Chuyện lạ: Quạ nói tiếng Anh như gió tại Hải Phòng
Một người đàn ông dị thường cất công đi lùng sục mua cho bằng được đàn quạ về dạy nói, dạy hát, thậm chí hát Quốc ca, nói tiếng Anh như gió ở Hải Phòng.
Con ‘Địa’ này đang được ông Tuấn dạy nói
Những chú quạ kì lạ
Từ trước đến nay, theo quan niệm dân gian, quạ là một loài vật mang đến sự đen đủi và chết chóc. Hơn thế nữa, theo một số nhà nghiên cứu, quạ còn là loài vật có tính xấu thù dai nhớ lâu. Nhưng cũng vì cái sự nhớ lâu ấy mà quạ cũng có thể học nói tiếng người giống như sáo hay vẹt. Vì thế, sau khi biết rằng có một đại gia đất cảng đã bỏ công sức để chăm nuôi và huấn luyện thành công ba chú quạ biết nói, biết hát, chúng tôi đã tìm về tận nơi để được chứng kiến những chú quạ kì lạ này.
Chủ nhân của ba chú quạ biết nói, ông Mai Quang Tuấn (phường Đông Hải, Hải An, Hải Phòng) với biệt danh Tuấn “trắng”, chuyên kinh doanh nước tương, cho biết: “Chúng ta vẫn coi quạ đại diện cho sự không may mắn, chết chóc nhưng người dân Do Thái rất quý loài chim này. Họ coi quạ là con của trời nên tôi đặt tên con đầu tiên là “Thiên”. “Thiên” đã được năm tuổi, là chú quạ nói sõi nhất trong ba con quạ mà tôi mua về để huấn luyện”.
Theo như lời kể, sau khi có “Thiên”, ông Tuấn tình cờ có thêm một con nữa và đặt tên là “Địa” với ý nghĩa lộc tài của đất và phù hợp với chú quạ trước. Sau này, ông mua thêm chú quạ thứ ba đặt tên là “Nhân” và ông tin rằng ba yếu tố “Thiên”, “Địa”, “Nhân” đã giúp công ty của mình phát triển thành công.
Trước đó, ngoài quạ ra, ông Tuấn còn nuôi nhiều loại chim khác nhau nhưng cho đến bây giờ thì ba con quạ “Thiên”, “Địa”, “Nhân” này lại chiếm cảm tình đặc biệt của ông. “Ban đầu khi tôi đưa quạ về nuôi, các loài chim khác nuôi trong nhà thấy chúng rất sợ, bay dáo dác. Nhưng chỉ vài ngày sau, mọi chuyện dần trở lại thường ngày. Giờ thì như bạn thấy, chúng sinh sống hòa bình với nhau”, ông Tuấn cho biết.
Khi nghe “Thiên” cất lên tiếng nói: “Có khách, hê lô, anh ơi, Tuấn ơi ….”. Sau đó, vừa nghe chủ bảo cười, nó liền nghiêng đầu và kêu “cúc, cúc…”. Anh Tuấn cười xòa bảo: “Nó còn nhiều tài lẻ. Thông thường nếu không có khách lạ, nó còn véo von hát Quốc ca nữa”.
Bí quyết dạy quạ nói
“Bí quyết huấn luyện quạ không có gì đặc biệt. Ở nước ngoài, người ta đã khám phá ra khả năng học và bắt chước của loài chim thông minh này từ rất lâu. Trước kia, tôi từng đọc một cuốn sách nghiên cứu về sinh học của một tác giả người Đức. Ông này rất giỏi về ngỗng, chó và quạ. Trong phần biểu lộ về tập tính của quạ, nhà sinh học này khẳng định chúng là con vật thông minh nhất họ nhà chim. Việc quạ biết nói cũng được đề cập khá kĩ trong cuốn sách này. Chính từ cơ duyên tiếp cận tài liệu đó, tôi mới cân nhắc rồi quyết định nhờ người mua chúng về huấn luyện”, ông Tuấn chia sẻ.
“Hằng ngày, mỗi khi cho quạ ăn, tôi lại chuyện trò với chúng. Mình muốn dạy chúng câu gì, thì phải nhắc đi nhắc lại nếu không sẽ không được ăn. Quạ là loài chim rất thông minh, khi chúng cần ăn, chúng hướng về chủ và chóng vánh nói được những gì được học. Tuy nhiên, khả năng đặc biệt của quạ không phải chỉ dừng lại ở việc biết nói tiếng người”, ông Tuấn nói.
Theo ông chủ kinh doanh nước tương lừng danh đất cảng này, giọng nói của loài quạ cũng có sự đổi thay âm vực, lúc lên cao, lúc xuống thấp, lúc trầm lúc bổng hệt như tiếng người vậy. Qua quá trình huấn luyện cẩn thận, quạ có thể bắt chước được động tác của con người nữa.
