Chuyện lạ Việt Nam: Cứ “cháy nhà” lại ra… chưa cấp phép
Dường như đã thành quy luật ở Việt Nam, sau mỗi vụ việc gây chấn động dư luận người ta lại chỉ ra được đơn vị vi phạm chưa được cấp phép. Quả thật, cứ “cháy nhà” lại ra chưa cấp phép.
“Khu ăn chơi tử thần” Zone 9 chưa cấp phép
Khoảng 14h20 ngày 19/11, tại khu quán bar ở tầng 1 nhà A, số 9 Trần Thánh Tông, Hà Nội đã xảy ra hỏa hoạn khiến sáu công nhân thiệt mạng, 13 người bị thương – trong đó có cả cảnh sát PCCC.
“Khu ăn chơi tử thần” Zone 9 xảy ra vụ hỏa hoạn chiều 19/11 chưa được cấp phép.
Quán bar nơi xảy ra vụ hỏa hoạn chiều 19/11 khiến 6 người chết nằm trong khu nhà xưởng của Xí nghiệp Dược phẩm Trung ương 2, thuộc địa bàn phường Bạch Đằng, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội. Khu này khá rộng lớn với nhiều khu nhà khác nhau tiếp giáp với hai mặt phố Nguyễn Huy Tự và Trần Thánh Tông.
Khu nhà xưởng này đã tồn tại vài chục năm nay nên nhiều khu vực đã bị xuống cấp. Theo kế hoạch di dời cơ sở sản xuất ra ngoại thành của Hà Nội, toàn bộ hệ thống máy móc trong xí nghiệp đã được chuyển đi.
Từ đó, khu nhà xưởng này bị bỏ không, mảnh sân rộng làm nơi trông giữ ô tô, xe máy. Cách đây vài tháng, khu nhà xưởng này được mở cửa cho thuê làm một quần thể dịch vụ mang tên Hợp tác xã Zone 9 phục vụ giới trẻ với đủ kiểu dịch vụ ăn chơi như quán cà phê, nhà hàng, cửa hàng thời trang và còn là nơi chụp ảnh, khu vui chơi giải trí nổi tiếng của giới trẻ Hà thành.
Trao đổi với Tiền Phong, ông Vương Quốc Tiến, Phó Chủ tịch UBND phường Bạch Đằng, cho biết: “Vụ cháy xảy ra tuy không lớn nhưng rất nghiêm trọng vì có nhiều người bị thương vong. Còn về thủ tục pháp lý giấy phép kinh doanh của quán bar này thì chúng tôi sẽ có báo cáo sau. Về giấy phép sửa chữa xây dựng công trình do chủ quán bar sửa chữa làm nội thất không liên quan ảnh hưởng đến kết cấu công trình nên họ không phải xin giấy phép”.
Lãnh đạo phường Bạch Đằng cũng cho biết, hoạt động kinh doanh của khu nhà này thuộc thẩm quyền cấp phép của quận Hai Bà Trưng.
Thẩm mỹ viện Cát Tường chưa được Sở Y tế cấp phép hành nghề
Trước đó, trong lúc vụ việc thẩm mỹ viện Cát Tường làm chết khách hàng và phi tang xác đang gây rúng động dư luận, khi người ta bắt tay vào việc xác định trách nhiệm của các cơ quan hữu quan mới giật mình phát hiện ra Thẩm mỹ viện Cát Tường chưa được Sở Y tế cấp phép hành nghề.
Theo đó, vào chiều ngày 28/10 Phó Thủ tướng Nguyễn Thiện Nhân đã trực tiếp chủ trì cuộc họp với các đơn vị liên quan.
Báo cáo tại cuộc họp, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội ông Nguyễn Khắc Hiền đã thừa nhận trách nhiệm của ngành y tế trong việc đôn đốc thực hiện việc kiểm tra giám sát các cơ sở y tế trên địa bàn. Trên thực tế: “thẩm mỹ viện Cát Tường đã được Quận cấp giấy phép kinh doanh nhưng chưa lên Sở Y tế để làm thủ tục cấp giấy phép hành nghề, mọi hoạt động liên quan đến phẫu thuật thẩm mỹ tại cơ sở này là hoạt động “chui”, đặc biệt là phẫu thuật hút mỡ, nâng ngực là phẫu thuật bị cấm thực hiện tại các phòng khám thẩm mỹ”.
Tại đây, ông Hiền cũng cho biết ngay sau khi vụ việc xảy ra, Sở Y tế đã họp với các bộ phận kiểm điểm để làm rõ trách nhiện liên quan.
Video đang HOT
Xác nạn nhân bị bác sĩ của thẩm mỹ viện Cát Tường phi tang vẫn chưa được tìm thấy.
Sở y tế Hà Nội không cấp phép hành nghề cho phòng khám Maria
Một vụ việc khác cũng khiến dư luận cả nước xôn xao là vụ một nữ bệnh nhân đã tử vong tối 14/7/2012 tại Phòng khám đa khoa Maria (Hà Nội).
