Chuyện lạ về cuộc bầu cử tổ trưởng tổ dân phố ở Hà Nội
Kết quả bầu Tổ trưởng tổ dân phố số 9 (B 14 Kim Liên, P. Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội) đang vấp phải những cáo buộc vi phạm quy định trong công tác bầu cử.
Kết quả bầu Tổ trưởng tổ dân phố số 9 (B 14 Kim Liên, P. Kim Liên, Đống Đa, Hà Nội) đang vấp phải những cáo buộc vi phạm quy định trong công tác bầu cử, khiến chính quyền sở tại chưa thể ra quyết định công nhận. Sự việc đang rất cần được làm rõ…
Ngày 18/3/2015, UBND phường Kim Liên nhận được Báo cáo kết quả bầu Tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố số 9 (nhiệm kỳ 2015-2020). Theo đó, ông Ngô Tôn Thành được bầu làm Tổ trưởng, và ông Lê Ngọc Thanh giữ chức Tổ phó.
Tuy nhiên, ngay sau đó, UBND phường Kim Liên cũng nhận được đơn thư phản ánh về việc ông Ngô Tôn Thành không đủ tiêu chuẩn và việc bầu cử không thực hiện theo đúng quy định pháp luật.
Tổ dân phố số 9 (B14 Kim Liên) có 202 hộ chứ không phải 140 chủ hộ trong danh sách niêm yết.
Đơn cử là việc lập danh sách cử tri trong quy trình bầu cử, theo quy định, sau khi được Chủ tịch UBND xã (phường) ra quyết định thành lập Tổ bầu cử (gồm Tổ trưởng là Trưởng Ban công tác mặt trận tổ dân phố; thư ký và các thành viên khác là đại diện một số tổ chức đoàn thể chính trị – xã hội và đại diện cử tri tổ dân phố), Tổ bầu cử có nhiệm vụ lập và công bố danh sách cử tri tham gia bầu Tổ trưởng tổ dân phố. Tuy nhiên, danh sách cử tri niêm yết của tổ dân phố số 9 chỉ được ông Ngô Tôn Thành, ký xác nhận trên danh nghĩa Tổ trưởng tổ dân phố (khi đó ông Thành là Tổ trưởng tổ dân phố 9 nhiệm kỳ cũ) mà không thấy bóng dáng của Tổ bầu cử.
Việc làm này xem như ông Thành đã tự ý bỏ ngoài danh sách và tước quyền công dân của một số hộ trong việc tham gia bầu cử. Cụ thể, theo danh sách niêm yết do ông Thành ký chỉ có 140 chủ hộ, nhưng trên thực tế, tổ dân phố này có đến 202 hộ.
Video đang HOT
Đáng chú ý, tiêu chí để ông Thành ký vào bản niêm yết danh sách cử tri được nêu khá rõ: “bao gồm các hộ là chủ sở hữu, có tham gia đóng góp nghĩa vụ với tổ dân phố, không có các hộ thuê nhà ở”. Tuy nhiên, điều lấy làm lạ là trong bản danh sách này lại có khoảng 15 hộ thuộc trường hợp thuê nhà, không phải chủ sở hữu.
Ngoài ra, theo quy định, trước khi tiến hành bầu cử phải có quyết định thành phần cử chi (là toàn thể cử tri hoặc cử tri đại diện hộ gia đình) tham gia bẩu cử. Nhưng đang có cáo buộc về việc bỏ qua quyết định này, nên mới xảy ra chuyện ông Thành tự trao cho mình chức năng “gạch tên” tước quyền bầu cử của rất nhiều hộ vì không tham gia đóng góp nghĩa vụ với tổ dân phố.
Trong một dữ liệu khác cho thấy, thủ tục bầu cử Tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố số 9 còn có những cáo buộc về sự nhập nhèm với 17 trường hợp ủy nhiệm. Liệu thủ tục ủy nhiệm này có được chấp nhận và đảm bảo đúng quy định, hay được sử dụng tăng lá phiếu cho người trúng cử vẫn là một dấu hỏi lớn cần được làm rõ.
Trao đổi với PV, ông Lê Quang Tình, 40 năm tuổi Đảng, là hộ dân của tổ dân phố số 9, bức xúc: việc làm của ông Thành hoàn toàn mang tính cá nhân, ông Thành không thể tự cho mình cái quyền không cho người khác đi bầu cử. Điều đó cho thấy kết quả bầu cử vừa qua là thiếu dân chủ và minh bạch. Tôi đã có đơn đề nghị tiến hành bầu cử lại.
Liên quan đến sự vụ, mới đây nhất, UBND phường Kim Liên đã có văn bản cho biết, chưa thể ra quyết định công nhận kết quả bầu cử Tổ trưởng, tổ phó của tổ dân phố số 9 vì những cáo buộc liên quan đến ông Ngô Tôn Thành. Hiện dư luận và người dân đang rất cần sự vào cuộc và làm rõ của chính quyền về những cáo buộc liên quan đến kết quả bầu cử Tổ trưởng, tổ phó tổ dân phố số 9.
P.V
Theo_Người Đưa Tin
Biệt thự triệu đô - "Cảm ơn và chấp nhận"!
Như các số báo trước chúng tôi đã đề cập, một trong những nguyên nhân chậm thu hồi biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa chính bởi thành phố chưa tìm được nơi ở mới cho cựu Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Hoàng Văn Nghiên.
Đây cũng là nội dung quan trọng trong biên bản ngày 22/12/2006 giữa ông Nghiên và đại diện Cty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội.
