Chuyện lạ lùng nơi vườn ‘báu vật’ thị cổ Mỹ Trạch xanh tốt quanh năm
Nhiều cây thị có tuổi đời hàng trăm năm được người dân xã Mỹ Trạch, huyện Bố Trạch ( tỉnh Quảng Bình) xem như báu vật. Trải qua thời gian, quanh những gốc thị này vẫn tồn tại nhiều câu chuyện kỳ lạ được lưu truyền.
Làng thị cổ ở xã Mỹ Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình nằm ven sông Son hiện ra bình yên, giản dị, đậm nét phong thủy hữu tình.
Cây thị ở xã Mỹ Trạch (huyện Bố Trạch) có tuổi đời hàng trăm năm. Ảnh: Anh Hoàng
Theo quan sát của phóng viên, tại đây, rất nhiều cây thị cổ thụ hình thù rất đẹp, gốc to, vỏ sần sùi, tán cây bao trùm cả một khu rộng lớn, rễ cây lan rộng ra cả khu vườn. Những cây thị có thế trực tự nhiên, trải qua hàng trăm năm nên ruột cây đã bị rỗng tạo thành nhiều hốc lớn hình thù kỳ lạ nhưng không vì thế mà kém vững vàng.
Thân cây có những khối lồi lõm, sần sùi hình dạng kỳ dị. Lớp vỏ ở thân cây sờ vào cứng đanh như sắt, những điểm sát gốc có màu đen như một lớp trầm tích cổ. Ảnh: Anh Hoàng
Theo lời kể của các cụ cao niên trong làng, dẫu là người già nhất cũng không biết những cây thị có từ năm nào, một số cụ sinh ra đã thấy cây thị sừng sững rồi.
Trong mảnh vườn của cụ Nguyễn Văn Củng (SN 1939, tại thôn 3, xã Mỹ Trạch, huyện Bố Trạch) có cây thị cao khoảng 30m, tán cây rộng chừng 5m, thân cây sần sùi, 3 người ôm không xuể.
Video đang HOT
Cụ Nguyễn Văn Củng hồ hởi chia sẻ: “Cây thị này có từ lúc nào tôi cũng không biết, chỉ nghe cụ thân sinh tôi kể lại, cây này đã trải qua 4 đời, tầm gần 400 năm tuổi. Vào mùa, cây trĩu quả, thị cổ nuôi sống chúng tôi”.
Trên vỏ cây thị có nhiều loại thực vật bám rễ sinh sống. Ảnh: Anh Hoàng
Nhà ông Nguyễn Lương (SN 1964, tại thôn 2, xã Mỹ Trạch, huyện Bố Trạch) hiện có cây thị mà theo ông Lương cũng không dưới 400 năm tuổi, ông Lương nói: “Cây thị nhà tôi đã sống qua 5 đời, trải qua chiến tranh, cây vẫn sừng sững ở đấy”.
Một số người dân Mỹ Trạch cho biết, họ thường xuyên lấy quả thị xanh nấu với thịt của con nhái lớn tạo nên món ăn rất đặc trưng.
Đây là một món ăn đỡ đói của người Mỹ Trạch thời còn khốn khó mà nay hóa thành đặc sản. Chỉ có những phụ nữ của làng mới có được công thức chế biến món “thị xanh nấu với nhái” này.
Cây thị với đường kính tán rộng, tỏa ra một vùng rộng lớn. Ảnh: Anh Hoàng
Theo các bậc cao niên, những cây thị này cũng gắn với nhiều cây chuyện lạ xung quanh.
Thời ấy, khi người dân tìm đặc sản dâng Vua mà vẫn chưa tìm được. Một hôm, có nông dân vào rừng, bỗng nhiên ông ngửi thấy một mùi thơm lạ. Đi mãi đến lúc mỏi chân, ông đứng trước một cây cổ thụ lá xum xuê, có nhiều trái vàng óng, tỏa ra mùi thơm.
Nông dân này bèn bẻ một đôi trái nếm thấy rất ngọt, liền đưa về báo cho vị quan chủ vùng. Nhận thấy quả này thích hợp để tiến Vua, vị quan lập tức cho người chọn hái những trái đẹp, thơm nhất dâng lên.
