Chuyện lạ về dòng họ 3 đời tứ chi chỉ có 1 ngón
Đến xã Tam Ngãi (huyện Cầu Kè) hỏi thăm dòng họ “nhất dương chỉ”, người dân chỉ ngay đến gia đình ông Nguyễn Văn Cộng – hiện đã mất. Vì theo người dân ở địa phương cho biết “gen” 1 ngón đã di truyền qua 3 thế hệ, đặc biệt chỉ “ sao y” ở phái nam.
Chỉ “sao y” ở phái nam
Về xã Tam Ngãi, hỏi thăm gia đình “tứ chi 1 ngón”, bà con chỉ ngay đến gia đình ông Nguyễn Văn Cộng. Khi đến nhà chúng tôi gặp một người đàn ông trung niên, bàn tay, bàn chân duy nhất chỉ có 1 ngón, qua trò chuyện chúng mới biết anh là con trai của ông Cộng tên là Nguyễn Văn Bình, cũng là bản sao y khuôn của ông Cộng.
Sau khi thấp nén nhang cho ông Cộng, anh Bình dẫn chúng tôi xuống nhà dưới và cho chúng tôi biết, ông Cộng đã qua đời cách đây 2 năm. Anh Bình cũng chẳng hiểu sao từ đó cho đến nay có nhiều khách đến thăm. Theo anh Bình có lẽ vì người ta tò mò muốn tìm hiểu thực hư chuyện một ngón của cha con anh thế nào.
Anh Bình chạy xe đạp và xe mô tô được nhưng do dị tật nên anh không thể thi lấy bằng lái xe mô tô
Bà Nguyễn Thị Anh (vợ ông Cộng) đang nằm trên giường, mệt đừ sau chuyến đi thăm bà con ở TP. Cần Thơ về. Bà Anh nói: “Đến giờ này dòng họ không biết nguyên nhân vì sao từ đời bố chồng tui đến ông Cộng và thằng Bình, ở mỗi bàn tay, bàn chân chỉ có duy nhất 1 ngón. Điều lạ hơn nữa là gen “nhất dương chỉ” này chỉ di truyền qua cánh đàn ông, tất cả con cháu là nữ giới thì tay, chân đầy đủ 10 ngón”.
Khi vợ chồng bà Anh, ông Cộng lấy nhau được một năm thì vợ chồng ông Cộng sinh được cậu con trai đầu lòng là anh Nguyễn Văn Bình. Niềm vui đón đứa con đầu lòng không được vẹn tròn khi tay, chân anh Bình chỉ có một ngón như ông Cộng.
Thời gian sau, vợ chồng ông cộng sinh thêm ba người con gái, rất may tất cả chân tay ba người con gái này đều đủ 10 ngón như thiên hạ. Tuy nhiên đến năm 1988, bà Anh sinh thêm một một người con trai út thì tay, chân lại tiếp tục giống ông Cộng và anh Bình, nhưng do vắn số, người con trai này đã mất khi vừa tròn 2 tuổi.
Video đang HOT
Theo bà Anh cho biết, ông nội của anh Bình là ông Nguyễn Văn Bốn – là con một, bàn tay, bàn chân cũng “độc” 1 ngón. Cũng vì do chân tay chỉ có 4 ngón nên cha mẹ mới đặt cho ông cái tên là Bốn.
Khi đến đời ông Cộng cũng là con một và 2 bàn tay với 2 bàn chân cộng lại chỉ có 4 ngón, nhưng ông Bốn mong sao những cháu trai của mình sẽ nhiều ngón hơn nên đặt tên con trai là Cộng – tức cộng thêm ngón. Tiếc là ước mơ của ông Bốn vẫn chưa thấy khi đứa cháu nội duy nhất là anh Bình vẫn “nhất dương chỉ”.
Lạ là từ đời ông Bốn đến đời anh Bình đều có duy nhất một người con trai và bàn tay, bàn chân chỉ có một ngón. Mấy em gái của anh Bình lập gia đình, sinh con trai hay gái tứ chi đều đủ ngón. Anh Bình chưa có con trai nên anh không biết có di truyền một ngón đến đời thứ 4 hay không, cũng vì điều này làm vợ chồng anh lo lắng mỗi khi chị Trần Thị Tuyết Mai (vợ anh Bình) mang thai.