Video đang HOT
Con quạ tên “Thiên” biết hát cả Quốc ca
Ngoài yếu tố thông minh, quạ còn có khả năng biểu đạt cảm xúc rất tốt, chúng cũng có sự bày tỏ tình cảm yêu ghét rõ rệt. Theo như lời kể của đại gia đất cảng thì một lần ông và con gái vờ gây gổ. Đang đậu trên cành cây, “Thiên” lập tức bay xuống và mổ vào tay như một cách biểu đạt sự phản đối.
“Tôi còn nhớ có lần tôi ép “Thiên” chuyển từ chuồng nhỏ sang chuồng lớn hơn. Thế nhưng, vì lạ hơi, nó nhất quyết không chịu “chuyển nhà”. Bực mình, tôi lấy tay túm cổ nhấc bổng quạ sang rồi chốt cửa chuồng lại. Chỉ thế thôi mà hai, ba ngày liên tục sau đó, hễ tôi đưa tay vào cho ăn là nó mổ.
Lúc đầu, tôi cũng chưa hiểu hết. Mãi đến khi thấy “Thiên” chợt xa lánh mình, tôi mới mới giật mình suy nghĩ lại và nhận ra những sai lầm trong cách chung sống với chúng. Sau này, tôi đọc sách và biết loài quạ có trí nhớ rất lâu và bản chất thù dai. Khi không chấp thuận, không thấy an toàn về ai đó, chúng sẽ nhớ rất lâu. Hành động túm cổ của tôi đã khiến nó nghĩ chủ nhân đang áp bức. Nó nghĩ là mình không thân thiện nữa. Đến nay, hằng ngày tôi cho ăn, nó vẫn chào hỏi bình thường. Nhưng hễ đưa tay vào bắt, “Thiên” liền mổ ngay” – ông Tuấn kể.
Nói về nguồn quạ giống để huấn luyện, ông chủ doanh nghiệp không ngại tiết lộ thêm: “Trước đây, quạ muốn mua giống có khi phải nhờ bạn bè xách tay từ nước ngoài về. Nhưng thời điểm này, nếu ai không ngại quan niệm xui xẻo và thực thụ muốn nuôi quạ làm cảnh, tôi sẽ chỉ ngay ra chợ Hàng (Hải Phòng). Ở đó, các loại chim, thú cảnh, trong đó có quạ, đều rất sẵn”.
Có lẽ, ở vị đại gia này có một sự kiên trì và khả năng thuần phục được các loài động vật mà ít ai có. Ngoài quạ ra, ông Tuấn còn nổi tiếng cả trong, ngoài nước với thú chơi chó “chọi” Pitbull. Nhiều người còn nói đùa rằng, để có được cơ nghiệp ngày hôm nay, ông Tuấn nhờ rất nhiều vào… chó. Bởi lẽ ông cũng đã có một thời buôn chó Nhật và thu được lợi nhuận khổng lồ để trở thành một đại gia.
Nguồn Cảnh sát toàn cầu
Chuyện lạ Việt Nam: Dị nhân mù vẫn sửa khóa, bắt cá như thường
Tuy đôi mắt không nhìn thấy gì nhưng họ lại có những khả năng vượt trội hơn người bình thường.
1. Dị nhân mù có khả năng sửa khóa
Tại huyện Đức Thọ, tỉnh Hà Tĩnh ít có ai không biết về "dị nhân" Phan Văn Dương, 74 tuổi, người đàn ông bị mù nhưng có khả năng sửa khóa "siêu đẳng". Từ năm lên 7 tuổi, đôi mắt của ông đã bị mù vì một chứng bệnh lạ. Trải qua nhiều nghề để mưu sinh, cuối cùng ông đến với nghề sửa khóa với cả tâm huyết và sự nỗ lực. Hàng xóm nhà ông cho biết: Từ khi làm nghề ông chưa bó tay với loại khóa nào. Có những đại gia bị mất chìa khóa két sắt cũng đến nhờ ông sửa giúp.
Không chỉ giỏi sửa khóa mà ông Dương còn có khả năng đan lát rất khéo. Ông tự chẻ tre, nứa và đan thành rổ, rá để nhà dùng. Ngoài ra, ông còn có thể tự xâu kim chỉ vá quần áo như một người bình thường.
Ảnh: Anninhthudo.vn.
2. Dị nhân mù bắt cá bằng tay không
Anh là Lê Thanh Vận, 52 tuổi sống tại Thượng Xá, xã Hải Thượng, huyện Hải Lăng, Quảng Trị. Tuy bị mù bẩm sinh nhưng anh Vận lại là một người bắt cá siêu hạng trong vùng. Đặc biệt, anh chỉ bắt cá bằng tay không mà thôi.