Cây thị cổ thụ có tuổi đời hàng trăm năm được người dân nơi đây xem như báu vật. Ảnh: Anh Hoàng
Nhà vua tiếp nhận quả lạ, thích ngay mùi thơm của quả, hỏi quả gì, người dân vốn giọng nặng, đang muốn nói “Thì chưa biết quả gì” nhưng phát âm chữ “thì” thành chữ “thị”.
Vua nghe vậy liền gọi đó là thị. Từ đó, người làng Cao Lao Thượng và Cao Lao Trung vào rừng, lấy hạt quả thị về gieo khắp làng để hàng năm lấy quả tiến Vua.
Theo Danviet
Lời kể của ngư dân Quảng Bình về vụ ngạt khí hầm cá suýt chết
Liên quan đến vụ ngộ độc khí trong hầm cá tại Cảng cá sông Gianh, huyện Bố Trạch (tỉnh Quảng Bình) khiến một ngư dân tử vong, 4 ngư dân nguy kịch, người trong cuộc đã kể lại sự việc với phóng viên Dân Việt.
Ngày 16/5, phóng viên Dân Việt có mặt tại Khoa Hồi sức tích cực, Chống độc Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba Đồng Hới (Quảng Bình) để trò chuyện với người thân và các ngư dân trong vụ ngộ độc khí trong hầm tàu cá.
Ngư dân Đinh Đôn (SN 1990) được y bác sĩ Bệnh viện Hữu nghị Việt Nam - Cu Ba cấp cứu kịp thời.
Nạn nhân Nguyễn Thành Linh (SN 1975, trú tại huyện Nghĩa Hành, tỉnh Quảng Ngãi) nhớ lại: "Khoảng 13h hôm qua (15/5), chúng tôi thuê người dân ở gần Cảng cá sông Gianh đến bốc cá trong hầm. Người đầu tiên nhảy xuống hầm cá đã ngất xỉu dưới hầm luôn. Thấy vậy, tôi cùng 3 người nữa nhảy xuống để cứu lên nhưng xuống được mấy giây, tôi cũng ngất đi không biết gì nữa. Khi tỉnh dậy, tôi thấy mình ở trong viện. Sức khỏe tôi hồi phục nhanh hơn anh em nhưng trong người vẫn còn rất mệt".
Người nhà các ngư dân trao đổi thêm thông tin với phóng viên.
Còn anh Đinh Đôn (SN 1990, huyện Tư Nghĩa, tỉnh Quảng Ngãi) cho biết: "Thời điểm đó, nhiệt độ ngoài trời khoảng 38 độ C, tôi phát hiện mấy người bốc cá dưới hầm cá ngấy xỉu. Lúc đó, tôi chỉ nghĩ cứu người là trên hết nên nhảy vội xuống để kéo các anh bên dưới lên. Tôi chỉ nhớ trong hầm cá rất nặng mùi hôi thối và sau đó, tôi cũng ngất đi. Tới lúc tỉnh dậy, tôi đã thấy mình nằm đây".
Trước đó, ngày 15.5, khi cập cảng để bốc cá, tàu mang số hiệu QNG 97587 TS (tàu thuộc tỉnh Quảng Ngãi) với một số thuyền viên sau chuyến đi đánh cá trên biển về đã bị ngạt khí khi xuống hầm cá khiến một ngư dân tử vong và 4 ngư dân phải nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch.
Loại khí mà các ngư dân bị ngạt khi xuống hầm cá có thể là khí metan, lưu huỳnh hoặc xyanua. Các khí độc này tích tụ trong hầm cá, do cá bị phân hủy, lúc tàu cập cảng, hầm chứa cá bị thiếu đá ướp lạnh. Nếu như người bị ngạt không được phát hiện, cấp cứu kịp thời rất dễ tử vong.
Theo Danviet
Nghi ngộ độc khí trong hầm tàu cá, 6 người thương vong Trong quá trình bốc dỡ cá khỏi hầm tàu cá ở Cảng Sông Gianh (Quảng Bình), 6 người bị hôn mê nghi do ngộ độc khí trong hầm. Ngày 15/5, trả lời PV VTC News, ông Đinh Hữu Thành - Bí thư Huyện ủy Bố Trạch (Quảng Bình) cho biết, ông vừa nhận được báo cáo của UBND huyện liên quan đến việc...