Có tật, có tài
Nhìn bàn tay, bàn chân thiếu đến 16 ngón chúng tôi không cần hỏi cũng biết từ đời ông nội anh Bình đến đời anh gặp nhiều khó khăn trong lao động cũng như trong sinh hoạt, như đào đất, đi lại, ăn cơm,… Tuy nhiên, không vì thế mà họ buông xuôi, trái lại còn “luyện tập” làm được những công việc mà “người bình thường” có khi không làm được.
Ông Nguyễn Văn Năm – ấp Bưng Lớn, xã Tam Ngãi cho biết: “Thời trẻ, tôi cùng anh Cộng xin đi bộ đội nhưng người ta chỉ nhận tôi. Lúc đó anh Cộng buồn lắm nhưng anh mượn súng của tôi tự tập luyện, từ lắp đạn vào băng, ngắm bắn đến tháo ráp cả khẩu súng… Cũng vì thấy sự nhiệt huyết của anh Cộng và sự “thành thạo” thao tác cần thiết của một chiến sĩ nên anh Cộng được nhận vào bộ đội”.
Dù bàn tay chỉ có 1 ngón nhưng anh Bình viết chữ rất đẹp
Ngoài ra, ông Năm cho biết sau ngày giải phóng, ông Cộng về địa phương và được xã giao việc huấn luyện quân sự cho thanh niên địa phương. Tay thiếu ngón nhưng ông Cộng có tài viết chữ rất đẹp nên xã giao cho ông kiêm luôn cả chức thư ký. Gần 20 năm gắn bó với địa phương, việc gì cấp trên giao ông cũng làm xong, từ cán bộ đến nông dân, ai cũng yêu mến người thương binh “1 ngón” này.
Ngoài cái tài giỏi việc nước đảm việc nhà, ông Cộng còn chơi đàn rất hay. “Ngày xưa tui mê ổng một phần cũng vì ngón đàn điêu luyện của ổng đó, ổng hát ca cổ nghe mùi lắm”, bà Anh tự hào.
Về phần anh Bình, do mặc cảm bạn bè nên anh nghỉ học từ năm lớp 7. Anh cho biết, năm anh học lớp 6, cha anh đã bảo anh tập đi xe đạp vì đường từ nhà tới trường rất xa. Anh phải mất hết hai tháng mới điều khiển được chiếc xe đạp, bây giờ xe máy anh cũng chạy được, mặc dù anh không thi lấy bằng lái được.
Dù chân, tay thiếu đến 16 ngón nhưng mấy năm trước đây anh Bình vẫn cố gắng đi làm phụ hồ tận Bình Dương để kiếm sống. Tuy nhiên cũng gặp không ít khó khăn khi cầm vật dụng lớn như cuốc đất, đào đất,… Tuy nhiên, anh Bình có biệt tài bắt lươn, lịch rất giỏi, dù 2 bàn tay chỉ có 2 ngón.
Anh Trương Văn Điệp – cùng xã với anh Bình cho biết: “Nói về tài bắt lươn, bắt lịch dưới sông là thanh niên ở đây phải gọi anh Bình bằng sư phụ, vì nếu mình bắt được 1 con thì anh Bình đã bắt đến 5 – 6 con rồi. Ngoài ra, anh Bình còn viết chữ rất đẹp, đôi khi một số hộ dân cũng đến nhờ anh viết đơn dù biết chữ nghĩa anh Bình không nhiều”.
Chị Mai – vợ anh Bình nói: “Tôi về làm vợ anh Bình cũng được mười mấy năm, tuy bề ngoài ảnh không lành lặn nhưng ảnh rất chịu khó, ai mướn gì cũng làm để lo cho vợ cho con. Mấy năm nay tôi ra Bình Dương làm để tăng thu nhập gia đình, con gái ở nhà với cha. Bây giờ tôi đang mang thai nên mọi việc phải trông cậy vào chồng”.