Bên ngoài phòng khám Maria khi phát hiện bệnh nhân Phong đã chết.
Theo đó, chiều 14/7, chị Phong thấy mệt mỏi nên trên đường đi làm về đã đến khám tại phòng khám Maria. Đến gần 21h Phong điện thoại cho em chồng nói “Chị đau lắm, đến đưa chị về nhà”. Người nhà đến nơi bị bảo vệ và nhân viên ngăn cản không cho lên phòng nơi bệnh nhân đang điều trị. Đến 22h đêm, không thể đợi được nữa, người nhà lên lầu 5 và phát hiện chị đã chết.
Phiếu thanh toán tiền của bệnh nhân Phong cho thấy chị đã nộp hơn 8,6 triệu đồng cho 14 hạng mục như phí truyền dịch, điện tâm đồ…
Tuy nhiên, về vụ việc Ông Nguyễn Khắc Hiền, Giám đốc Sở Y tế Hà Nội cho biết, theo Biên bản thẩm định cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện hành nghề y tư nhân, Sở Y tế chỉ cấp phép cho 6 bác sĩ Việt Nam được phép hành nghề tại Phòng khám đa khoa Maria. Sở hoàn toàn không cấp phép cho bất cứ bác sĩ người Trung Quốc nào khám chữa bệnh tại đây, ngoài 2 người giúp việc người Trung Quốc.
Cũng theo lãnh đạo Sở Y tế, 2 người giúp việc này về mặt chuyên môn chỉ được phép đưa dụng cụ, thay rửa vết thương… hoàn toàn không được phép khám bệnh, kê đơn.
Sau vụ việc đáng tiếc kể trên, các cơ quan chức năng mới bắt tay vào điều tra và phát hiện hàng loạt các phòng khám sử dụng bác sĩ nước ngoài nhưng không có giầy phép.
Dường như đã thành quy luật ở Việt Nam, sau mỗi vụ việc gây chấn động dư luận người ta lại chỉ ra được đơn vị vi phạm chưa được cấp phép. Quả thật, cứ “cháy nhà” lại ra… chưa cấp phép.
Theo PNO
Bảo mẫu hành hạ trẻ - đừng "giao trứng cho ác"
Đằng sau hành vi bạo hành, tước đoạt mạng sống trẻ em của những bảo mẫu "đồ tể" là thái độ căm phẫn của dư luận.
Sự việc kinh hoàng xảy ra tại nhà trọ số 9/45 tổ 9, KP6, P. Linh Trung, Q. Thủ Đức (TPHCM). Theo điều tra của cơ quan công an, khoảng 7h ngày 16/11, chị Võ Thị Huyền (24 tuổi, ngụ Nghệ An) làm công nhân ở khu chế xuất Linh Trung 1, mang con là cháu Đỗ Nhất Long (18 tháng tuổi) đến gửi Hồ Ngọc Nhờ (18 tuổi, ngụ Cần Thơ) và chồng là Phan Thanh Sơn (22 tuổi) tại nhà trọ nói trên như mọi ngày.
Hành hạ trẻ em là hành động mất nhân tính (Ảnh minh họa)
Sau khi nhận cháu Long, Nhờ cho cháu ăn cơm. Trong lúc cho cháu Long ăn cơm, thấy cháu khóc, Nhờ cầm tay và chân cháu Long xách lên dọa cho cháu nín nhưng Nhờ tụt tay làm té cháu xuống nền nhà. Cháu Long bị té xuống vẫn nằm khóc, Nhờ dùng chân đạp mạnh một cái lên ngực và một cái lên bụng cháu Long. Đạp xong Nhờ bỏ đi vào nhà vệ sinh khoảng 20 phút sau quay ra thấy cháu Long nằm bất động.
Nhờ làm động tác ấn tay lên ngực cấp cứu, rồi nhờ người chở cháu Long đi đến bệnh viện Quân Dân Miền Đông cấp cứu nhưng cháu Long đã tử vong trước khi đến bệnh viện. "Bảo mẫu" này đã bị bắt giữ ngay sau đó về hành Giết người.
Nhờ tại cơ quan công an
Người trông trẻ tắm cho em bé "bằng chân"
Khoảng tháng 5/2009, bảo mẫu Trần Thị Phụng (52 tuổi, ngụ tại 2/19 ấp Bình Thuận 1, xã Thuận Giao, huyện Thuận An, tỉnh Bình Dương) nhận giữ bé Ngân là con của anh Hồ Minh Lực và chị Nguyễn Thị Thanh (CN Công ty giày da Hài Mỹ).
Ngày 20/11/2010, bảo mẫu Phụng tắm rửa và gội đầu cho bé Ngân nhưng bé Ngân sợ nước lạnh không chịu tắm, bà Phụng liền buộc bé Ngân nằm xuống sàn nhà, dùng chân đạp lên người giữ cho bé không vùng vẫy, bỏ chạy rồi dùng ca nhôm múc nước trong lu đổ, tạt vào đầu, mặt và trên người bé.
