Chuyện lạ về “ông vua” đôi dép huyền thoại: Hạn chế người mua
Mỗi khách hàng chỉ được mua 1 đôi trong 1 năm. “Ông vua” của đôi dép huyền thoại này còn cẩn thận ghi lại tên tuổi, địa chỉ của người mua.
Hơn nửa thế kỷ ông Xuân đã làm thủ công hàng trăm nghìn đôi dép lốp
“Ông vua dép lốp” Hà thành
Trong con ngõ nhỏ trên phố Nguyễn Biểu (Ba Đình, Hà Nội) vẫn còn một người thổi hồn vào các lốp xe cũ, “hô biến” chúng thành những đôi dép cao su (dép lốp).
Ông Phạm Quang Xuân (1942) là người thợ nổi tiếng làm dép cao su duy nhất còn sót lại ở Hà Nội. Từ những ngày phụ cha làm dép khi tuổi 12, tới nay ông đã có hơn 60 năm có lẻ làm công việc này.
Đo khổ đế dép từ nguyên tấm cao su
Tròn 18 tuổi ( năm1960), ông đã làm việc tại xí nghiệp dép lốp Trường Sơn số 45 hàng Bồ. Đây là thời điểm “hưng thịnh” của thứ đồ mà theo ông là “xa xỉ phẩm” lúc ấy. Sau đổi mới người dân không còn ưa chuộng, dép lốp không còn sức hấp dẫn, không cạnh tranh được với nhiều mẫu mã, chất liệu đa dạng trên thị trường thì cũng là thời điểm xí nghiệp giải thể.
Không còn làm dép nhưng trùng hợp một điều, những công việc về sau của ông đều có liên quan ít nhiều với lốp xe và cao su. Từ thợ kim khí, thợ làm đệm đường tàu… Mãi đến khi về hưu vì nhớ nghề thêm có thời gian rảnh, ông lại hì hục với lốp xe cũ làm dép tặng bạn bè.
Vật liệu làm dép là những lốp ô tô, lốp máy bay cũ, đều là các loại phương tiện vận tải siêu cường, siêu trọng. Tuy đã qua sử dụng nhưng phần cao su còn rất dày.
Cầm chiếc dùi mũi khế sắc nhọn trên tay, ông đưa từng đường một cách khéo léo, tỉ mỉ. Từ việc phá lốp cắt đế, soi viền, khía rãnh, dùi quai, lên quai, tất cả đều được làm thủ công và thành thục chỉ chưa đầy 40 phút.
Video đang HOT
Từng đường dao cắt đế rất “ngọt”
Khó nhất là khâu lên quai dép, làm sao để người đi xỏ vào vừa vặn, ôm chân không bị tuột, gây cảm giác đau, vướng. Quai đeo phải tỉ lệ với đế và kích cỡ đế dép.
Công việc này không phải việc phổ biến, nên đồ nghề của ông cũng là những dụng cụ đặc biệt: “Qua vài chục năm làm nghề, những ngày đầu chưa có máy móc hay dụng cụ thì sản phẩm làm ra cũng thô sơ, sau rút kinh nghiệm dần, càng làm càng nghĩ ra được những thứ đồ phục vụ cho công việc tốt mà hiệu quả hơn, tôi phải đặt theo ý đồ riêng của mình, vậy nên nhiều thứ không ai có cả”. Ông chia sẻ.
Hạn chế số lượng mua, phân phối sản phẩm như thời bao cấp
Ông Xuân là người đầu tiên mô phỏng hình bản đồ Việt Nam cùng 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa lên hàng nghìn đôi dép lốp.
Với ông, đó không đơn giản là việc khẳng định chủ quyền dân tộc mà còn như một cách để người đi hiểu rằng dép lốp là sản phẩm độc quyền của Việt Nam, theo dấu chân người Việt đi khắp mọi miền Tổ quốc.
Ông Xuân là người đầu tiên mô phỏng hình bản đồ Việt Nam lên dép lốp
Ở tuổi 75, sức khỏe không còn như xưa, ông Xuân tự đặt giờ giấc để có thể duy trì công việc lâu dài hơn. Hàng ngày, ông làm việc tới 16h giờ chiều thì nghỉ. Vì thế mà lượng dép làm ra cũng ít đi và chủ yếu theo nhu cầu đặt hàng của khách.
Mỗi khách hàng chỉ được mua 1 đôi trong 1 năm, ông có ghi chép lại cẩn thận ra cuốn sổ riêng. Khi không có loại lốp phù hợp, khách đợi đến 2 tháng mới có dép là chuyện bình thường.
