nghị trả tự do.
Mời độc giả xem video: Phương Anh idol thử làm võ sĩ đấm bốc. Nguồn: VTC1
30 năm làm bảo mẫu cho voi ở Thảo Cầm Viên
Vào nghề từ năm 19 tuổi, anh Nguyễn Thanh Hải đã có 30 năm chăm sóc voi tại Thảo Cầm Viên. Anh gắn bó và coi nơi đây như gia đình.
Tôi là Đỗ Thanh Hải, 54 tuổi, tổ trưởng tổ trực tiếp chăn nuôi voi của Xí nghiệp động vật thuộc Công ty TNHH Thảo Cầm Viên Sài Gòn (quận 1, TP.HCM). Tôi đã có 36 năm gắn bó với các con vật, cũng là công nhân có thâm niên lâu nhất tại đây.
Tổ chúng tôi có 5 người. Sáng thứ 2, giống như mọi ngày, công việc bắt đầu từ 6h30. Mọi người thường đến sớm hơn một chút, tranh thủ ăn sáng. Việc đầu tiên là kiểm tra chuồng trại, quan sát kỹ hàng rào, dây điện, chốt và đếm số đầu thú.
Tiếp đến là vệ sinh chuồng, dọn phân và thức ăn thừa. Ngày mưa sẽ cực hơn vì voi giẫm đạp khiến đất lầy, có khi phải dọn đến 6-7 thùng chứa rác. Lại có những lúc chúng hứng lên quậy phá, mình phải đợi mới vào được.
Hiện nay, sở thú có 6 cá thể voi châu Á, gồm 5 con cái và 1 con đực to nhất được bắt về từ Định Quán, Đồng Nai. Con già nhất đưa về từ Campuchia đã 61 tuổi.
Khoảng 8h, xe chở đồ ăn tới, tôi mang vào chuồng cho ăn một phần và trữ lại để cho ăn nhiều lần trong ngày. Mỗi ngày, trung bình một con voi ăn 100 kg cỏ, uống 50 lít nước, chưa kể nhiều loại đồ ăn khác như khoai, bí, chuối, cam, cà rốt, cà chua, ngô, lạc và các loại vitamin bổ sung.
Mọi người mất nhiều năm mới dạy được các tập tính cho voi như ngồi, nằm, giơ vòi để kiểm tra chân, móng, chà chân, chà lưng. Huấn luyện như vậy, mình dễ dàng ra lệnh khi cần thăm khám lúc chúng bệnh.
Chú voi đứng cạnh tôi là Tôm, 33 tuổi, được đưa về từ Đắk Lắk. Tôi chăm sóc và gần gũi nó nhiều hơn cả. Tôm hiền, nhưng nếu không thấy tôi cầm gậy nó sẽ giỡn, hũi vào người khá nguy hiểm.
Việc chăm sóc voi bệnh vất vả hơn loài khác vì chúng nặng hàng tấn. Không theo học về chuyên ngành động vật hay thú y, kinh nghiệm tôi có được là từ quan sát và chăm sóc chúng trong nhiều năm. Thời còn trẻ, tôi cũng từng đi bắt voi, thú dữ ở khắp các địa phương.
Tôi thuộc tính từng con, chỉ cần quan sát là biết voi có ổn hay không. Khi khỏe mạnh, chúng đi lại, đung đưa chân, vòi, lục lọi kiếm đồ ăn. Đến khi bệnh, biểu hiện sẽ khác, như ánh mắt lờ đờ, vòi ủ rũ, đứng im một chỗ, phân và nước tiểu cũng khác thường.
10h30 là lúc nghỉ trưa, nhưng hôm nay 11h tôi mới xong việc. Vì ở gần nên tôi về nhà tại phường 22, quận Bình Thạnh (cách sở thú 2 km) để ăn trưa. Trước khi về, tôi tắm rửa và thay quần áo để không mang theo mầm bệnh, vi khuẩn về nhà.
13h, tôi quay lại làm buổi chiều, công việc cũng là dọn dẹp chuồng trại và cho voi ăn thêm. Chúng tôi sắp cỏ cùng thân chuối đã chặt thành từng khúc ra, dọn những đồ ăn hỏng. Phải cho ăn lai rai vì nếu bị đói, voi sẽ quậy phá.
Khi mới vào đây, tôi làm việc ở tổ móng guốc. Ít năm sau chuyển sang chăm chuồng khỉ. Làm khoảng vài ba năm, tôi chuyển tiếp sang tổ thú dữ, nuôi hổ, sư tử. Đến năm 1990 được sang làm tổ nuôi voi và gắn bó đến nay.
Chăm lũ "khổng lồ" này luôn phải để mắt canh chừng. Anh em bị voi quất vòi, đuôi trúng người hay nó giẫm phải chân bị thương là chuyện thường, nhưng không lần nào quá nghiêm trọng.
Tôi đặc biệt thích chăm sóc voi vì được tiếp xúc trực tiếp với chúng. Khi mình vuốt ve, vòi của nó sẽ đưa lên, chạm vào tay, ngực, đầu mình để thể hiện tình cảm, điều mà ở loài khác tôi khó được trải nghiệm.
16h30, chúng tôi đưa hết thức ăn còn lại bỏ vào chuồng để chúng ăn trong buổi tối và sáng sớm hôm sau khi nhân viên chưa tới.
Ngày làm việc của tôi kết thúc lúc 17h. Mỗi tuần, công nhân Thảo Cầm Viên được nghỉ 1,5 ngày. Anh em cố gắng xếp lịch nghỉ vào ngày thường, do cuối tuần khách tới đông, nhiều công việc.
Ở sở thú còn nhiều hơn bên gia đình, tôi đã coi đây như "ngôi nhà thứ hai". Làm việc khá vất vả nhưng lúc có chút thời gian rảnh, được đứng ngắm nghía những "đứa con" mình chăm bẵm đang chơi đùa cũng thấy vui. Dù sao tôi cũng gắn bó với chúng mấy chục năm nay.
Cơn ác mộng cơ thể lở loét, răng tự rụng của thủy thủ thời xưa hàng trăm năm sau mới có giải đáp Từng là cơn ác mộng của các thủy thủ trong thế kỷ 20, đến nay căn bệnh này đang có dấu hiệu quay trở lại. Đi thuyền ra biển có lẽ là trải nghiệm mà không ai quên được, làn nước trong xanh cùng những cơn gió mát mẻ luôn tạo cho đầu óc cảm giác thư giãn. Thế nhưng nếu quay trở...