Chuyện lạ: Doanh nghiệp hỗ trợ xây dựng NTM bị cản trở
Trong khi cả nước và thành phố Hà Nội đang ra sức thực hiện cuộc vận động chung sức xây dựng NTM thì tại thôn Việt Long, xã Tản Lĩnh, huyện Ba Vì, doanh nghiệp lại gặp nhiều trở ngại khi hỗ trợ xây dựng công trình NTM.
Từ thiện cũng không xong Chương trình xây dựng NTM thành công trên cả nước có phần đóng góp rất lớn của đội ngũ doanh nhân, doanh nghiệp ủng hộ từ vốn đến các công trình. Trong giai đoạn 2016 – 2020 xây dựng NTM càng cần sự tiếp sức, xã hội hóa ấy…
Khu nhà đa năng và hệ thống chiếu sáng cơ bản đã hoàn thành.
Chủ tịch UBND xã Tản Lĩnh, ông Bùi Văn Quân cho biết, thôn Việt Long là một trong những thôn mới được thành lập của xã miền núi Tản Lĩnh (tháng 3/2015) với khoảng 500 hộ dân trong đó có trên 90 đảng viên. Vì là thôn “sinh sau đẻ muộn” nên chưa có nhà văn hóa thôn, mỗi khi sinh hoạt, nhân dân đều phải thuê bạt về căng, thuê bàn ghế để ngồi ở sân kho và phải xin xã hỗ trợ một phần kinh phí.
Ngân sách địa phương cũng như cấp trên đang rất khó khăn nên chưa thể bố trí ngân sách cho thôn xây dựng nhà văn hóa được, do đó chúng tôi rất mong muốn nhân dân và DN trên địa bàn xã đứng ra vận động để thực hiện. Hiện thôn Việt Long có 2 khu đất, một là ở sân kho thuộc xóm 4 và hai là khu đất ruộng gần khu vực đối diện chợ Tam Mỹ, cả 2 đều rộng trên 1.000m2.
Tuy nhiên theo tính toán thì việc xây dựng tại vị trí cũ tại xóm 4 vừa đảm bảo an ninh trật tự, an toàn giao thông khi sinh hoạt đông người vì nằm trong khu dân cư, chi phí lại chỉ bằng 1/3 so với vị trí ngoài mặt đường do không phải đổ đất san nền và làm các hạ tầng khác bởi chỉ tính riêng tiền đổ đất và giải phóng mặt bằng cũng hết khoảng 400 – 500 triệu đồng, chưa kể kinh phí đầu tư xây dựng số tiền sẽ rất lớn, không khả thi.
Do đó khi họp dân thôn Việt Long, nhân dân nhất trí với phương án sẽ cùng nhau đóng góp và vận động sự giúp đỡ của các nhà hảo tâm để xây dựng nhà sinh hoạt cộng đồng trên đất sân kho thuộc xóm 4.
Đáng quý, Công ty Cổ phần Ao Vua đã ủng hộ 100 triệu đồng; Công ty cổ phần sữa Ba Vì ủng hộ 50 triệu đồng, 2 hộ dân ở gần khu sân kho cũng đã đồng ý hiến hơn 40m2 đất để triển khai xây dựng nhà đa năng và hội trường thôn.
Video đang HOT
Hàng trăm hộ dân trên địa bàn thôn nô nức về cùng tham gia khởi công xây dựng công trình. Đặc biệt, thôn cũng đã bầu ra Ban vận động xây dựng khu sinh hoạt cộng đồng và nhờ Công ty cổ phần Ao Vua ứng tiền, đứng ra thiết kế, thi công trong thời gian sớm nhất…
Đảng viên khúc mắc, dân mất nhờ Gần 10 ngày triển khai, khu nhà đa năng đã cơ bản hoàn thiện. Khu nhà hội họp cũng đã xây dựng xong phần móng, lắp đặt hệ thống chiếu sáng. Dự kiến công trình sẽ hoàn thành trong tháng 9 này, nhân dân đang rất mong chờ.
Khu nhà hội họp đang làm móng thì bị dừng lại
Sẽ chẳng có gì đáng nói nếu như ngày 7/9 vừa qua, Công ty cổ phần Ao Vua ra thông báo số 74 về việc dừng thi công nhà sinh hoạt cộng đồng thôn Việt Long.
Ông Chu Văn Tuấn, Phó Tổng giám đốc Công ty cổ phần Ao Vua cho biết nguyên nhân do: Một số cán bộ và đảng viên Chi bộ thôn Việt Long đã chưa thống nhất được trong việc xây dựng công trình, thậm chí chi bộ còn ra nghị quyết không đúng tâm tư nguyện vọng của nhân dân.
Vì vậy Công ty xin chính quyền địa phương tạm dừng việc thi công, đây là việc làm cực chẳng đã, bởi Công ty đã tham gia nhiều hoạt động từ thiện nhưng chưa khi nào gặp trường hợp trái khoáy như ở đây.