Trao đổi với chúng tôi ông Huỳnh Văn Giàu – Chủ tịch UBND xã Tam Ngãi cho biết: “Tuy những người đàn ông trong dòng họ ông Bốn đến đời anh Bình bàn tay, bàn chân chỉ có 1 ngón nhưng họ đều chịu khó làm ăn, cả xã ai cũng biết và quý mến.
Đến đời anh Bình, cuộc sống đang khó khăn xã đưa gia đình anh Bình vào diện hộ nghèo và đã lập hồ sơ xin hỗ trợ cho anh Bình theo diện dành cho người khuyết tật để giảm bớt một phần khó khăn trong cuộc sống”.
Theo Dantri
Về Cầu Kè (Trà Vinh) thưởng thức chuối tá quạ luộc
Là đặc sản của vùng Cầu Kè (Trà Vinh), chuối tá quạ cho ít trái (mỗi trái rất to) nên nông dân ngày xưa chỉ trồng vài cây trong vườn để làm món ăn vặt khi buồn miệng chứ ít khi mang ra chợ bán.
Ngoài ra, theo ông bà xưa kể lại, chuối nầy trồng rất xui, và không nên trồng gần nhà vì ban đêm khi chuối trổ buồng vặn mình như chuyển dạ nghe tiếng động "kịch... kịch" rất sợ. Sáng hôm sau, thức dậy ra sau vườn phát hiện buồng chuối non đã trổ tự bao giờ! Có lẽ, vì thế mà chúng có tên là "chuối tá quạ" (hay tá hỏa?) chăng?...
Ngày nay, chuối tá quạ được người dân nơi phố thị ưa chuộng, vì thế nông dân nhân giống về trồng rất nhiều. Chuối trồng khoảng chừng 8 - 9 tháng thì trổ bắp. Một buồng chuối thường chỉ có 1 - 2 nải, mỗi nải khoảng chục trái là cùng. Độ 2 tháng rưỡi sau, chuối già, có thể đốn xuống, ăn sống hoặc giú chín để bán.
Chuối tá quạ dẻo ngọt, thơm ngon nên có thể chế biến nhiều món ăn rất hấp dẫn như: nấu ca-ri, nấu lẩu... Nhưng món ăn được người lớn lẫn trẻ em ưa thích đó là chuối tá quạ chín luộc. (Giá tại Cần Thơ là 10.000đ một trái lớn)
Để có những trái chuối tá quạ chín luộc bán ra thị trường cần trải qua công đoạn sau: Chuối thật già chặt xuống, tách ra từng nải phơi nắng cho nóng rồi đem vào lu giú khoảng 2 hôm thì chuối chín hườm, lấy chuối ra. Dùng dao bén tách từng trái một. Lấy dây chuối (hoặc dây nylon) quấn chung quanh chuối (như đòn bánh tét) để giữ vỏ chuối không bị nứt, nước khi nấu sẽ không thấm vào khiến chuối bị mềm, không nhạt. Đổ nước ngập vào chuối bắc lên bếp nấu sôi. Chừng 1 tiếng sau, dùng đũa xom thử thấy chuối mềm nhắc xuống. Chờ chuối nguội xếp ra đĩa là xong. Chuối tá quạ vốn to trái, khi thưởng thức dùng dao bén xắt từng miếng cho vừa miệng, mới ngon.
Nếu có dịp về miền Tây trong ngày hè, mời bạn thưởng thức thứ trái ngon và lạ của vùng này. Cầm miếng chuối màu vàng nhạt, ruột trái tươm mật ngọt cho vào miệng nhai một cách từ tốn. Vị ngọt, dẻo thơm, bùi bùi của chuối lan tỏa thật hấp dẫn.
Theo vietbao
Nửa thế kỷ củ cải muối Cầu Kè tỉnh Trà Vinh Hơn 50 năm qua, huyện Cầu Kè, tỉnh Trà Vinh có hai gia đình người Hoa nối nghiệp chế biến món xái pấu (củ cải muối) ngon nổi tiếng. Ông Vương Tiểu Khanh, chủ một cơ sở củ cải muối tại ấp Trà Khảo, xã Hòa Ân, cho biết mỗi năm cơ sở anh sản xuất được 2 tấn 6 xái pấu. Bình...