Chuyện lạ: Nông dân mất ruộng khi sổ đỏ còn trong tay
Nhằm giải quyết vấn đề nước sạch, góp phần làm giảm các bệnh tật có liên quan đến nguồn nước, ngày 8/11/2013, Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường ( Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Nam) đã có văn bản số 105/TTN-NS&VSMT đề nghị Ủy ban Nhân dân xã An Lão, huyện Bình Lục thực hiện công tác giải phóng mặt bằng để xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch cho 13.362 người dân trên địa bàn xã.
Tuy nhiên, ngay sau khi có văn bản trên, chính quyền xã An Lão đã không thông báo người dân, mà tự ý “rút” ruộng của gần 30 hộ dân để cắm mốc giải phóng mặt bằng. Sự việc này đã khiến người dân sinh sống ở xóm 7, thôn An Lão, xã An Lão hết sức bất bình.
Thậm chí, không ít người dân còn cho rằng “họ bị đánh cắp quyền công dân,” bởi trong khi hàng chục hộ dân xóm 7 còn nắm chắc sổ đỏ trong tay, thì hơn 10.5000 hécta đất ruộng làm ra thóc gạo của người nông dân nghèo đã “bị khoanh” dự án lúc nào chả ai hay biết.
Gần 30 hộ dân ở thôn An Lão bị “rút” đất khi sổ đỏ còn trong tay. (Ảnh: Hùng Võ/Vietnam )
Trong câu chuyện với phóng viên Vietnam , ông Nguyễn Hữu Kháng, một người dân ở xóm 7, thôn An Lão, xã An Lao cho rằng, việc đầu tư xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch trên địa bàn là rất cần thiết trong bối cảnh nguồn nước nơi đây đang bị ô nhiễm. Tuy nhiên, việc chính quyền tự ý “rút” ruộng của dân mà không thông báo, dù rằng sổ đỏ vẫn trong tay dân là điều không thể chấp nhận.
Theo lời ông Kháng, sự việc chính quyền tự ý “rút” ruộng của gia đình ông và gần 30 hộ dân trong thôn bắt đầu bị phát giác khi nhà đầu tư đưa máy móc về cắm mốc, đào mương, đắp kè (bờ), san lấp mặt bằng phá nát ruộng của dân vào những tháng cuối năm 2013.
“Thấy lạ, tôi và người dân trong thôn kéo nhau tới kêu chính quyền địa phương thì mới hay biết đất ruộng của chúng tôi đã bị chính quyền xã lấy để giải phóng mặt bằng, xây dựng hệ thống cung cấp nước sạch,” ông Kháng tần ngần nói.
Cũng theo lời ông Kháng, hơn 10.500 hécta đất ruộng bị xã “rút” để làm dự án là đất 5%-phần đất thuộc diện bồi thường giải phóng mặt bằng (tạm tính). Tuy nhiên, đến nay, người dân có đất bị thu hồi chóng vánh này vẫn chưa nhận được một khoản đền bù nào, ngoài khoản hỗ trợ 1.000 đồng/1m2 cùng với những sào ruộng ở vùng sâu-năng suất lúa thấp.
Video đang HOT
Người dân bị chính quyền “rút” đất để làm dự án.
Chung nỗi bất bình nêu trên, anh Nguyễn Đắc Đông-một trong những người dân có diện tích đất ruộng bị thu hồi lớn nhất ở xóm 7 cho rằng, 1.200m2 đất ruộng của gia đình anh bị chính quyền “rút” để làm dự án là đất ruộng loại 1. Thông thường, với những sào ruộng này, mỗi vụ cho năng suất 2,7-3 tạ/sào.
“Đáng nói là sau một thời gian khiếu nại, xã mới trả cho dân đất ruộng loại 3, năng suất chỉ cho 1,5-1,7 tạ/sào. Với sản lượng lúa như thế này, bà con chúng tôi biết lấy gì để sống, trong khi những người nông dân như chúng tôi chỉ biết bám lấy mấy sào ruộng?” anh Đông thở dài ngao ngán.
Người nông dân này cũng thành thật chia sẻ rằng, đây là dự án phúc lợi phục vụ người dân, nên nếu ngay từ đầu chính quyền xã An Lão thông báo việc “rút” để triển khai công trình thì anh và gần 30 hộ dân khác trong thôn sẽ không tố giác, ngược lại sẽ hết sức ủng hộ.
“Thế nhưng, việc lãnh đạo địa phương không coi trọng quyền dân chủ của dân, mà tự ý rút ruộng, rồi cho đến khi dân đề đơn cầu cứu mới hỗ trợ 1.000 đồng/m2 là điều hết sức mập mờ. Thử hỏi, nếu dân không kêu, liệu số tiền hỗ trợ này sẽ vào túi ai?” anh Đông thắc mắc.