Còn bà Kiều Thị Loan, người dân trong xóm bức xúc: “Nhân dân chúng tôi chưa kịp mừng thì công trình đã phải dừng lại. Công trình không được triển khai, nhân dân chúng tôi quá thiệt thòi.
Chúng tôi còn bức xúc hơn là trong khi nhân dân rất quyết tâm cùng chung tay để xây dựng công trình sinh hoạt cộng đồng cho thôn trong khi đó một số cán bộ, đảng viên thôn Việt Long có những lời lẽ không chuẩn mực về việc đánh giá lựa chọn vị trí xây dựng khu sinh hoạt cộng đồng và có tâm lý trông chờ, ỷ lại vào ngân sách nhà nước.
Với nhân dân chúng tôi, có được khu sinh hoạt cộng đồng là vui và phấn khởi lắm rồi, không nhất thiết khu nhà văn hóa phải “chềnh ềnh” ra ngay mặt đường mà không biết chờ đến bao giờ mới được xây dựng?”.
Theo PV (NNVN)
Bắc thêm một "nhịp cầu" gỡ khó cho nhà nông
Sở NNPTNT Hà Nội vừa phối hợp huyện Phú Xuyên tổ chức hội thảo "Nhịp cầu nhà nông". Dự hội thảo, bà con nông dân trên địa bàn được giao lưu, học tập, trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm về những vướng mắc trong thực tiễn sản xuất nông nghiệp, cũng như kịp thời nắm bắt các chính sách về phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới (NTM).
Tham dự hội thảo "Nhịp cầu nhà nông" lần này có sự tham gia của hơn 100 đại biểu nông dân trong huyện cùng một số doanh nghiệp, đại diện Trung tâm Khuyến nông Hà Nội, Trung tâm Phát triển cây trồng... Ban cố vấn của chương trình là các chuyên gia hàng đầu về lĩnh vực nông nghiệp.
Đã nuôi cá là phải bón vôi...
Nông dân huyện Phú Xuyên chăm sóc lúa mùa. Ảnh: Hải Đăng
Ngoài những hoạt động hội thảo trong nhà giúp cung cấp kiến thức làm ăn cho nông dân, Ban tổ chức sẽ tiếp tục đẩy mạnh các hội thảo đầu bờ, đầu ruộng theo hình thức "cầm tay chỉ việc" một cách sinh động, thiết thực, nhằm giúp bà con tiếp thu nhanh kiến thức, ứng dụng vào sản xuất hiệu quả". Ông Ngô Đại Ngọc -
Phó Giám đốc Sở NNPTNT Hà Nội
Mở đầu buổi hội thảo, không khí còn khá trầm lắng, tuy nhiên sau khi Ban tổ chức phát phiếu câu hỏi, ở bên dưới hội trường đã có nhiều tiếng xì xào, trao đổi của bà con và cuối cùng, Ban cố vấn đã nhận được gần 70 câu hỏi đủ các lĩnh vực. Các chuyên gia đã giải đáp từng câu hỏi, tư vấn chi tiết cho bà con từ kỹ thuật trồng cây chuối và các cây có múi (cam, bưởi,...); phòng và chữa bệnh cho cá, gà, vịt, lợn; biện pháp xử lý bệnh héo xanh ở cây cà chua, khoai tây và dưa chuột...
Chị Nguyễn Thị Hường ở thôn Phù Bật, xã Hồng Minh hỏi: "Vào cuối xuân - đầu hè, cá trắm cỏ thường kém ăn và chết hàng loạt. Xin cho biết cá bị bệnh gì và biện pháp về phòng, trừ bệnh ở cá trắm cỏ?". Trả lời câu hỏi của chị Hường, TS Bùi Quang Tề - nguyên Viện trưởng Viện Nghiên cứu nuôi trồng thủy sản I cho biết: Cá trắm cỏ thường hay bị một số bệnh, trong đó bệnh nguy hiểm nhất là xuất huyết do virus, thường vào cuối xuân - đầu hè. Cá bị nặng nhất từ cỡ 1 - 6 lạng, với biểu hiện kém ăn, bỏ ăn, thịt đỏ, da cá màu tối sẫm, nổi lờ đờ ven bờ ao rồi lặn dần.
"Chúng tôi đã nghiên cứu bệnh xuất huyết này từ vài chục năm nay nhưng chưa tìm ra được thuốc hữu hiệu. Vì thế, cách tốt nhất là bà con phải ngăn chặn, phòng ngừa. Biện pháp phòng bệnh là trước mỗi vụ nuôi, cần làm tốt công tác tẩy dọn ao nuôi bằng cách bơm cạn nước, vét bùn và rắc vôi. Trước mùa cá dễ phát bệnh từ 7-10 ngày, cần sử dụng các loại thuốc khử trùng ao nuôi như Vicato, Iodine..., hạn chế thay nước từ ngoài vào. Bà con cũng nên cho cá ăn thức ăn có trộn vitamin C để nâng cao sức đề kháng cho cá. Mỗi tháng ăn 1 đợt trong khoảng 7 ngày" - TS Tề nhấn mạnh. Ông Tề cho biết thêm: "Đã nuôi cá là phải bón vôi, không phải để chữa bệnh, mà để cung cấp canxi cho cá. Trong suốt vụ nuôi phải luôn bón vôi với liều lượng 20kg/1.000m3 nước. Xin nhắc lại với bà con lần nữa, vôi không phải là thuốc chữa bệnh mà là chất dinh dưỡng, chất khử trùng nước, làm sạch môi trường".
