Chuyện lạ miền Tây-dân trèo lên những cái cây cao vút lấy thứ mật kỳ lạ vang danh cả nước
Tại xã An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang, từ 3 giờ sáng đến 4 giờ chiều hằng ngày, rất nhiều người dân trèo lên cây thốt nốt để lấy nước giải khát ( mật thốt nốt) để bán.
Ngoài những cây cao từ 10-15 mét, có rất nhiều cây thốt nốt cao khoảng 20 mét nhưng vẫn không làm khó được người dân.
Những ngày này, từ 3 giờ sáng, ông Nguyễn Bá Tòng (58 tuổi) ngụ ấp Phú Hiệp, xã An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang đã trèo lên cây thốt nốt để lấy nước giải khát. Ngoài những cây cao từ 10 – 15 mét, có nhiều cây thốt nốt cao đến 20 mét nhưng ông Tòng vẫn trèo bình thường, không có gì lo lắng.
Người dân ấp Phú Hiệp, xã An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang trèo lên cây thốt nốt để lấy nước giải khát. Ảnh: Huỳnh Xây
Ngoài những cây cao từ 10-15 mét, có rất nhiều cây cao khoảng 20 mét nhưng vẫn không làm khó được người dân đi lấy mật thốt nốt. Ảnh: Huỳnh Xây
Theo ông Tòng, nước giải khát được ông lấy trên cây thực chất là loại nước có vị ngọt chảy ra từ hoa thốt nốt, nhiều người còn gọi loại nước này là mật thốt nốt.
“Tôi trèo cây thốt nốt từ 3 giờ sáng đến tận 4 giờ chiều mỗi ngày để lấy mật thốt nốt. Tùy vào mùa vụ, tôi có thể lấy được 100-400 lít/ngày” – ông Tòng cho biết.
Theo ông Tòng, để lấy được mật thốt nốt, ngày hôm trước, ông phải trèo lên cây thốt nốt, dùng dao cắt dạt phần đầu hoa và gắn vào phía duới bình nhựa (đã cắt bỏ phần đầu) để đựng mật thốt nốt. Qua ngày hôm sau, ông Tòng trèo lên lấy bình nhựa đó đem xuống và thay vào đó là bình nhựa khác.
Ông Nguyễn Bá Tòng dùng dao cắt dạt phần đầu hoa và gắn vào phía duới bình nhựa (đã cắt bỏ phần đầu) để đựng mật thốt nốt. Ảnh: Huỳnh Xây
Video đang HOT
Người dân trèo xuống, đem theo mật thốt nốt. Ảnh: Huỳnh Xây
Mỗi người dân An Giang có thể thu hoạch được từ 100-400 lít mật thốt nốt mỗi ngày. Ảnh: Huỳnh Xây
Thông thường, mỗi cây thốt nốt có từ 2-5 hoa thốt nốt nên ông Tòng thường mang trên người số bình nhựa tương ứng.
Đặc biệt, do thân cây thốt nốt to, người dân không thể dùng tay ôm thân cây mà trèo lên như trèo cây dừa. Do đó, người dân nghĩ ra cách cột cây tre vào thân cây thốt nốt, khi trèo, người dân chỉ cần dùng chân đạp vào những nhánh tre đi lên.
Người dân nghĩ ra cách cột cây tre vào thân cây thốt nốt, khi trèo, người dân chỉ cần dùng chân đạp vào những nhánh tre đi lên và đi xuống. Ảnh: Huỳnh Xây
Tay ông Nguyễn Văn Út bị chai do trèo cây thu hoạch mật thốt nốt. Ảnh: Huỳnh Xây
Ông Tòng cho hay, mật thốt nốt sau khi đem về, ông bán cho các điểm bán nước giải khát hoặc làm đường thốt nốt bán cho các mối đặt trước. Trung bình mỗi ngày kiếm được từ 500.000 đồng, có những lúc mật nhiều vẫn kiếm được hơn 1 triệu đồng/ngày.
Còn ông Nguyễn Văn Út ngụ cùng địa phương thì cho hay, ông đã trèo cây thốt nốt lấy mật hoa rất nhiều năm, cây cao 20 mét là chuyện bình thường, nhẹ nhàng và không cần đồ bảo hộ.
“Làm nghề trèo cây thốt nốt lấy mật có thể kiếm 1 triệu đồng/ngày nhưng cực, tay chân bị chai” – ông Út nói.
Ông Nguyễn Văn Út cho biết, nghề trèo cây thốt nốt lấy nước mật rất cực nhưng có tiền nuôi sống gia đình. Ảnh: Huỳnh Xây
Tại xã An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang có rất nhiều khu vực, cây thốt nốt được mọc lên tập trung. Ảnh: Huỳnh Xây
Hiện ông Út cùng con trai của mình, ngày nào cũng trèo cây thốt nốt để bán. Không riêng gì ông Tòng, ông Út, mà có rất nhiều người dân ở xã An Phú, huyện Tịnh Biên, tỉnh An Giang sống bằng công việc này. Nơi đây có rất nhiều khu vực, cây thốt nốt mọc lên tập trung.
