Chuyện lạ thế giới
Mới đây, các nhà khoa học đã khai quật được hóa thạch của một trong những loài rùa lớn nhất từng tồn tại với kích cỡ ngang ngửa một chiếc ôtô, sống gần các hồ và sông của vùng mà ngày nay là miền Bắc của Nam Mỹ từ khoảng 13 đến 7 triệu năm trước.
Hóa thạch của loài rùa.
Loài rùa khổng lồ to như chiếc ôtô
Mới đây, các nhà khoa học đã khai quật được hóa thạch của một trong những loài rùa lớn nhất từng tồn tại với kích cỡ ngang ngửa một chiếc ôtô, sống gần các hồ và sông của vùng mà ngày nay là miền Bắc của Nam Mỹ từ khoảng 13 đến 7 triệu năm trước.
Hóa thạch của loài rùa này được tìm thấy ở sa mạc Tatacoa (Colombia) dài tới 4m và nặng tới 1,25 tấn. Theo nhà nghiên cứu cổ sinh học Edwin Cadena của Đại học del Rosario ở Bogota, loài rùa này rất to và nặng, nó có chiều dài ngang một chiếc ôtô sedan nếu tính cả phần đầu, cổ, vỏ và các chi. Hàng triệu năm trước, rất có thể chúng đã sống tại khu vực đầm lầy trải dài trên lãnh thổ ngày nay là Colombia, Venezuela, Brazil và Peru trước khi các con sông Amazon và Orinoco được hình thành.
Đầm lầy đầy muối trong sa mạc Thar.
Hoang mạc muối trắng như tuyết
Trong sa mạc Thar ( quận Gujarat, Ấn Độ) có một đầm lầy đầy muối kéo dài đến biên giới Pakistan phía Bắc, cung cấp 75% lượng muối cho cả Ấn Độ. Vào cuối tháng 6, những cơn mưa bắt đầu trút xuống xối xả ở đây và kéo dài đến tháng 10. Sau đó, nước bắt đầu bay hơi và để lại những tinh thể muối. Khi nước cạn hoàn toàn, nhiều người bắt đầu di cư đến đây để khai thác muối. Từ mùa đông đến tháng 6 năm sau, họ liên tục khai khác muối không ngừng nghỉ.
Người ta cho rằng, đã từng có những trận động đất rung chuyển tạo thành các khe nứt chứa đầy nước biển. Nước biển bị đọng lại trong sa mạc và tạo ra “hoang mạc muối”. Nhiệt độ ở đây đạt tối đa 45 độ C vào mùa hè và tuyết có thể đóng băng ở đây vào mùa đông. Nhiều người từ khắp nơi đến đây để chiêm ngưỡng cảnh đẹp của sa mạc muối, nó thực sự kỳ ảo vào những đêm trăng sáng, không khác gì cảnh thiên đường.
Video đang HOT
Máy bay của hãng hàng không Ethiopian Airlines.
Máy bay cũng phải thua… châu chấu
Mới đây, các phi công trong chuyến bay từ Djibouti đến Dire Dawa của Hãng hàng không Ethiopian Airlines đang chuẩn bị hạ cánh thì bị đàn châu chấu thi nhau đâm vào động cơ, kính chắn gió và mũi máy bay. Họ chật vật tìm cách làm sạch kính chắn gió bằng cần gạt nước nhưng không thành công. Phải mất 30 phút, máy bay mới có thể hạ cánh, nhưng là ở sân bay tại thủ đô Addis Ababa. Có nghĩa là nó đã phải bỏ chạy vì châu chấu.
Trên thực tế, Đông Phi đang phải đương đầu với đại dịch châu chấu tồi tệ nhất trong 25 năm qua. Những đàn châu chấu bao phủ diện tích từ một tới vài trăm km2. Mỗi km2 đất có ít nhất 40 triệu con châu chấu – theo Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp (FAO) của Liên hợp quốc. Số lượng châu chấu khủng khiếp được cho là tỏa ra từ Yemen, từ tháng 8 năm ngoái. Bang Amhara phía Bắc Ethiopia, nông dân gần như mất trắng mùa màng do châu chấu phá hoại.
N.Mai
Theo daidoanket.vn
Sa mạc muối trắng như tuyết, du khách hiếu kỳ đổ xô chiêm ngưỡng
Do điều kiện địa hình khác biệt nên sa mạc này trở thành một khu vực khai thác muối kéo dài từ mùa đông đến tháng 6 năm sau.
Trong sa mạc Thar, quận Gujarat, Ấn Độ có một đầm lầy đầy muối kéo dài đến biên giới Pakistan phía Bắc. Nơi này được gọi là Rann of Kutch, cung cấp 75% lượng muối cho cả Ấn Độ.
