Chuyện lạ: Hot girl báo chí bỏ phố về quê nuôi lợn, thả gà làm giàu
Tốt nghiệp cử nhân báo chí, rồi làm phóng viên cho Đài Tiếng nói Việt Nam (VOV) với mức lương gần chục triệu tháng, khoản thu nhập này là niềm mong ước của rất nhiều cử nhân mới ra trường. Nhưng, cũng chính thời gian làm việc ở VOV đã giúp cho đôi chân của Lan có dịp đến nhiều vùng đất, được gặp nhiều người, biết thêm nhiều mô hình làm ăn hiệu quả đã tạo cho cô niềm đam mê để về quê làm nông.
Chị Phạm Thị Hương Lan (28 tuổi) ở xã Khánh Thiện, huyện Yên Khánh (Ninh Bình), vốn xuất thân trong một gia đình thuần nông nên chị Lan luôn nuôi chí làm giàu trên chính mảnh đất quê hương mình. Vì thế chị đã từ bỏ công việc thu nhập ổn định ở thành phố Hà Nội về nhà nuôi lợn, chăm gà.
Quyết định của chị đã bị gia đình, bố mẹ, anh em, hàng xóm phản đối, rằng đi học là để thoát li không phải chân lấm tay bùn, có việc làm ổn định, làm bố mẹ được “mở mày, mở măt”…”Ngày bỏ về bố mẹ phản đối kịch liệt lắm, đầu tiên thì khuyên ngăn sau thấy mình quyết tâm quá nên không nói gì nữa, nhưng bố mẹ lại tỏ ra thất vọng kinh khủng” chị Lan nhớ lại.
Hot girl Phạm Thị Hương Lan quyết định bỏ công việc trên thành phố về quê lập nghiệp.
Chị Lan chia sẻ, năm 2012, tốt nghiệp chuyên ngành báo chí của Trường Đại học Khoa Học Huế , chị xin vào làm ở VOV. Trong quãng thời gian công tác tại đây, chị cũng được tiếp xúc được khá nhiều mô hình trang trại cho hiệu quả kinh tế cao và đồng thời chị cũng lập gia đình.
Đồng lương ổn định, nhưng cả 2 vợ chồng đều có chung khát vọng làm giàu bằng nghề nông trên mảnh đất quê hương nên đã thôi thúc chị. Chính vì thế chị quyết tâm nghỉ việc về nhà, đem những kiến thức đã học được vào áp dụng sản xuất tại gia đình.
“Ngày đầu khởi nghiệp 2 vợ chồng gặp muôn vàn khó khăn, cái khó khăn lớn nhất với tôi là nguồn vốn eo hẹp, chỉ vỏn vẹn có 30 triệu đồng. Nhưng rất may mắn là chồng tôi trước đó có khoảng thời gian dài làm trong viện chăn nuôi nên về mảng kĩ thuật nắm bắt khá vững” chị Lan chia sẻ.
Được sự ủng hộ của gia đình, năm 2014, chị Lan mạnh dạn vay vốn ngân hàng, cùng với vốn của gia đình và huy động sự giúp đỡ của anh, em hàng xóm , đầu tư xây dựng hệ thống chuồng trại và mua con giống.
Video đang HOT
Gia đình chị Lan hiện đang nuôi hàng nghìn con gà Ai Cập hậu bị.
Vừa làm vừa tiếp tục học hỏi, nâng cao kỹ thuật. Chỉ sau 4 năm, đến giờ trang trại của chị Lan luôn duy trì hàng trăm con lợn to nhỏ, bình quân mỗi năm xuất bán 3 lứa lợn thịt, mỗi lứa bình quân khoảng trên dưới 100 con con tùy theo giá cả thị trường.
Nhằm bảo vệ môi trường tận dụng hiệu quả nguồn phân thải, gia đình chị đầu tư xây dựng hầm bioga sử dụng công nghệ khí sinh học đun nấu, thắp sáng, sưởi ấm cho đàn gia súc, giảm sử dụng điện lưới, chủ động điện trong sản xuất.
Ngoài ra, vợ chồng chị còn nuôi hàng nghìn con gà Ai cập, trong đó gà mái đẻ luôn duy trì hàng trăm con và hàng nghìn con gà hậu bị. Toàn bộ hệ thống chuồng nuôi lợn gà của chị Lan đều được xây dựng theo hướng khép kín, áp dụng kỹ thuật nuôi theo kiểu đệm lót sinh học nhiều ngăn, có máng ăn, nguồn nước uống tự động. Trung bình mỗi ngày thu được hàng trăm quả trứng và được bán với giá trung bình khoảng 2.500 đồng/quả.
