Chuyện lạ trong cơn mưa lụt: Hàng trăm đàn ông, phụ nữ lao xuống sông… mò “ngọc trai đen”
Những tảng than cục trôi dưới sông xứng đáng gọi là “ ngọc trai đen” chứ không phải “vàng đen” thì người ta mới lặn ngụp để mò như thế này.
Theo báo Quảng Ninh (baoquangninh.com.vn), người dân nơi đây, sau trận “đại hồng thuỷ”, biết dòng sông Mông Dương có than cục trôi, nên nhiều người dân TP Cẩm Phả (Quảng Ninh) ngâm mình hàng giờ dưới nước, bất chấp nguy hiểm để kiếm thêm chút thu nhập.
Sông Mông Dương đoạn chảy qua khu 12, phường Mông Dương, có hàng trăm người trầm mình dưới nước mót “vàng đen”.
Lặn ngụp trên sông Mông Dương
Họ lặn ngụp hàng giờ để mót những cục than trôi
Dòng sông Mông Dương sau lũ vẫn còn chảy xiết, những thanh niên khoẻ mạnh phải kéo nhau để không bị nước cuốn.
Ở những vùng nước tĩnh, chị em phụ nữ cũng tham gia mót than
Mò “vàng đen”
Những người đàn ông khoẻ mạnh thì bơi ra giữa dòng để mò than
Video đang HOT
Nhiều người còn phải lặn sâu xuống mới lấy được than
Nhọc nhằn nghề mót “vàng đen”
Nước bẩn làm cay xè mắt
Không phải ai cũng may mắn mò được cục than to như thế này
Cõng than về nhà
Thành quả sau nhiều giờ lặn ngụp dưới sông
Dù biết người dân mót than dưới sông là rất nguy hiểm, nhưng lực lượng chức năng đành bó tay vì lượng người mò “vàng đen” quá đông.
Thái Bình – Thái Cảnh
Theo baoquangninh.com.vn
Quảng Ninh cứu đập 790, ngăn thảm họa lũ bùn xỉ than
Mưa lớn làm đập chắn 790 bị vỡ và tiếp tục có nguy cơ toác rộng. Trước thảm họa xỉ thải than tràn xuống vùi lấp nhiều tổ dân phố phường Mông Dương (TP Cẩm Phả), làm tê liệt hệ thống điện, Quảng Ninh đã huy động nhiều lực lượng, nỗ lực khắc phục.
Sau trận mưa lũ lịch sử vừa qua, đập 790 trở thành điểm xung yếu, nguy cơ mất an toàn cao nhất tại TP Cẩm Phả. Lượng nước từ đầu nguồn đổ về quá lớn gây sạt lở ta luy, dịch chuyển bề mặt và có nguy cơ vỡ.
Một phần thân đập bị mưa lũ làm toác rộng. Nhà chức trách cho biết, nếu để xảy ra vỡ đập chắn 790 thì sẽ kéo theo đất đá san bằng các khu dân cư và làm tê liệt toàn bộ hoạt động của trạm điện 110 KV và trạm 35KV, tại phường Mông Dương, đe dọa mỏ than Mông Dương.
Bãi chứa xỉ than của Công ty cổ phần than Cao Sơn và Công ty cổ phần than Cọc 6 nằm phía trong đập chắn 790. Đêm 26/7, đập chắn vỡ khiến lượng lớn bùn xỉ than ở độ cao khoảng 100 m tràn xuống phía dưới.
Nằm ngay dưới chân đập, Công ty than Mông Dương và Công ty 790 bị thiệt hại nặng nề. Nước mưa cuốn theo bùn đã tràn xuống xóa sổ một cửa lò của Công ty 790.
Xỉ thải tràn xuống chân đập khiến bùn nước mênh mông, nhiều điểm mặt đất được tôn cao thêm 3-4 mét.
Ngôi nhà dân ở tổ 1, khu 4, phường Mông Dương nằm dưới chân đập bị bùn xỉ than lấp nguyên tầng 1. May mắn khi đập vỡ, người dân đã kịp thạy thoát nên không có thiệt hại về người.
Nhà chị Nguyễn Thị Hằng ở tổ 1 bị vùi lấp tầng 1. Mang thai 7 tháng, khi lũ bùn xỉ than tràn đến, chị Hằng hoảng sợ run lẩy bẩy, không đi được. Chồng và 3 người hàng xóm phải khiêng chị lên mà chạy. Hiện gia đình chị cũng như gần 100 hộ dân khác của tổ 1 và 2 khu 4 phải tá túc ở trạm y tế phường và những nhà thân quen.
Để phòng nguy cơ đập chắn 790 toác rộng, ông Đặng Huy Hậu, Phó chủ tịch tỉnh Quảng Ninh, cho biết tỉnh đã phối hợp cùng Tập đoàn Than khoáng sản bằng mọi cách phải cứu con đập này. Phương pháp là nắn dòng chảy để tránh áp lực của nước cùng bùn làm sập thân đập phía dưới, đồng thời dùng máy xúc đổ đất, gia cố, nâng cao mặt đập.
Hàng trăm bộ đội, công an được huy động xúc cát vào các bao tải để làm đê chắn nhằm ngăn bùn đất tràn sang khu vực bốt điện và khu dân cư ở phường Mông Dương.
Những con đê nhân tạo này sẽ giúp ngăn chặn bùn đất tràn vào nhà.
Tại trạm y tế phường Mông Dương có hàng trăm người dân tá túc, lương thực, điện nước được đảm bảo đầy đủ. Ông Phạm Ngọc Lự, Phó chủ tịch UBND phường Mông Dương cho biết, do trời tiếp tục mưa, nhằm tránh nguy cơ bãi chứa xỉ than tiếp tục vỡ, toàn bộ hộ dân ở tổ 3 và 4, khu 4 tiếp tục được di dời.
Minh Cương
Theo VNE
Quảng Ninh căng sức ngăn thảm họa vỡ bãi bùn thải của các mỏ than Nếu vỡ bãi, hàng tỉ m3 nước kèm bùn thải tràn ngập quốc lộ 18 và chia cắt tuyến đường huyết mạch nối Hạ Long với Móng Cái, toàn bộ các khu dân cư sống quanh đó bị đe dọa. Cung vơi viêc ngăn vơ bai bun, chinh quyên đia phương đa cho đăp đê bao vê tai san, cư lưc lương ưng...