Chuyện lạ Việt Nam: Dị nhân mù vẫn sửa khóa, bắt cá như thường
Tuy đôi mắt không nhìn thấy gì nhưng họ lại có những khả năng vượt trội hơn người bình thường.
1. Dị nhân mù có khả năng sửa khóa
Tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh ít có ai không biết về “dị nhân” Phan Văn Dương, 74 tuổi, người đàn ông bị mù nhưng có khả năng sửa khóa “siêu đẳng”. Từ năm lên 7 tuổi, đôi mắt của ông đã bị mù vì một chứng bệnh lạ. Trải qua nhiều nghề để mưu sinh, cuối cùng ông đến với nghề sửa khóa với cả tâm huyết và sự nỗ lực. Hàng xóm nhà ông cho biết: Từ khi làm nghề ông chưa bó tay với loại khóa nào. Có những đại gia bị mất chìa khóa két sắt cũng đến nhờ ông sửa giúp.
Không chỉ giỏi sửa khóa mà ông Dương còn có khả năng đan lát rất khéo. Ông tự chẻ tre, nứa và đan thành rổ, rá để nhà dùng. Ngoài ra, ông còn có thể tự xâu kim chỉ vá quần áo như một người bình thường.
Ảnh: Anninhthudo.vn.
2. Dị nhân mù bắt cá bằng tay không
Anh là Lê Thanh Vận, 52 tuổi sống tại Thượng Xá, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, Quảng Trị. Tuy bị mù bẩm sinh nhưng anh Vận lại là một người bắt cá siêu hạng trong vùng. Đặc biệt, anh chỉ bắt cá bằng tay không mà thôi.
Anh Vận tâm sự: Chỉ cần lội nước là anh nghe được tiếng cá quẫy dưới sông. Sau đó, anh lùa cá vào mép cỏ và dùng tay vây quanh lại để tóm gọn chú cá. Và với kinh nghiệm 30 năm bắt cá bằng tay không, chỉ khoảng một lúc anh đã bắt được cả chục con cá lớn nhỏ khiến cho những người chứng kiến phải trầm trồ thán phục.
Ảnh: Anninhthudo.vn.
3. Lão ngư mù tìm cá bằng… tai
Ông Nguyễn Văn Dê (66 tuổi, xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên – Huế) được ngư phủ trong thôn đặt cho biệt danh “ông Dê tìm cá bằng tai” vì khả năng tìm cá phi thường của mình. Tuy bị mù từ năm 7 tuổi do căn bệnh thủy đậu nhưng ông Dê có thể nghe tiếng cá, tôm thắng cả người sáng mắt. Nhờ đó, mỗi lần chạy đò đi bắt tôm, cá, ông đều thu hoạch được nhiều hơn mọi người.
Ảnh: Laodong.com.vn
4. Dị nhân mù leo núi bắt rắn, ba ba
Anh Trần Văn Nhận (tên thường gọi là Ma) sống tại thôn 3 xã Bằng Cốc (Hàm Yên – Tuyên Quang) luôn được người dân trong khu vực thán phục bởi khả năng lặn nước bắt ba ba, leo núi cao tìm rắn độc. Vượt lên chính mình với đôi mắt bị hỏng từ khi còn rất nhỏ, anh học nghề bắt rắn, bắt ba ba rất nhanh và thành thục.
Tuy nhiều lần đối mặt với hiểm nguy nhưng anh vẫn vượt qua một cách thần kỳ và thành công trong công việc mà đối với nhiều người lành lặn, nó cũng là một thách thức lớn.
Ảnh: Đời sống & Pháp luật.
5. Dị nhân mù có tài đàn hát siêu đẳng
Ông Nguyễn Quang Ái, sinh năm 1946, sống tại thôn Đông Triều, xã Quỳnh Dị (huyên Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). Ông Ái bị mù từ khi mới 9 tháng tuổi vì căn bệnh đậu mùa.
Đam mê tiếng đàn bầu từ khi mới 14-15 tuổi, ông tự học đàn qua việc nghe những bản dân ca trên đài phát thanh rồi tự nhớ lời, nhớ giai điệu. Bằng khả năng thiên phú, ông Ái có thể tự đàn, tự hát bằng chiếc đàn bầu tự chế của gia đình. Từ đàn bầu, ông Ái bắt đầu học đến những loại nhạc cụ như guitar, sáo trúc… Với mỗi loại nhạc cụ, ông đều rất chăm chỉ tập luyện và có thể chơi thành thục.