Chia sẻ với phóng viên báo điện tử Dân Việt, chị Lan cho biết, quy mô chăn nuôi lợn gà của gia đình vẫn còn nhỏ, sau khi trừ hết chi phí mỗi năm gia đình chị chỉ lãi được khoảng 200 triệu đồng. Ngoài ra, hai vợ chồng chị cũng đang ấp ủ dự định mở rộng quy mô chăn nuôi lên để hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn hiện tại.
“Dù mức thu nhập trên tuy không cao hơn công việc cũ là mấy nhưng với mức thu nhập như thế thì có thể sống khá tốt ở quê. Ngoài ra, cuộc sống ở quê rất thỏa mái, không bị áp lực nghề nghiệp, không phải bon chen như trên thành phố, muốn làm gì thì làm…” chị Lan tâm sự.
Từ những quyết định mà mọi người cho là “khùng”, sau một thời gian kiên trì và phấn đấu, đến nay chị Lan đã chứng minh cho mọi người thấy con đường mình chọn quay lại làm nông dân là đúng. Nhưng có lẽ điều làm cho chị vui nhất đó là được làm công việc mà mình thích và được làm giàu trên mảnh đất mà mình sinh ra.
Nói thêm về chị Lan, bà Nguyễn Thị Phương Lan – Chủ tịch hội nông dân xã Thiện cho biết, chị Lan là một trong những người đầu tiên mạnh dạn bỏ công việc ổn định trên thành phố để về quê lập nghiệp của xã. Hiện mô hình chăn nuôi lợn, gà của gia đình chị cũng cho thu nhập rất khá nên có thể nói cá nhân chị Lan là một trong những thanh niên tiêu biểu trong sản xuất nông nghiệp của xã chúng tôi.
Theo Danviet
Liên kết sản xuất sạch, nhà nông Cố đô vừa khỏe vừa giàu lên
"Không sử dụng chất cấm trong chăn nuôi, trồng trọt; không dùng chất cấm trong bảo quản, chế biến thực phẩm; không tiêu dùng thực phẩm bẩn" là mục tiêu mà các cấp Hội Nông dân (ND) tỉnh Ninh Bình đang tích cực triển khai nhằm thay đổi tư duy, nhận thức và hành động của hội viên, nông dân.
Liên kết sản xuất rau sạch
Năm 2013, Hội ND xã Khánh Thành (huyện Yên Khánh) đã vận động nông dân tham gia vào tổ hợp tác sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản xóm 13. Tham gia tổ hợp tác, các hộ được tập huấn về kỹ thuật canh tác, quy trình sản xuất và sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật bảo đảm an toàn, được trao đổi, chia sẻ kinh nghiệm xung quanh việc trồng rau... Thấy được lợi ích khi tham gia tổ hợp tác, nông dân tham gia ngày càng đông. Từ nền tảng ban đầu, tổ hợp tác đã phát triển thành HTX sản xuất và tiêu thụ sản phẩm nông sản an toàn xã Khánh Thành.
Tham gia mô hình trồng cà chua bi VietGAP do Hội ND tỉnh Ninh Bình triển khai, nhiều nông dân xã Mai Sơn, huyện Yên Mô, Ninh Bình đã có thu nhập khá. Ảnh: Thu Hà
"Từ đầu năm 2018 đến nay, Hội ND tỉnh Ninh Bình đã khai trương 4 cửa hàng nông sản an toàn, nhằm thực hiện Đề án "Nông dân Ninh Bình nói không với thực phẩm bẩn", góp phần cung cấp nông sản an toàn, tạo động lực giúp nông dân tăng cường sản xuất, nâng cao thu nhập".
Ông Đinh Hồng Thái
HTX hiện có trên 30 thành viên, sản xuất đa canh trên vùng rau hơn 20ha. Các sản phẩm chính của HTX bao gồm cải ngọt, cải ngồng, mướp đắng, dưa chuột, dưa bao tử, bí xanh, cà chua, rau gia vị... Thành viên HTX làm theo phương thức "mùa nào rau đấy" và tuân theo quy trình VietGAP, vừa cho hiệu quả cao hơn nhiều so với thông thường, vừa bảo đảm chất lượng rau an toàn đến tay người tiêu dùng.