Việc hạn chế số lượng, phân phối sản phẩm theo đầu người này càng làm những người mê dép lốp liên tưởng tới thời bao cấp xưa. Cũng là cách để tránh có người mua số lượng nhiều đổ mối buôn bên ngoài.
Những Cựu binh Pháp, Mỹ trực tiếp đến hoặc nhờ người thân tìm mua dép lốp như cách họ tìm lại phần ký ức trong quá trình tham chiến tại Việt Nam.
Có người mua để sử dụng hoặc làm quà tặng vì chất liệu đặc biệt cũng như độ bền của nó, nhiều vị khách tìm gặp ông Xuân đơn giản là muốn tận mắt xem cách làm loại “dép Bác Hồ”, “dép Bác Giáp” như thế nào.
Những điều đó càng thêm khẳng định giá trị lịch sử những đôi dép lốp thương hiệu Việt thật đặc biệt và không bị lãng quên.
——————-
Hà Nội xưa có nhiều nghề mà đến nay đã có không ít bị mai một theo thời gian. Tuy nhiên, vẫn có những nghề “hot” một thời còn tồn tại. Đón đọc kì tiếp theo “ Ky nhân” ve truyên thân: Khach nhân tranh ngôi khoc hang giơ vi… qua giông vào lúc 0h30 ngày 6/9.
Theo Danviet
Người đàn ông làm dép cao su độc nhất ở Hà Nội
Bên hành lang rộng khoảng 10 m2 là "xưởng" làm dép cao su của người đàn ông gần 80 tuổi.
Ông Phạm Quang Xuân ở phố Nguyễn Biểu, quận Ba Đình (Hà Nội) năm nay gần 80 tuổi, và đã có hơn 50 năm theo nghề làm dép cao su.
Ở Hà Nội hiện có nhiều địa chỉ bán dép cao su, tuy nhiên ông Xuân là người duy nhất mở xưởng làm dép tại gia.
Sản phẩm của ông thường được làm theo 5 mẫu khác nhau để đáp ứng cho các lứa tuổi, giới tính. Trong đó, ông đặt tên cho 2 mẫu dép của mình là dép Bác Hồ và dép Bác Giáp. "Đây là 2 loại dép được làm theo kiểu mà Bác Hồ và Đại tướng Võ Nguyên Giáp từng sử dụng", ông chia sẻ.
Ông Xuân bắt đầu làm dép cao su từ năm 1960 tại xí nghiệp dép lốp trường Sơn số 45, Hàng Bồ.
Năm 1970, ông là một trong 5 người tham gia làm 10 đôi dép Bác Hồ theo đặt hàng của cán bộ bảo tàng Hồ Chí Minh, để trưng bày tại các bảo tàng trên toàn quốc. Hiện những đôi dép này đang được trưng bày tại Phủ chủ tịch và bảo tàng Hồ Chí Minh.
Sau năm 1975, nhu cầu dép cao su không còn nhiều nên Xí nghiệp dép lốp giải thể. Ông Xuân làm nhiều công việc khác nhau để mưu sinh, nhưng cuối cùng đã trở lại với nghề dép lốp.
"Xưởng dép cao su" của ông Xuân ở bên hành lang và diện tích chưa đầy 10 m2. Ông chia sẻ, để có chiếc dép bền và đẹp thì trước hết phải chọn loại lốp cao su có chất lượng tốt; tỉ mỉ trong từng công đoạn để làm sao quai ôm vừa chân người đi.
Chiếc máy cắt sợi cao su đã gắn liền với gia đình ông Xuân hàng chục năm nay.
Dép cao su do ông Xuân làm có giá từ 200 đến 500 nghìn đồng mỗi đôi.
Bộ đồ nghề làm dép cao su của ông Xuân.
"Nếu làm liên tục thì một đôi dép cao su mất khoảng 2 tiếng đồng hồ. Năm nay tôi đã già rồi nên cứ làm nhẩn nha, mệt thì nghỉ, làm sao ra được đôi dép đẹp, khách hài lòng là mình cũng thấy vui", ông Xuân nói.
Giang Huy
Theo VNE
Hà Nội chính thức quyết định số phận loa phường tại 4 quận trung tâm Hệ thống loa phường tại 4 quận Hoàn Kiếm, Ba Đình, Đống Đa, Hai Bà Trưng chỉ phát nội dung thông báo các trường hợp khẩn cấp như thiên tai, tìm kiếm cứu nạn, phòng chống dịch bệnh... Ông Nguyễn Đức Chung - Chủ tịch UBND TP Hà Nội - vừa ký quyết định số 5133 phê duyệt Đề án "Sắp xếp lại...