Khu đất dự án mà thành phố chấp thuận mua và xây nhà để cựu Chủ tịch Thành phố Hà Nội thuê và có thể mua. Ảnh: P.P
Thành phố Hà Nội nhiều lần giới thiệu các địa điểm như căn hộ chung cư B10 Kim Liên, rồi đến biệt thự tại dự án Đông hồ Nghĩa Đô (tháng 5/2010) để cựu chủ tịch thành phố đến ở và mua theo Nghị định 61. Đến tháng 3/2013, Sở Xây dựng thực hiện chỉ đạo của thành phố, có văn bản gửi cựu chủ tịch về phương án cho thuê rồi bán cho ông Nghiên (nếu ông Nghiên có nhu cầu) một biệt thự tại khu đô thị Đông hồ Nghĩa Đô.
Ngày 20/5/2013, ông Nghiên chấp thuận với đề xuất này và cảm ơn thành phố. Tuy nhiên như số báo trước chúng tôi thông tin, chỉ hai tháng sau (tháng 7/2013), cựu chủ tịch UBND thành phố đã thay đổi quyết định trên và đề xuất thành phố lo một biệt thự tại Khu đô thị Nam Thăng Long (Ciputra). Chính sự thay đổi này đã làm cho câu chuyện tìm nhà cho ông Nghiên thêm phần rắc rối và đứng trước nguy cơ không lối thoát...
Theo một nguồn tin đáng tin cậy, cựu chủ tịch UBND thành phố Hà Nội lại chấp thuận với đề xuất của thành phố về việc cho ông thuê và mua ngôi nhà 163m2 đất và 173m2 diện tích sử dụng nhà tại Cầu Giấy.
Sau khi báo đăng, chúng tôi tiếp tục liên hệ với một số cơ quan chức năng của thành phố và nhận được giải thích: "Sau khi ông Nghiên có đề xuất về địa điểm mới, thành phố đã họp, bàn và lại trao đổi với cựu chủ tịch UBND thành phố Hà Nội".
Cũng theo một nguồn tin đáng tin cậy, vào cuối tháng 11/2014 trong khi dư luận sôi sục về việc Ủy ban Kiểm tra T.Ư công bố sai phạm của ông Trần Văn Truyền, nguyên Tổng Thanh tra Chính phủ liên quan đến nhiều nhà đất bất hợp pháp tại các tỉnh phía Nam, thì tại Hà Nội, ông Hoàng Văn Nghiên đã "xuống nước" thay đổi quyết định.
Theo đó, cựu chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, lại chấp thuận với đề xuất của thành phố về việc cho ông thuê và mua ngôi nhà 163m2 đất và 173m2 diện tích sử dụng nhà tại Cầu Giấy. Theo một nguồn tin từ phía UBND thành phố Hà Nội, dù còn chút phân vân về việc khu đất đã bị nhà cao tầng che khuất, nằm trong đường lớn nhưng cựu chủ tịch UBND thành phố đã "cảm ơn và chấp nhận"!.
Biệt thự triệu đô
Nhóm PV Tiền Phong đã liên hệ với Sở Xây dựng Hà Nội và Công ty Quản lý và phát triển nhà Hà Nội, đơn vị "chủ lực" tìm chỗ ở mới cho cựu chủ tịch và cũng là đơn vị cho thuê biệt thự 12 Nguyễn Chế Nghĩa nhưng dường như thông tin chỉ là những cái lắc đầu. Lần theo chỉ dẫn của một cán bộ Cty Quản lý nhà Hà Nội, chúng tôi đã tìm được "khu đất vàng" giữa trung tâm quận Cầu Giấy sầm uất, nơi thành phố dự kiến bố trí chỗ ở mới cho cựu Chủ tịch.
Theo một nhà thầu đang xây dựng biệt thự tại đây, khu đất chỉ có 19 biệt thự thôi, toàn nhà của các VIP. Diện tích toàn bộ khu đất rộng chừng 0,4ha. Hiện đã có khoảng 5-6 biệt thự đã và đang xây dựng, trong đó có 2 biệt thự đã hoàn thành. Khu đất chỉ cách mặt đường lớn của quận Cầu Giấy 30m và được quây tôn kín nên người dân nếu không quan tâm cũng chẳng thể biết được trong đó đang làm gì.
Trao đổi với đại diện một văn phòng bất động sản khu vực Cầu Giấy, chúng tôi được biết, các lô biệt thự này hầu như không được giao dịch bên ngoài. Ước tính giá chuyển nhượng đất tại khu vực trên thị trường vào khoảng 200 triệu đồng/m2. Như vậy một lô đất 160 m2 có giá trị khoảng 32 tỷ đồng, tương đương 1,5 triệu đô la.
"Công ty cam kết có trách nhiệm đến cùng với bên thuê nhà trong việc bảo đảm nơi ở mới ổn định liên tục và chịu những phí tổn hợp lý trong sự việc này"- Trích biên bản ngày 22/12/2006 giữa ông Hoàng Văn Nghiên và Cty Quản lý và Phát triển nhà Hà Nội.
Theo Nhóm PV Thời sự
Tiền phong
Ám ảnh về tai nạn khi qua đường hầm chui Kim Liên Mặt đường của hầm Kim Liên nối đường Xã Đàn với đường Trần Khát Chân và chiều ngược lại ở quận Đống Đa (Hà Nội) lâu nay trở thành nỗi ám ảnh đối với người phải lưu thông qua, đặc biệt gần đây, số vụ tai nạn giao thông đoạn qua hầm cũng tăng lên. Vụ tai nạn liên hoàn tại hầm chui...