Vào cuối mùa xuân, bà con có thể mua thuốc phòng và cho cá ăn ngay tỏi tươi giã nát với liều lượng 0,5kg tỏi/tạ cá, cho ăn ít nhất 3 ngày hoặc 5 ngày liên tục/tháng. Hoặc có thể sử dụng thuốc KNO4-12 cho cá với liều lượng 10gr thuốc/40kg cá/ngày, cho ăn 3-5 ngày liên tục/tháng.
"Nóng" vấn đề chuyển đổi cơ cấu cây trồng
Phú Xuyên là huyện nằm ở phía nam Hà Nội và đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ cấu vật nuôi, cây trồng rất mạnh mẽ. Vì vậy, có khá nhiều câu hỏi được đưa ra liên quan đến việc nuôi con gì, trồng cây gì để đạt hiệu quả kinh tế cao nhất; thủ tục chuyển đổi mục đích sử dụng đất như thế nào... Anh Lê Văn Việt ở thôn Tư Can, xã Châu Can hỏi: "Năm 2003, gia đình tôi cùng nhiều hộ khác trong thôn đã được xã cho phép chuyển đổi một số diện tích cấy lúa kém hiệu quả sang mô hình VAC. Xin hỏi gia đình tôi nói riêng và các hộ chuyển đổi năm 2003 cần phải làm thủ tục, giấy tờ gì để làm cơ sở pháp lý sau này?".
Giải đáp thắc mắc của anh Việt, ông Trần Công Thành - Phó Chủ tịch UBND huyện Phú Xuyên cho biết, đối với các mô hình đã chuyển đổi theo quy hoạch, đương nhiên chính quyền sẽ cho thẩm định và ký phê duyệt để chuyển đổi lại nhằm đảm bảo tính pháp lý. Còn với mô hình chuyển đổi sai mục đích, sẽ được rà soát, kiểm tra từng vùng cụ thể để có phương án xử lý phù hợp.
Ông Thành cũng cho biết thêm, trong trường hợp của anh Việt, nếu gia đình anh chưa làm dự án chuyển đổi, tức là đã sử dụng đất sai mục đích; còn nếu đã có đề án, mà lúc này hết thời nhiệm thì yêu cầu gia đình anh liên hệ với UBND xã, Phòng kinh tế để được hướng dẫn làm lại đề án.
Một số bà con lại rất quan tâm đến tình hình triển khai chương trình xây dựng NTM trên địa bàn. Đại diện lãnh đạo huyện Phú Xuyên cho biết, từ khi thực hiện chương trình đến nay, đời sống nông dân trong huyện đã từng bước được cải thiện; thu nhập bình quân đầu người năm 2015 đạt 26,47 triệu đồng/người. Thời gian qua, huyện đã chuyển đổi cơ cấu cây trồng vật nuôi được hơn 1.700ha, hình thành hơn 70 trang trại quy mô lớn. Việc đưa các giống cây, con mới có năng suất, chất lượng cao vào sản xuất đã tăng giá trị sản xuất trên mỗi ha từ 2-3 lần, thậm chí 5-6 lần so với cây lúa. Đây là tiền đề quan trọng để huyện đẩy mạnh đầu tư khoa học kỹ thuật vào sản xuất trong những năm tiếp theo, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, đóng góp vào chương trình xây dựng NTM.
Mặc dù hội thảo chỉ có một buổi, song hầu hết các câu hỏi bà con thắc mắc, băn khoăn đều được các chuyên gia giải đáp đầy đủ, cặn kẽ, dễ hiểu. Một số bà con cho biết họ rất hài lòng vì đã được gỡ rối những vướng mắc, khó khăn trong sản xuất nông nghiệp. Ông Nguyễn Hữu Quá ở thôn Phong Triều, xã Nam Triều, bày tỏ: "Những hội thảo như thế này rất có ý nghĩa với chúng tôi. Hội thảo đã cung cấp rất nhiều kiến thức bổ ích, chẳng khác nào một khóa tập huấn ngắn hạn, qua đó chúng tôi có thể tích lũy thêm kiến thức, kỹ năng để khắc phục những khó khăn trong sản xuất nông nghiệp, từ đó có thu nhập cao hơn".
Theo Danviet
Khoái Châu "hái" ra tiền nhờ những mô hình trăm triệu Bắt tay vào thực hiện Chương trình xây dựng NTM, huyện Khoái Châu đã tập trung đẩy mạnh phát triển sản xuất, chăn nuôi và xây dựng được nhiều mô hình kinh tế hiệu quả, giúp bà con ND nâng cao thu nhập. Nhiều mô hình trăm triệu Ông Lê Hải Nam - Phó Chủ tịch UBND huyện Khoái Châu cho biết: "Là...