Về An Giang mê mẫn với tình yêu thốt nốt
Cây thốt nốt từ lâu đã gắn liền với cuộc sống của bà con tại tỉnh An Giang, đặc biệt là vùng Thất Sơn huyền bí (hay còn gọi là vùng Bảy Núi) thuộc địa phận huyện Tri Tôn và huyện Tịnh Biên.
Khi đến tham quan vùng đất dung dị này, du khách sẽ vô cùng ấn tượng với cảnh quan, ẩm thực và con người dân dã, nhất là hình ảnh bình dị nhưng không kém phần mộng mơ của những cây thốt nốt trên cánh đồng lúa, xào xạc vũ khúc thôn quê cùng gió.
Cây thốt nốt đã gắn bó với đồng bào dân tộc Khmer tỉnh An Giang từ bao đời nay, thốt nốt đã trở thành món quà tinh thần, là sản vật vô giá của cư dân trên vùng đất này. Mặc dù đi bất cứ nơi đâu của vùng đất An Giang, du khách cũng có thể bắt gặp những hàng cây thốt nốt, nhưng loài cây này không biết vì sao lại trở thành đặc sản tại vùng Bảy Núi. Và nhờ đó mà nơi đây được người dân ca ngợi với tên gọi "xứ sở của thốt nốt" hay "vùng đất thốt nốt"...
Cây thốt nốt sở hữu vẻ ngoài cao to và thẳng tắp, có thể vươn cao đến 30m nhưng đôi lúc có những cây lại lùn lùn trông khá xinh xắn. Nhìn từ phía xa xa, thân thốt nốt trông như thân cây dừa hay cây cau, cây cọ. Quả thốt nốt thì gần giống quả dừa và cùi thốt nốt cũng gần giống với cùi dừa non.
Khi đi dọc con đường nối các huyện Châu Đốc, Tri Tôn, Tịnh Biên, ắt hẳn du khách sẽ rất ấn tượng với hàng hàng, lớp lớp những cây thốt nốt được trồng đan xen với những cánh đồng, sừng sững ngự trị hệt như vệ sĩ oai vệ, hùng dũng trấn giữ đất tổ cha ông.
Thốt nốt hẳn là món quà quý giá của mẹ thiên nhiên dành tặng cho vùng đất An Giang. Bởi từ bao đời nay, cây thốt nốt luôn hiện hữu trong đời sống sinh hoạt của bà con trong vùng.
Lá thốt nốt được dùng để lợp nhà hay làm chất đốt, thân cây có thể làm cột nhà, bàn ghế... Còn trái thốt nốt là nguyên liệu làm nên những món ăn dân dã, đặc sản như nước thốt nốt, đường tán, chè, bánh gói, bánh bò... rất hấp dẫn.
Thốt nốt không chỉ là sản vật, mà bản thân nó còn là kiệt tác, là thành quả của sự sinh sôi, ươm mầm và phát triển. Cây thốt nốt có tuổi thọ lên đến hơn 100 năm nên thốt nốt được người dân xem như người bạn đồng hành của nông dân, hay hơn được ví von như chứng nhân lịch sử khi đằm mình dưới sương gió trước những thay đổi của thời cuộc.
Cây thốt nốt giản dị mộc mạc là thế, những tán lá ẩn hiện trong sương hay những hàng cây rũ rượi tỏa bóng, giản đơn hơn là dáng hình cong rồi lại thẳng... Tất cả như đã vẽ nên bức tranh phong cảnh đẹp đến nao lòng, đậm chất miền Tây thôn quê thanh bình, trù phú.
Những trái thốt nốt và nước thốt nốt nguyên chất
Ngày này qua ngày kia, tháng này qua tháng nọ, năm này nối tiếp năm kia, thốt nốt vẫn đứng vững chãi giữa cánh đồng, là nơi trẻ con vui đùa, rộn rã tiếng cười và cùng là điểm tựa, là bóng râm giúp người nông dân phần nào bớt mệt nhọc bởi cái nắng chói chang. Thốt nốt không chỉ là bạn, mà còn là tuổi thơ, là tình yêu và khát vọng sống của bao người.
Hàng chục ngàn người tiếp tục về quê, các tỉnh loay hoay lo cơm nước Hàng chục ngàn người tiếp tục về quê trong đêm khiến các tỉnh miền Tây phải đau đầu lo cơm nước và nguy cơ "vỡ trận" khi dòng người về ngày càng đông. Trong đêm 3-10, An Giang có trên 7.700 người về quê nhà tự phát - Ảnh: MINH KHANG Ngày 4-10, ông Nguyễn Thanh Bình - chủ tịch UBND tỉnh An...