Chuyện lạ Ninh Thuận: Cứu sống vườn dâu tây chỉ bằng 1 lon sữa uổng dở vứt đi của đứa cháu
Chuyện cho dâu tây uống sữa tươi nghe có vẻ kỳ lạ nhưng lại mang đến những thành quả bất ngờ.
Đến thăm vườn dâu sạch Trúc Hương của bà Võ Thị Hương (57 tuổi) là nông dân ở thôn Bình Quý, thị trấn Phước Dân (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) áp dụng mô hình chăm sóc rất lạ: cho cây dâu tây “uống sữa”
Vườn dâu sạch được uống sữa mang tên Trúc Hương của bà Võ Thị Hương (57 tuổi) ở thôn Bình Quý, thị trấn Phước Dân (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) gần đây đang thu hút rất nhiều du khách đến tham quan, trải nghiệm.
Bà Võ Thị Hương, thôn Bình Quý, thị trấn Phước Dân (huyện Ninh Phước, tỉnh Ninh Thuận) chủ vườn dâu sạch được uống sữa mang tên Trúc Hương chăm sóc vườn dâu tây.
Những ngày này, gia đình bà Hương vẫn đang tất bật thu hoạch dâu tây bán cho du khách. Bà Hương là hộ dân trồng dâu tây đầu tiên trên địa bàn tỉnh Ninh Thuận.
Bà Hương cho biết đầu năm 2019, vợ chồng xây dựng một nhà kính trên diện tích 600 m2, dự tính để sản xuất các loại rau sạch. Tuy nhiên, sau khi đi tham khảo mô hình trồng dâu tây ở các tỉnh Lâm Đồng, Tây Ninh…, gia đình bà quyết định mua giống về trồng thử ở vùng đất nắng Ninh Thuận, với suy nghĩ nếu có thất bại thì mất tiền giống, còn nhà kính thì vẫn còn đó.
Video đang HOT
Bà Võ Thị Hương, chủ vườn dâu sạch Trúc Hương, chia sẻ: Ninh Thuận mình có cây nho, cây táo được trồng nhiều rồi, nên tôi lên Đà Lạt thì thấy họ làm giàu bằng cây dâu, về tôi làm theo xem có phát triển được không. Nếu thành công thì mở ra hướng đi mới cho nông dân trong vùng.
An Giang: Loài cá leo sông khủng nặng cả chục ký hiếm lắm dù nước phù sa đỏ ngầu đã đổ về
Theo bà Hương, sau khi ươm được 200 chậu cây dâu tây và đưa vào nhà kính để chăm sóc theo đúng quy trình, kỹ thuật được hướng dẫn nhưng cây dâu không phát triển, lá có chiều hướng bị úa vàng. Đang trong tình cảnh “tiến thoái lưỡng nan”, tình cờ bà nhặt được hộp sữa uống còn dư của đứa cháu ngoại vứt bỏ, bà thấy tiếc nên tưới vào cây dâu.
Thật bất ngờ, sáng hôm sau cây dâu trở nên tươi tốt lại, nhưng khi quan sát kỹ thì thấy rất nhiều kiến bò dưới gốc cây do có vị sữa, bà Hương sợ kiến ăn mất rễ cây, nên nảy ra ý tưởng lên men sữa tươi rồi tưới cho cây dâu.
Từ hôm đó, bà tìm mua sữa tươi hết hạn sử dụng với giá rẻ về ủ lên men và tưới cho cây dâu đều đặn mỗi tuần 1 lần. Thật kỳ diệu, với khí hậu nắng nóng như Ninh Thuận nhưng cây dâu vẫn phát triển xanh tốt, rồi ra hoa đậu quả.
Quả dâu chín có vỏ căng bóng, ăn ngọt và có vị thơm của sữa rất thu hút, một đặc điểm rất nổi bật khác là dâu tây canh tác không theo mùa vụ, thu hoạch được quanh năm, khi hái hết quả này thì tiếp tục ra hoa và quả khác, không bị ngắt lứa.
Nhận thấy việc trồng dâu tây cho “uống sữa” đạt năng suất cao lại nhàn hơn trồng các loại cây ăn quả khác, gia đình bà Hương tiếp tục nhân rộng mô hình cho dâu “uống sữa” thêm diện tích 2.000 m2 và được chính quyền địa phương hỗ trợ xây dựng con đường đến trang trại để phục vụ du khách đến tham quan, mở ra hướng đi mới cho phát triển kinh tế và thu hút du lịch tại tỉnh nhà
Hiện tại vườn dâu tây của bà Hương có hơn 4.000 chậu đang được chăm sóc theo “công thức” tưới hợp chất sữa lên men hòa với nước giếng và không dùng bất cứ loại phân nào để chăm sóc cây dâu.