Mang những thắc mắc cùng với tệp đơn cầu cứu của người dân tới gặp chính quyền sở tại, chúng tôi được ông Lê Gia Ngọc, Phó Chánh văn phòng Ủy ban Nhân dân huyện Bình Lục cho biết, theo quan điểm ban đầu của tỉnh thì phần đất ruộng thu hồi để xây dựng công trình nước sạch ở xã An Lão không thuộc diện bồi thường, mà địa phương thực hiện theo chủ trương “lấy ruộng đổi ruộng,” phần nữa là do dân hiến nguyện.
Tính đến nay, xã An Lão đã triển khai phương án giao đất ruộng cho dân. Chính quyền địa phương này cũng đã hỗ trợ cho dân 1.000 đồng/m2. Tuy nhiên, hiện các hộ dân-họ vẫn chưa nhận ruộng vì cho rằng đất nằm ở vị trí sâu, nhưng quan trọng hơn là họ muốn đền bù 25 triệu đồng/sào trong tổng số tiền chi phí đền bù giải phóng mặt bằng (tạm tính) là 705,2 triệu đồng để triển khai dự án.
Đề cập đến quy trình “rút” ruộng không thông báo người dân của chính quyền xã An Lão khiến người dân bức xúc, ông Ngọc cho rằng, trong việc này có thể xã An Lão còn có những cái làm chưa khéo, cần phải rút kinh nghiệm và bàn bạc kỹ lưỡng.
“Quan trọng hơn, đây là dự án phúc lợi vì người dân, do đó nếu không được sự đồng thuận của người dân và chính quyền xã không sớm giải quyết việc giải phóng mặt bằng ổn thỏa, thì có thể sẽ mất cơ hội, mất công trình,” ông Ngọc trăn trở./.
Hệ thống cung cấp nước sạch tại xã An là công trình phúc lợi phục vụ dân sinh, kinh tế được Chính phủ hỗ trợ 90% vốn đầu tư xây dựng công trình từ nguồn vốn của Ngân hàng Thế giới, 10% chi phí đầu tư công trình cấp nước tập trung do người sử dụng nước đóng góp.
Đây là dự án lớn, do Trung tâm nước sạch và vệ sinh môi trường làm chủ đầu tư. Dự án này được thực hiện từ cuối năm 2013-2015, với tổng kinh phí trên 32 tỷ đồng.
Theo Vietnam
Khắc phục hậu quả vụ đập phá tài sản DN ở Bình Dương: Ông Huỳnh Uy Dũng hỗ trợ nhóm "Công ty xe đạp" bị thiệt hại nặng nhất
Ngày 27.5, ông Huỳnh Uy Dũng - Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng GĐ Cty CP Đại Nam và ông Trần Văn Liễu - Trưởng Ban quản lý KCN tỉnh Bình Dương (BD) - đã đến thăm nhóm các Cty chuyên sản xuất phụ tùng, linh kiện xe đạp mang thương hiệu Asama, tại KCN Sóng Thần 2 (do Cty CP Đại Nam làm chủ đầu tư cơ sở hạ tầng).
Một phương án hỗ trợ kịp thời cho nhóm "Cty xe đạp" trên đã được quyết định ngay, nhằm tạo điều kiện cho các DN này sớm trở lại hoạt động và giải quyết việc làm cho 25.000 CN ở KCN Sóng Thần 2...
Đây là nhóm DN bị thiệt hại nặng nhất ở tỉnh BD trong sự cố những kẻ quá khích lợi dụng tuần hành đốt phá DN trong ngày 13 và 14.5 vừa qua. Theo báo cáo của Cty CP Đại Nam: Với tổng số 105 DN ở KCN Sóng Thần 2, có 10 Cty bị đốt cháy hoàn toàn và 53 Cty bị đập pháp. Trong số những Cty bị thiệt hại nặng nhất, phải kể tới nhóm Cty chuyên sản xuất phụ tùng, linh kiện và lắp ráp xe máy như các Cty: Asama, Active Internetional VN, Alhona VN, Asama Yuhuiun International.v.v...
Ngay tại buổi làm việc với ông Huỳnh Uy Dũng và ông Trần Văn Liễu, ông Thái Văn Thụy - đại diện chi hội Hội Thương gia Đài Loan tại BD - đã cho biết: "Hiện tại, trong thời gian chờ các Cty bảo hiểm thẩm định thiệt hại để bồi thường, nhiều DN Đài Loan bị đốt phá, nên không có nhà xưởng để hoạt động sản xuất trở lại, CN đang chờ việc; trong khi đơn hàng nước ngoài không thể gián đoạn... Đó là khó khăn trước mắt của chúng tôi".