Ảnh: Nguoiduatin.vn.
6. Dị nhân mù biết chơi nhạc cụ nhiều nhất làng
Hồ Sỹ Kiều (SN 1959) quê ở thôn 4, xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ngày còn nhỏ, trong một lần cùng trai làng xem hội diễn văn nghệ, ông bị tiếng đàn bầu cuốn hút. Mày mò học đàn bầu cho thành thục, ông chuyển sang học đàn tranh, nhị… và dần dần thành người biết chơi nhiều nhạc cụ nhất làng.
Tuy có khả năng văn nghệ giỏi nhưng ông lại kiếm sống bằng việc bán tăm cho Hội người mù. Mỗi ngày ông đều đi bộ tối thiểu 15km để bán tăm. Tuy không nhìn thấy đường nhưng ông chưa hề bị ngã khi đi đường bởi ông có trí nhớ rất tốt, nhớ từng hòn đá, ổ gà mình đã đi qua. Dù bây giờ đã 55 tuổi, ông vẫn có thể leo dừa, hái dừa, thậm chí bằng tay không có thể hái dừa ăn ở trên ngọn cây.
Ảnh: Gia đình & Xã hội.
Theo Datviet
Hy hữu bé gái có 2 "của quý" ở Bắc Giang
Nỗi lo lắng xuất hiện trong túp lều nhỏ khi cha mẹ phát hiện ở vùng kín của con gái mọc "chòi" thêm bộ phận của nam giới.
Chị Giàng Mí Sông và cháu Xuyến. Ảnh T.G.
Vợ chồng chị Giàng Mí Sông và anh Giàng Mí Mua đến với nhau trong niềm vui hạnh phúc khi cả hai đều đã qua một lần đò, họ dự tính sẽ sinh một đứa con chung để thỏa nguyện ngắm nhìn mỗi khi lên nương về mệt nhọc.
Một năm chung sống cùng nhau, hai vợ chồng mừng vui khi đứa con gái bé bỏng Vàng Thị Xuyến cất tiếng tiếng khóc chào đời. Tuy nhiên, niềm vui đến với họ chưa được bao lâu, thì vợ chồng chị Sông phát hiện ở bộ phận sinh dục của con gái mình mọc "chòi" thêm bộ phận của nam giới. Kể từ đó, nhiều lời đồn đoán cay nghiệt trong bản bắt đầu phủ vây lên gia đình nhỏ mới thấm mùi đầm ấm.
Phát hiện con gái có hai..."của quý"
Chúng tôi đến thăm gia đình chị Sông ở bản Kim Thạch, xã Minh Ngọc (huyện Bắc Mê - tỉnh Hà Giang) vào một buổi sáng khi tiết trời mùa đông bắt đầu se lạnh nơi vùng cao. Trong căn nhà nhỏ của vợ chồng anh Mua chị Sông, hai đứa trẻ lem luốc thi nhau khóc đòi ăn bột ngô, vừa giỗ các con ăn chị Sông nói: "Đó là hai đứa con của tôi và người chồng trước đó, cháu lớn giờ cũng đã lên 7 tuổi, còn cháu thứ hai năm nay đã 5 tuổi". Thấy có người lạ, đứa bé chị Sông đang bế ngượng nghịu ôm vào lòng mẹ, có lẽ chị ngại giới thiệu đứa con út của mình cũng bởi nó quá... "khác người".
Đang trong câu chuyện dang dở với chị Sông thì một người đàn ông có làn da ngăm đen, thân hình mảnh khảnh bước vào cửa chào chúng tôi, chị Nguyễn Thị Thùy (cán bộ lao động thương binh xã hội xã Minh Ngọc - PV) bảo: "Đó là anh Mua, chồng của chị Sông đấy".