Cảnh bảo mẫu Phụng "tắm trẻ bằng chân" (Ảnh cắt từ clip)
Bị tạt nước, bé Ngân hoảng sợ định bỏ chạy thì bà Phụng dùng tay nắm tóc, nắm tay kéo bé Ngân lại tiếp tục dùng ca nhôm múc nước tạt vào mặt bé Ngân làm cho bé hoảng sợ, la khóc.
Hành vi của bảo mẫu Phụng đã bị quay clip và tung lên mạng. Từ nguồn tin này, cơ quan công an đã khởi tố vụ án hình sự, khởi tố bị can và tạm giam đối với bảo mẫu Phụng.
Bảo mẫu đánh trẻ "như cơm bữa" ở Đồng Nai
Vụ việc chấn động diễn ra trong một khoảng thời gian dài, nạn nhân là hơn 10 cháu bé được gửi chăm sóc tại cơ sở nuôi dạy trẻ do Quảng Thị Kim Hoa làm chủ ở số 2/1, đường Võ Thị Sáu, tổ 6, khu phố 3, phường Quyết Thắng (TP Biên Hòa, tỉnh Đồng Nai).
Các bé đều bị ngược đãi thường xuyên, mỗi bữa ăn đối với các cháu là cực hình. "Bảo mẫu" này đã cho trẻ ăn bằng cách túm tóc giật ngửa mặt lên rồi trút cơm vào. Nếu cháu nào ăn chậm sẽ bị dùng thước vả, dùng tay đánh vào miệng và chửi rủa.
Kim Hoa và các "nạn nhân" của y
Tất cả mọi hành vi bạo hành của Hoa đã bị các phóng viên bí mật ghi hình lại được và công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng.
Chiều ngày 16/1/2008, Công an thành phố Biên Hòa đã tiến hành bắt giữ bà Quảng Thị Kim Hoa để phục vụ công tác điều tra. Theo báo cáo của cơ quan công an, hai gia đình có con bị bà Hoa hành hạ đã tố cáo "bảo mẫu" này là gia đình của cháu Phan Thành Đạt và Huỳnh Thị Mỹ Duyên. Sau khi đưa đi giám định thương tật, tỷ lệ thương tật của cháu Phan Thành Đạt là 1%, cháu Huỳnh Thị Mỹ Duyên là 3%.
Giáo viên mầm non tát và gây tổn thương vào vùng kín của trẻ
Vụ việc gây xôn xao vào năm 2012, thời điểm đó chị Đào Thị Đan (SN 1985, ở Bình Chánh, TP HCM) tố cáo, con trai chị là cháu Đặng Trần Thiên Phúc bị cô giáo ở Trường Mầm non Mai Anh gây tổn thương nặng ở bộ phận sinh dục.
Sau khi đón con về, chị Đan phát hiện những vết tát trên má và đầu dương vật của cháu bé bị chảy máu. Kết quả khám ở Bệnh viện Nhi Đồng cho thấy, cháu bé bị tổn thương phần mềm ở mặt và dương vật.
Từ đó, chị Đan đã yêu cầu nhà trường phải giải thích thỏa đáng, nếu không sẽ nhờ chính quyền can thiệp. Sau khi sự việc xảy ra, hiệu trưởng trường mầm non và cô giáo Mai đã đến nhà nói chuyện, xin lỗi gia đình.
Theo đó, cô Mai thừa nhận là người đã tát vào mặt cháu Phúc. Tuy nhiên, vết thương tại vùng dương vật của cháu bé vẫn chưa được làm rõ và phía nhà trường không nhận giáo viên gây nên vết thương này.
Thủ đoạn của hung thủ: Với thái độ coi thường trẻ vì là "con của người dưng", những bảo mẫu trông trẻ tư nhân, tự phát đã đánh đập, hành hạ hoặc trực tiếp xâm hại đến tính mạng, sức khỏe của trẻ nhỏ.
Trong các vụ việc, thủ phạm đã dùng tay, chân đánh trực tiếp lên thân thể các bé. Trong một số trường hợp, hành vi này đã cướp đi mạng sống của nạn nhân khi các bé chưa phát triển về thể lực.
Theo Công lý
Bảo mẫu đạp chết bé 18 tháng qua lời kể hàng xóm Nhờ tính còn trẻ hay ương dở, nhiều lần to tiếng với chồng và mẹ chồng. Hàng ngày, Nhờ vẫn thường xuyên đánh đập con trai mới hơn 2 tuổi khiến cháu bé khóc thét" - chị Lâm Thị Lan, cho biết Hồ Ngọc Nhờ (sn 1995) tại ấp Đông Thanh - xã Đông Thuận, huyện Thới Lai, TP. Cần Thơ. Nhờ đã...