Hàng ngày, HTX tiêu thụ khoảng 1 tấn rau, củ quả các loại, cung cấp cho thị trường trong và ngoài tỉnh. HTX đẩy mạnh đổi mới hoạt động bảo đảm đúng theo Luật HTX 2012. HTX đặt mục tiêu mỗi năm sản xuất 1.000 tấn nông sản an toàn (300 tấn rau thân lá và 700 tấn củ quả), lợi nhuận thành viên trên 625 triệu đồng/ha và lợi nhuận HTX đạt 400 triệu đồng/năm.
Ông Phạm Văn Thẫn - Giám đốc HTX cho biết, để hoạt động theo đúng định hướng chỉ đạo của tỉnh, HTX đã phân công cán bộ thường xuyên giám sát và chỉ đạo sản xuất để bảo đảm sản phẩm đủ điều kiện an toàn. Cùng với đó, HTX hướng dẫn các hộ thành viên làm sổ sách ghi chép toàn bộ quá trình sản xuất trên từng thửa ruộng của từng hộ gia đình theo đúng quy trình VietGAP.
Hỗ trợ ND sản xuất thực phẩm an toàn
Ông Đinh Hồng Thái - Chủ tịch Hội ND tỉnh Ninh Bình cho biết: Xác định việc tham gia đảm bảo an toàn thực phẩm là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của các cấp hội, hàng năm, Hội ND tỉnh đều giao chỉ tiêu thi đua về công tác tuyên truyền bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm cho từng đơn vị; tổ chức tuyên truyền, vận động tới hộ gia đình nông dân không sử dụng chất cấm, hóa chất độc hại trong trồng trọt, chăn nuôi; hướng dẫn hội viên, nông dân áp dụng một số kỹ thuật để nâng cao chất lượng thực phẩm...
Đáng chú ý, các cấp Hội ND tỉnh Ninh Bình đã triển khai và tổ chức ký cam kết với Hội ND các huyện, thành phố thực hiện kế hoạch "Nông dân nói không với thực phẩm bẩn" giai đoạn 2016-2020; tổ chức cho 50 hộ nông dân, đại diện các tổ hợp tác, HTX được chọn làm điểm ký cam kết nói không với thực phẩm bẩn. Đồng thời, thành lập bộ phận tiếp nhận thông tin phản ánh của hội viên, nông dân về những hành vi sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm không an toàn qua đường dây nóng.
Các cấp Hội cũng đẩy mạnh việc tuyên truyền, vận động thành lập và duy trì các mô hình điểm, các tổ hợp tác, HTX chuyên sản xuất, cung cấp thực phẩm sạch.
"Năm 2017, Hội ND tỉnh xây dựng 8 mô hình điểm "Nói không với thực phẩm bẩn" tại 8 huyện, thành phố trên các lĩnh vực sản xuất, chế biến, kinh doanh thực phẩm như: Mô hình sản xuất nghệ đen an toàn tại xã Yên Sơn (TP.Tam Điệp); trồng rau an toàn tại xã Yên Từ (huyện Yên Mô), xã Văn Phong (huyện Nho Quan)... Các mô hình được triển khai xây dựng nhằm hỗ trợ các hộ nông dân, HTX tham gia mô hình đăng ký nhãn hiệu hàng hóa, chỉ dẫn địa lý, thiết kế bao kỳ, đóng gói sản phẩm, cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện sản xuất an toàn, sản phẩm an toàn hướng tới liên kết cung cấp thực phẩm an toàn theo chuỗi từ sản xuất đến tiêu dùng"- ông Thái thông tin.
Theo Danviet
Xe container đấu đầu trên đường Hồ Chí Minh, 2 tài xế tử vong 2 xe container chở hàng trên đường HCM địa phận Hà Tĩnh đã lao thẳng vào nhau. Vụ tai nạn nghiêm trọng làm 2 tài xế tử nạn, giao thông ách tắc trong nhiều giờ. Vụ tai nạn khoảng 14h, ngày 8/8 tại địa phận xã Sơn Tiến, huyện Hương Sơn, Hà Tĩnh. Nguồn tin cho biết, vào khoảng thời gian trên, nghe...