Gia đình anh Mua mới chuyển đến đây ở được một năm, trước đây anh và vợ anh đều đã một lần đò. Ngày đó nhà anh Mua nằm ở tận xã Thuận Hòa (Bắc Mê), nhưng vì hai vợ chồng cũ xảy ra mâu thuẫn rồi dẫn đến ly dị , hai đứa con vẫn còn thơ dại đều đi theo mẹ về nhà ngoại cả, nghe đâu sau đó cũng tìm được một người đàn ông ưng ý để bám víu, chỉ còn anh Mua sống cùng bố mẹ mà quanh năm suốt tháng chìm trong men rượu cho đến khi gặp được chị Sông.
Tôi hỏi chị Sông về thực hư lời đồn của dân bản khi cho rằng, chị sinh được một cháu có hai bộ phận sinh dục không giống người bình thường, thì chị Sông rơm rớm nước mắt nói: "Tôi với anh Mua đến với nhau mới được có hơn một năm, mặc dù cuộc sống có vất vả, hai vợ chồng tôi vẫn muốn có chung một đứa con, để khi hai vợ chồng đi làm nương về có mệt mỏi thì nhìn thấy con vui đùa, hai vợ chồng cũng cảm thấy vui lòng. Nhưng nào ngờ, khi sinh con bé Xuyên được vài tháng tuổi thì chúng tôi mới phát hiện phía dưới âm đạo của cháu mọc chồi thêm "của quý đàn ông".
Theo lời kể của anh Mua, bé Xuyến là con gái duy nhất của anh và chị Sông sau khi hai người đến với nhau, còn 2 người chị của Xuyến (con chị Sông với chồng trước - PV) đều bình thường. Chỉ có cháu mới sinh ra sau vài tháng trở đi thì gia đình hoảng hồn phát hiện trên cơ thể cháu có biểu hiện lạ rồi mọc thêm bộ phận của nam giới.
Túp lều tạm của gia đình anh Mua, chị Sông. Ảnh T.G.
Buồn lòng trước những lời đồn ác nghiệt
"Đầu tiên hai vợ chồng tôi cũng tưởng cháu nó bình thường như bao đứa trẻ khác, vì trước đây tôi cũng đã một đời vợ, các con trước đây của tôi cũng đều không có biểu hiện gì khác lạ cả. Nhưng với bé Xuyến nhà tôi, chỉ sau vài tháng tuổi, ở âm đạo cuả nó bắt đầu có dấu hiệu khác thường, đầu tiên hai vợ chồng tôi tắm cho cháu thường xuyên nên cũng để ý, nhưng tưởng phần giữa âm đạo nó chỉ dài hơn những đứa trẻ bình thường, nào ngờ cháu nó càng lớn phần thịt trông giống dương vật ngày một mọc dài, giờ thì càng ngày càng rõ rệt...", anh Mua cho biết thêm.
Cũng bởi cái "lạ người" ấy, khi mà sự thật đã không còn dấu nổi, thì những lời đồn đoán về việc chị Sông, anh Mua sinh đứa trẻ có hai bộ phận sinh dục đã trở thành tâm điểm lôi cuốn dư luận nơi đây. Từ khi biết tin, dân bản kéo đến ngôi nhà nhỏ bé của anh Mua ngày một đông, những ánh mắt hiếu kỳ tìm đến gia đình đòi được "mục sở thị" không lúc nào ngớt.
Trước sự kỳ lạ về đứa trẻ bỗng dưng mọc thêm "của quý", dân trong bản cứ kháo nhau bàn tán xôn xao bảo cháu Xuyến là hiện thân của những rắc rối trong làng, là quái vật khác thường đem lại những điều rắc rối đến mọi người. Cay nghiệt hơn, những đôi vợ chồng lấy nhau mà chưa thể có con còn bảo Xuyến là nguyên nhân dẫn đến việc họ không thể sinh con.
"Trong bản ai ai cũng nhìn vợ chồng tôi với ánh mắt kỳ thị, bảo nó là cái thứ súi quẩy trên trời giáng xuống, còn đòi tôi mang nó đi trôn để tránh ảnh hưởng đến người ta, lại có người bảo nếu không trôn thì mang đi thật xa cho người khác nuôi. Bức bí quá, con mình "dứt ruột đẻ đau" mà làm vậy vợ chồng tôi không làm được, nên tôi mới đến nhờ chính quyền xã lên bản làng nói giúp, kể từ đó mới đỡ bị người khác nói ra nói vào, nhưng đâu phải ai cũng hiểu được hết cho mình đâu... người ta không nói trước mặt mình chứ vẫn nói xấu đằng sau lưng mà, thương con quá nên phải gắng chịu thôi", anh Mua tâm sự.