Đây là mô hình đầu tiên tại Ninh Thuận khi người dân dùng sữa tươi tưới cho cây dâu, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao.
“Ở vườn hiện có hơn 2.000 chậu đã có trái, bình quân thu hoạch dâu tây 3 ngày được khoảng 36 kg, bán với giá 300.000 đồng/kg, chủ yếu bán cho người dân địa phương. Trong thời gian đến, tôi sẽ phát triển thêm nhiều loại cây khác như mô hình rau sạch, rau trồng trong ống nước để du khách tham quan, trải nghiệm” – bà Hương chia sẻ thêm.
Hết đêm nay, Ninh Thuận tạm dừng lễ hội, cưới hỏi, karaoke
Chiều 10-8, UBND Ninh Thuận phát công điện khẩn về việc tăng cường các biện pháp phòng chống dịch bệnh COVID-19 trên toàn tỉnh sau khi tỉnh này có trường hợp F1 tiếp xúc trực tiếp bệnh nhân 751.
Tạm dừng những hội nghị, hội thảo như thế này. Nếu tổ chức hội nghị quá 30 người phải xin phép Ban chỉ đạo phòng, chống dịch COVID-19 tỉnh - Ảnh: MINH TRÂN
Theo đó, UBND tỉnh chỉ đạo tạm dừng hoạt động các cơ sở kinh doanh dịch vụ không thiết yếu, như cơ sở massage, quán bar, vũ trường, karaoke, trò chơi điện tử trực tuyến, các hoạt động lễ hội, nghi thức tôn giáo, tiệc cưới hỏi. Các hội nghị, sự kiện không được tập trung quá 30 người.
Thời gian bắt đầu thực hiện kể từ 0h ngày 11-8.
Cũng theo công điện, các cơ sở kinh doanh khác vẫn tiếp tục hoạt động nhưng phải trang bị phòng hộ cho nhân viên, đeo khẩu trang và giữ khoảng cách 1m khi tiếp xúc khách và tổ chức đo thân nhiệt, nước rửa tay sát khuẩn cho khách.
Tỉnh yêu cầu mọi người dân thực hiện nghiêm việc đeo khẩu trang tại nơi công cộng, trường học, nơi làm việc, khi di chuyển trên đường, trên các phương tiện giao thông; không tập trung quá 30 người tại nơi công cộng, ngoài phạm vi công sở, trường học, bệnh viện và giữ khoảng cách tối thiểu 1m.
Sở Y tế tỉnh phối hợp với địa phương tiếp tục truy vết, lập danh sách và lấy mẫu xét nghiệm tất cả những người đến từ Đà Nẵng, Quảng Nam và các trường hợp F1 có tiếp xúc gần bệnh nhân 751, các trường hợp F2 có tiếp xúc gần với F1.
Trước đó, UBND tỉnh có văn bản đề nghị Trung đoàn không quân 937 (Sư đoàn 370) và tiểu đoàn 24 (Sư đoàn 377) đóng tại Ninh Thuận khẩn trương rà soát, cung cấp thông tin người F1 tại Ninh Thuận tiếp xúc trực tiếp bệnh nhân 751 tại Nha Trang (tỉnh Khánh Hòa) vào ngày 28-7 và những người F2 tiếp xúc với người F1 này, đồng thời có phương án cách ly.
Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Ninh Thuận, liên quan đến bệnh nhân 751, Ninh Thuận có 3 người F1 và 24 người F2. Tất cả đã được lấy mẫu xét nghiệm, kết quả đều âm tính với virus SARS-CoV-2.
Máy làm biếng "thần thánh": Chỉ 8 phút bóc hết 12kg ngô, trong khi đó 1 người giã tay mất 4h Sau nhiều lần thất bại, đến năm 2015, ông Thái Văn Âu (ở huyện Ninh Sơn, Ninh Thuận) đã sáng chế thành công chiếc máy bóc, tách vỏ lụa và mày hạt ngô. Với những công năng đặc biệt của chiếc máy, người dân địa phương đã đặt tên cho nó là "cỗ máy làm biếng". 6 lần thất bại Nói về ý...