Vào cuối tháng 6, những cơn mưa bắt đầu trút xuống xối xả ở đây và kéo dài đến tháng 10. Sau đó, nước bắt đầu bay hơi và để lại những tinh thể muối. Khi nước cạn hoàn toàn, nhiều người bắt đầu di cư đến đây để khai thác muối. Từ mùa đông đến tháng 6 năm sau, họ liên tục khai khác muối không ngừng nghỉ.
Nguồn gốc của sa mạc muối
Địa chất ở Rann of Kutch bắt đầu khoảng 200 triệu năm trước, trong kỷ Jura. Trước đây, môi trường xung quanh sa mạc muối này rất phong phú, nhưng sau đó hàng loạt các trận động đất xảy ra đã thay đổi hình dạng địa lý nơi này.
Động đất rung chuyển tạo thành các khe nứt chứa đầy nước biển, tạo thành một sườn núi dài 90km và sâu 3m. Mối liên quan giữa sa mạc này và biển Ả Rập bị cắt đứt hoàn toàn. Động đất khiến nước biển bị đọng lại trong sa mạc và tạo ra địa hình độc đáo cho Rann of Kutch.
Nền công nghiệp khai thác muối giữa sa mạc
Suốt 200 năm qua, việc khai thác muối trở thành một ngành công nghiệp lớn ở đây. Vào tháng 10, nhiều người lao động nhập cư từ quận Surendranagar lân cận hoặc từ bộ lạc Kohli và Agariya sẽ đến sa mạc ngập nước mặn này. Người ta bắt đầu làm muối cho tới tháng 6, bất chấp thời tiết có khắc nghiệt đến đâu. Công nhân bắt đầu quá trình chiết xuất muối sau khi mưa tạnh vào tháng 10 - 11.
Nước mặn được chảy đều vào các ô ruộng hình chữ nhật. Có thể mất đến 2 tháng để nước chảy đều trên sa mạc và bốc hơi. Người dân có chiết xuất muối từ 18 cánh đồng như vậy trong một mùa.
Những ngôi nhà độc đáo
Những ngôi nhà được xây dựng ở Rann of Kutch có kiến trúc rất độc đáo. Chúng được gọi là Bunga Ghar. Trong nhiều thế kỷ, các cộng đồng du mục và bộ lạc đã sống trong những ngôi nhà hình trụ làm từ bùn. Mái của những ngôi nhà này có hình nón. Hình dạng đặc biệt của nó giúp bảo vệ người dân khỏi gió bão, động đất hay những cơn nóng lạnh thất thường.
Nhiệt độ ở đây đạt tối đa 45 độ C vào mùa hè và tuyết có thể đóng băng ở đây vào mùa đông. Những người đến từ bên ngoài thường bị mê hoặc bởi những bức tranh xung quanh ngôi nhà.
Sa mạc muối biến thành địa điểm du lịch
Rann of Kutch trở thành một điểm du lịch thu hút trong những năm gần đây. Mọi người từ khắp nơi trên thế giới đến đây để chiêm ngưỡng cảnh đẹp của sa mạc muối. Du khách thường cưỡi trên lạc đà hoặc đi xe Jeep và mùa đông để nhìn thấy những ô muối khô trải dài tít tắp.
Một trong những điểm thu hút chính ở đây chính là ngắm cảnh bình minh hoặc hoàng hôn. Nhiều khách du lịch cũng cất công đến để ngắm nhìn sa mạc trắng muối dưới ánh trăng rằm.
Để thúc đẩy du lịch, quận Gujarat cũng hỗ trợ tài chính cho các doanh nghiệp thủ công mỹ nghệ địa phương. Nghệ thuật và thủ công của các cộng đồng du mục sống ở vùng này nổi tiếng khắp Ấn Độ. Hàng năm, từ tháng 11 đến tháng 2 sẽ diễn ra các lễ hội rất hấp dẫn.
Phan Hằng
Theo baogiaothong.vn/Amarujala
Những 'Bệnh nhân số 0' nổi tiếng trong lịch sử y khoa thế giới và câu chuyện đen tối về 'người gieo mầm bệnh' Trong lịch sử y khoa, có vô số trường hợp bệnh nhân như vậy, song đối với những đại dịch khủng khiếp, các Patient Zero thậm chí còn được nhớ đến với tiếng xấu "người gieo mầm bệnh". Hình minh họa Patient Zero hay Bệnh nhân số 0 là một thuật ngữ thường được sử dụng trong y khoa để chỉ những ca...