Từ khi xuất hiện thứ không ai muốn trên cơ thể, bé Xuyến ngày càng trở nên yếu ớt, vì nhà nghèo quá, các anh chị cháu Xuyến lại nhỏ nên vợ chồng anh Mua không dám giao cháu để các chị chúng trông. Phần vì lại sợ ai đó có ác ý bế mất cháu đi, nên cứ ngày ngày dù nắng, dù mưa hai vợ chồng thay nhau cõng cháu lên nương làm rẫy đến tối mịt mới về đến nhà. Chị Sông cho biết, cũng đã có vài người khuyên vợ chồng chị đưa con đi phẫu thuật lại cơ quan sinh dục của cháu, nhưng vì gia đình khốn khó quá, cuộc sống cứ quay quắt hết ngày này tháng khác cái ăn còn không đủ, thì tiền đâu ra để đi tận Hà Nội phẫu thuật.
Mặc dù cháu Xuyến lúc mới sinh ra mang giới tính nữ, nhưng từ khi có thêm của quý, tóc cháu bỗng chuyển thành màu vàng nhạt một cách kỳ lạ, thêm vào đó nhìn kỹ một chút trông khuôn mặt cháu ngày càng giống một cháu trai hơn là gái. Tuy nhiên, theo gia đình thì lúc đi tiểu nước tiểu cháu Xuyến vẫn chảy theo đường âm đạo chứ không phải dương vật. Năm nay đã gần 2 tuổi, nhưng trông cháu Xuyến còm cõi yếu ớt, nước da vàng ngăm thiếu sức sống, chị Sông sụt sùi: "Con bé dạo này yếu lắm, không nghịch ngợm như những đứa trẻ bình thường khác, mấy hôm nay cứ đến nửa đêm là nó khóc um, vợ chồng tôi lại phải dậy, dỗ mãi nó mới nín...".
Chia tay gia đình cháu Xuyến khi những điệu khèn Mông đâu đó vẫn văng vẳng bên kia rặng núi, tôi lại cảm thấy lòng mình như bị giằng xé vì nỗi ám ảnh tương lai cháu Xuyến, nhớ lúc tâm sự chị Sông bảo: "Giờ đời tôi đã khổ rồi, chỉ mong có một phép màu biến ra được một số tiền đủ để có thể phẫu thuật cho cháu trở lại là người bình thường thì cho dù tôi có sống khổ cả đời như thế này cũng được". Nhưng ước muốn ấy liệu có mãi vô vọng, khi gia đình chị đến cả cái ăn còn không đủ.
Ông Nguyễn Văn Xoan, chủ tịch UBND xã Minh Ngọc cho biết: "Gia đình cháu Xuyễn thuộc diện gia đình đặc biệt khó khăn vì hai vợ chồng anh Mua chị Sông mới có hộ khẩu chuyển về đây nên đất ruộng là không có. Trường hợp cháu Xuyến là trường hợp rất đặc biệt từ trước đến nay giờ tôi mới được chứng kiến, trước đó gia đình cũng không nói, nhưng vì sau đó nhiều lời đồn nên chúng tôi mới biết. Vào những ngày lễ tết chúng tôi vẫn thường xuyên đến thăm hỏi gia đình, thậm chí nhiều lúc thấy thương họ quá hai vợ chồng tôi còn tự gom quần áo cũ đến tặng họ. Chính quyền cũng đã kiến nghị lên huyện về trường hợp đặc biệt này, nhưng đến nay vẫn chưa có chương trình nào hỗ chợ phẫu thuật cho cháu".
Theo Xahoi
Giống mướp đắng dài bằng người lớn ở Bạc Liêu Mướp đắng thông thường chỉ dài 15 - 20cm nhưng quả mướp đắng thuộc giống mới này dài tới 1,6m. Đây là những cây mướp đắng tây được trồng ở vườn nhà chị Nguyễn Ánh Xuân (hẻm 1, khóm 5, phường 7, thành phố Bạc Liêu). Quả của giống mướp đắng tây này dài từ 1,3 - 1,6m. Thích thú khi thấy giống...