Với tư cách là chủ đầu tư KCN Sóng Thần 2, ông Huỳnh Uy Dũng nói: "Tôi thành thật chia sẽ nỗi đau, mất mát với các DN. Đây là sự cố ngoài ý muốn của chính quyền và nhân dân tỉnh BD. Các bạn đau một, chính quyền và người dân BD đau mười. Vì vậy, ngay lúc này đây, chúng tôi sẽ bằng mọi cách hỗ trợ, giúp đỡ các DN vượt qua khó khăn để sản xuất trở lại".
Trong khả năng của mình, ông Dũng cam kết sẽ lấy 5.000 m2 đất trống trong KCN Sóng Thần 2 cho Cty Active International VN (sản xuất yên xe đạp) mượn trong thời gian từ 5 - 15 năm, hoàn toàn không thu phí. Đồng thời, ông Dũng cũng chỉ đạo Cty Đại Nam cho nhóm "Cty xe đạp" Asama được mượn sử dụng hoàn toàn miễn phí 18.000 m2 nhà kho tại Trung tâm hành chính Dĩ An để làm kho chứa hàng hóa, vật tư phục vụ sản xuất trong thời gian khôi phục lại nhà xưởng...
Ngoài ra, ông Huỳnh Uy Dũng cũng tuyên bố: "Nếu nhóm các Cty sản xuất xe đạp trên cần một khu nhà xưởng mới để có thể sớm lắp đặt thiết bị, máy móc, nhằm sản xuất ngay và không để hàng ngàn CN bị mất việc, Cty Đại Nam sẳn sàng lấy luôn Cụm công nghiệp Tân Định cho các DN mượn để hoạt động sản xuất mà không đòi hỏi điều kiện gì.
Nếu các chuyên gia, cán bộ cần chỗ nghỉ ngơi, chúng tôi sẳn sàng có những phòng khách sạn, biệt thự xây dựng sẳn tại Khu du lịch Đại Nam cạnh bên phục vụ miễn phí. Chúng tôi nguyện làm tất cả những gì có thể để giúp đỡ các bạn tiếp tục đầu tư vào tỉnh BD. Chúng tôi hy vọng rằng, sự cố vừa qua là đáng tiếc, các bạn hãy tin rằng, các bạn không đơn độc khi đầu tư vào BD.
Xung quan các bạn còn có rất nhiều bạn bè như chúng tôi, chính quyền và người dân BD. Chúng tôi có trách nhiệm bảo vệ và giúp đỡ các bạn". Theo các DN Đài Loan, phương án trên của ông Dũng rất thiết thực, kịp thời giúp DN trong bối cảnh nhà xưởng hiện nay đã bị hư hỏng, buộc phải xây dựng mới hoàn toàn, với thời gian kéo dài phải từ 1 - 2 năm.
Ngay trong chiều ngày 27.5, khoảng 10 nhà đầu tư của nhóm "Cty xe đạp" Asama đã cấp tốc lên khảo sát Cụm công nghiệp Tân Định. Riêng ông Trần Văn Liễu - Trưởng Ban quản lý các KCN tỉnh BD - thì cam kết: "Hiện nay, chúng tôi rất thấu hiểu nỗi đau và mất mát của các DN trong sự cố vừa qua. Các DN hãy thống kê cụ thể những thiệt hại gửi tới chúng tôi để xem xét hỗ trợ nhanh nhất.
Bên cạnh đó, việc trả lương cho người lao động, chi trả các chính sách BHXH, BHTN, các cơ quan chức năng sẽ rốt ráo giải quyết, tháo gỡ mọi vướng mắc... Bất kỳ trục trặc nào, các DN hãy liên hệ ngay với tôi. Tôi cam kết sẽ giải quyết tất cả những yêu cầu của các DN".
Được biết, nhóm khoảng 10 Cty chuyên sản xuất phụ tùng, linh kiện, lắp ráp xe đạp với thương hiệu Asama nổi tiếng ở Đài Loan, được ông Huỳnh Uy Dũng mời gọi đầu tư vào KCN Sóng Thần 2 cách đây khoảng 15 năm.
Theo Laodong
Tình hình cấp "sổ đỏ" ở Hà Nội chuyển biến tích cực Ngày 7-5, Bộ TN-MT cho biết, đến nay, cả nước đã cấp được 41,6 triệu "sổ đỏ" với tổng diện tích 22,9 triệu ha, đạt 94,8% diện tích các loại đất đang sử dụng phải cấp Giấy chứng nhận (GCN). Trong đó, 5 loại đất chính cả nước đã cấp được 40,7 triệu GCN với tổng diện tích 22,3 triệu ha, đạt 94,6%...