Anh Vận tâm sự: Chỉ cần lội nước là anh nghe được tiếng cá quẫy dưới sông. Sau đó, anh lùa cá vào mép cỏ và dùng tay vây quanh lại để tóm gọn chú cá. Và với kinh nghiệm 30 năm bắt cá bằng tay không, chỉ khoảng một lúc anh đã bắt được cả chục con cá lớn nhỏ khiến cho những người chứng kiến phải trầm trồ thán phục.
Ảnh: Anninhthudo.vn.
3. Lão ngư mù tìm cá bằng... tai
Ông Nguyễn Văn Dê (66 tuổi, xã Vinh Hưng, huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) được ngư phủ trong thôn đặt cho biệt danh "ông Dê tìm cá bằng tai" vì khả năng tìm cá phi thường của mình. Tuy bị mù từ năm 7 tuổi do căn bệnh thủy đậu nhưng ông Dê có thể nghe tiếng cá, tôm thắng cả người sáng mắt. Nhờ đó, mỗi lần chạy đò đi bắt tôm, cá, ông đều thu hoạch được nhiều hơn mọi người.
Ảnh: Laodong.com.vn
4. Dị nhân mù leo núi bắt rắn, ba ba
Anh Trần Văn Nhận (tên thường gọi là Ma) sống tại thôn 3 xã Bằng Cốc (Hàm Yên - Tuyên Quang) luôn được người dân trong khu vực thán phục bởi khả năng lặn nước bắt ba ba, leo núi cao tìm rắn độc. Vượt lên chính mình với đôi mắt bị hỏng từ khi còn rất nhỏ, anh học nghề bắt rắn, bắt ba ba rất nhanh và thành thục.
Tuy nhiều lần đối mặt với hiểm nguy nhưng anh vẫn vượt qua một cách thần kỳ và thành công trong công việc mà đối với nhiều người lành lặn, nó cũng là một thách thức lớn.
Ảnh: Đời sống & Pháp luật.
5. Dị nhân mù có tài đàn hát siêu đẳng
Ông Nguyễn Quang Ái, sinh năm 1946, sống tại thôn Đông Triều, xã Quỳnh Dị (huyên Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An). Ông Ái bị mù từ khi mới 9 tháng tuổi vì căn bệnh đậu mùa.
Đam mê tiếng đàn bầu từ khi mới 14-15 tuổi, ông tự học đàn qua việc nghe những bản dân ca trên đài phát thanh rồi tự nhớ lời, nhớ giai điệu. Bằng khả năng thiên phú, ông Ái có thể tự đàn, tự hát bằng chiếc đàn bầu tự chế của gia đình. Từ đàn bầu, ông Ái bắt đầu học đến những loại nhạc cụ như guitar, sáo trúc... Với mỗi loại nhạc cụ, ông đều rất chăm chỉ tập luyện và có thể chơi thành thục.
Ảnh: Nguoiduatin.vn.
6. Dị nhân mù biết chơi nhạc cụ nhiều nhất làng
Hồ Sỹ Kiều (SN 1959) quê ở thôn 4, xã Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, Nghệ An. Ngày còn nhỏ, trong một lần cùng trai làng xem hội diễn văn nghệ, ông bị tiếng đàn bầu cuốn hút. Mày mò học đàn bầu cho thành thục, ông chuyển sang học đàn tranh, nhị... và dần dần thành người biết chơi nhiều nhạc cụ nhất làng.
Tuy có khả năng văn nghệ giỏi nhưng ông lại kiếm sống bằng việc bán tăm cho Hội người mù. Mỗi ngày ông đều đi bộ tối thiểu 15km để bán tăm. Tuy không nhìn thấy đường nhưng ông chưa hề bị ngã khi đi đường bởi ông có trí nhớ rất tốt, nhớ từng hòn đá, ổ gà mình đã đi qua. Dù bây giờ đã 55 tuổi, ông vẫn có thể leo dừa, hái dừa, thậm chí bằng tay không có thể hái dừa ăn ở trên ngọn cây.
Ảnh: Gia đình & Xã hội.
Theo Datviet
Hy hữu bé gái có 2 "của quý" ở Bắc Giang Nỗi lo lắng xuất hiện trong túp lều nhỏ khi cha mẹ phát hiện ở vùng kín của con gái mọc "chòi" thêm bộ phận của nam giới. Chị Giàng Mí Sông và cháu Xuyến. Ảnh T.G. Vợ chồng chị Giàng Mí Sông và anh Giàng Mí Mua đến với nhau trong niềm vui hạnh phúc khi cả hai đều đã qua một...